K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2018

Không chỉ mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long, Chợ nổi Cái Bè còn là điểm du lịch hấp dẫn giúp du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng và tìm hiểu tập quán văn hóa mua bán truyền thống của người dân miền Tây Nam Bộ.

Được hình thành từ thế kỉ thứ XVIII, chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang – nằm ở đoạn sông Tiền giáp ranh giữa Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang sớm có tiếng tăm cả về thương mại lẫn du lịch. Giao thông ở đây hoàn toàn bằng đường thủy với các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tấp nập. Chợ nổi Cái Bè chính là minh chứng sinh động nhất cho một nét văn hóa đặc sắc của phương Nam; trở thành một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ, là trạm trung chuyển trái cây và các sản vật đi khắp mọi miền Tổ quốc.


Cái Bè mang một vẻ đẹp đậm chất thôn quê, thấm đẫm chất miệt vườn. Bên cạnh sự tấp nập, nhộn nhịp của đời sống buôn bán, Cái Bè vẫn giữ được vẻ nên thơ với những kênh rạch và vườn cây xanh mướt ngút tầm mắt. Đêm đến, ánh đèn từ những ghe thuyền và dãy phố nằm dọc bên bờ sông soi xuống đáy nước huyền ảo, tạo nên vẻ đẹp mê hoặc khó quên.

Có thuận lợi về vị trí địa lý, là nơi tiếp giáp của ba tỉnh là Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long nên chợ nổi Cái Bè lúc nào cũng đông vui, tấp nập người mua bán. Hàng hoá ở đây vô cùng đa dạng và phong phú, từ vải vóc, thủy hải sản cho đến đồ gia dụng, đồ uống,…nhưng nổi bật nhất là trái cây bởi Cái Bè là nơi có nhiều vườn trái nhất tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh những hàng hoá mua bán, trao đổi, thì chợ Cái Bè cũng cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm và các dịch vụ cho cư dân chợ nổi.


Chợ Cái Bè hoạt động suốt ngày đêm, mỗi phiên chợ thường họp trong khoảng thời gian từ 2 giờ đến 8 giờ sáng với hàng trăm chiếc ghe thuyền buôn bán đủ mọi loại mặt hàng. Nét độc đáo chung của các chợ nổi là “sào nào, rau củ - trái ấy”, tức là trên ghe thuyền bán loại trái cây, nông phẩm nào thì treo lên sào cho người mua dễ nhận biết, và không phải rao mời. Ngoài những mặt hàng thông thường, du khách có thể tìm thấy các loại trái cây chuyên canh của Tiền Giang như: bưởi da xanh, vú sữa Lò Rèn, quýt Cái Bè… hay những đặc sản như kẹo dừa, cốm nổ, mật ong,... Với giá cả phải chăng cùng sự gần gũi, thân thiện của những người bán hàng luôn mang đến cho người mua, đặc biệt là những du khách cảm giác dễ chịu và thích thú.

Nếu có dịp đến du ngoạn chợ nổi Cái Bè thì bình minh và hoàng hôn chính là thời gian thích hợp nhất. Đây được xem là hai thời điểm đông đúc và đẹp nhất ở chợ nổi với rất nhiều hoạt động nhộn nhịp. Ngồi trên thuyền, du khách có thể vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức ngay những tô hủ tiếu nóng hổi hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng.


Điểm đặc biệt, khi đến với chợ nổi Cái Bè, du khách có thể dễ dàng hòa nhập cùng không khí nhộn nhịp nơi đây và tham gia các hoạt động mua bán bởi chợ được phân chia ra thành từng khu buôn bán riêng vô cùng thuận tiện.


Khu vực bán các loại củ, quả chạy dài từ ngã ba Nhà Thờ đến cửa Vàm Long Hải. Khu này thường có loại ghe lớn có trọng tải từ 5-10 tấn từ các tỉnh khác chở hàng đến mua bán. Khu bán gạo, cám thì nằm riêng biệt ở một khúc sông. Nét độc đáo của chợ nổi là ghe thuyền bán thứ gì thì treo thứ ấy lên đầu ngọn sào để người mua biết, không phải rao mời.

Mỗi nơi một vẻ, trên bến dưới thuyền, du khách sẽ thấy toàn cảnh khu chợ như một bức tranh tả thực sống động, nhiều màu sắc. Màu sắc từ các loại rau củ, hoa quả; màu của những chiếc áo bà bà phất phơ trong gió; những chiếc ghe lớn, nhỏ, xuồng năm lá, ba lá xuôi ngược nhộn nhịp; âm thanh náo động cả một vùng sông nước. Buổi chiều, khi mặt trời khuất sau rặng cây cũng là lúc “thành phố nổi” lên đèn. Chợ nổi lúc về đêm nổi bật với những chiếc đèn lồng nho nhỏ treo ở phía trước mũi thuyền nhấp nháy. Những chiếc ‘nhà ghe” nằm im lìm trong buổi chiều tà. Văng vẳng tiếng hát vọng cổ nghe thật nôn nao, bâng khuâng.


Mùa nào của quả ấy, chợ nổi Cái Bè lúc nào cũng đông vui và tập nập. Với những nét duyên vốn có và đặc trưng nổi bật của miền Tây Nam Bộ, chợ nổi Cái Bè sẽ là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Bởi vậy, nếu có dịp đến Tiền Giang, hãy đừng bỏ lỡ cơ hội để trải nghiệm những điều thú vị tại vùng quê xinh đẹp này

18 tháng 3 2022

Cần Thơ

Cần Thơ

14 tháng 3 2019

Lực cân bằng, sợi dây

3 tháng 5 2022

TK:

Nói đến lễ hội đầu tiên của mùa xuân trên đất Bình Định trước tiên phải kể đến lễ hội Chợ Gò hay dân gian quen gọi với cái tên khác là Hội xuân Chợ GòLễ hội Chợ Gò được tổ chức duy nhất vào ngày mùng 1 tết Âm lịch hàng năm ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Tương truyền cách đây khoảng 300 năm, hai vị tướng nhà Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng khi chỉ huy quân đóng tại khu vực này, đã cho mở hội chợ Gò để quân sĩ cùng nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình trong những ngày tết.
Trong tâm thức của người dân Tuy Phước nói riêng và người Bình Định nói chung, hội xuân Chợ Gò là nơi tụ họp gia đình, bạn bè, người thân để vui chơi cầu lộc trong ngày đầu năm mới. Rạng sáng ngày đầu năm Tết âm lịch, chợ bắt đầu nhóm họp; người dân từ các vùng phụ cận mang đến chợ những sản vật của địa phương mình. Việc mua – bán không mang nặng tính kinh doanh, bởi người bán không nói thách và người mua cũng không trả giá mà chỉ xem việc mua bán như một hình thức cầu lộc để tìm cho mình một niềm vui nho nhỏ trong ngày đầu năm mới và ước mong về một năm mới đầy hạnh phúc và sung túc cho mọi người.
Trai gái đi hội chợ Gò chen chân, liếc mắt để tìm bạn tình; tuổi thiếu niên rủng rỉnh tiền lì xì thì đi mua đồ chơi, đồ ăn thức uống; người có tuổi tham dự các môn cờ tướng, đá gà… hay du khách phương xa đến tham gia chỉ đơn giản là muốn hòa mình vào trong không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội chợ Gò. Lễ hội chợ Gò ngày nay được nâng lên một bước mới: có phần lễ trang trọng và phần hội vui tươi với các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của đất và người Bình Định như: hô Bài chòi, lô tô, múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, đập niêu, kéo co… Đặc biệt hơn, là màn giao lưu múa võ cổ truyền tôn vinh truyền thống miền đất võ Bình Định cũng như việc huấn luyện quân sĩ dưới thời Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Ngoài ra, người đi trẩy hội còn được thưởng thức các món đặc sản ẩm thực địa phương như nem Chợ Huyện, bánh ít lá gai… được bày bán tại các hàng quán ăn uống xung quanh chợ.

Tham khảo:

Nói đến lễ hội đầu tiên của mùa xuân trên đất Bình Định trước tiên phải kể đến lễ hội Chợ Gò hay dân gian quen gọi với cái tên khác là Hội xuân Chợ GòLễ hội Chợ Gò được tổ chức duy nhất vào ngày mùng 1 tết Âm lịch hàng năm ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Tương truyền cách đây khoảng 300 năm, hai vị tướng nhà Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng khi chỉ huy quân đóng tại khu vực này, đã cho mở hội chợ Gò để quân sĩ cùng nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình trong những ngày tết.
Trong tâm thức của người dân Tuy Phước nói riêng và người Bình Định nói chung, hội xuân Chợ Gò là nơi tụ họp gia đình, bạn bè, người thân để vui chơi cầu lộc trong ngày đầu năm mới. Rạng sáng ngày đầu năm Tết âm lịch, chợ bắt đầu nhóm họp; người dân từ các vùng phụ cận mang đến chợ những sản vật của địa phương mình. Việc mua – bán không mang nặng tính kinh doanh, bởi người bán không nói thách và người mua cũng không trả giá mà chỉ xem việc mua bán như một hình thức cầu lộc để tìm cho mình một niềm vui nho nhỏ trong ngày đầu năm mới và ước mong về một năm mới đầy hạnh phúc và sung túc cho mọi người.
Trai gái đi hội chợ Gò chen chân, liếc mắt để tìm bạn tình; tuổi thiếu niên rủng rỉnh tiền lì xì thì đi mua đồ chơi, đồ ăn thức uống; người có tuổi tham dự các môn cờ tướng, đá gà… hay du khách phương xa đến tham gia chỉ đơn giản là muốn hòa mình vào trong không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội chợ Gò.Lễ hội chợ Gò ngày nay được nâng lên một bước mới: có phần lễ trang trọng và phần hội vui tươi với các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của đất và người Bình Định như: hô Bài chòi, lô tô, múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, đập niêu, kéo co… Đặc biệt hơn, là màn giao lưu múa võ cổ truyền tôn vinh truyền thống miền đất võ Bình Định cũng như việc huấn luyện quân sĩ dưới thời Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Ngoài ra, người đi trẩy hội còn được thưởng thức các món đặc sản ẩm thực địa phương như nem Chợ Huyện, bánh ít lá gai… được bày bán tại các hàng quán ăn uống xung quanh chợ

13 tháng 3 2023

Xuân đã đến khắp muôn nơi, cỏ cây, hoa lá đâm chồi cùng nhau khoe sắc chào đón một năm mới - xuân 2023. Trong không khí đó, ai ai cũng đang mong chờ về quê tận hưởng những ngày Tết đầm ấm bên những người thân trong gia đình cùng trò chuyện và thưởng thức những món ăn quê hương, ôn lại một năm đã qua và chúc nhau một năm mới an lành.
Dù tết chưa đến, nhưng học sinh tại Trường THCS ..... , đã được sống trong không khí ngày tết của dân tộc tại Hội chợ xuân 2023 do nhà trường cùng toàn thể phụ huynh học sinh tổ chức. Hội chợ xuân 2023 được tổ chức, thực sự là ngày Hội dành tặng cho các bạn học sinh nhân dịp cuối năm, để các bạn có một ngày được vui đùa, được sống trong không khí ngày tết tại chính ngôi nhà thứ 2 của mình - Trường THCS .... . Để tổ chức được Hội chợ xuân 2023, trước tiên phải nói đến sự tham gia nhiệt tình và tích cực từ phía phụ huynh học sinh, hiếm có một hoạt động mà phụ huynh học sinh lại tham gia nhiệt tình đến vậy. Kế đến phải kể đến công sức của tập thể CB,GV,NV nhà Trường. Các cô đã phải chuẩn bị nhiều ngày, tự tay làm nên các chậu hoa, lọ hoa đá cùng các đồ chơi hết sức hấp dẫn từ chính những vật dụng khác nhau để đặt vào gian hàng "Sắc hoa lung linh", ẩm thực dân tộc như thịt sấy, thịt chua, măng ớt, mứt dừa, bánh chưng, xôi các màu được nhuộm từ lá cây với gian hàng "Ẩm thực", "Tết Viêt"… đều được trưng bày tại hội chợ. Có thể nói tất cả các sản phẩm được trưng bày tại hội chợ đều do chính đôi bàn tay khéo léo của chính các bạn học sinh đầy năng động và sáng tạo cùng với các bậc phụ huynh, các thầy cô tạo nên với chất lượng hoàn thiện cao. Và kết quả là Hội chợ đã thành công, các gian hàng đều được bài trí bắt mắt, ấn tượng và có bản sắc riêng. Với khách tham dự đoàn thể thanh niên, học sinh, sinh viên và chính phụ huynh học sinh đều được tận hưởng không khí ngày tết tại quê hương ..........( tự điền nha) . Đây quả thực là một hội chợ ý nghĩa với tôi và gia đình trước kỳ nghỉ đón Tết.

26 tháng 2 2022

Tham khảo ạ

Vietnam geography has for a long time owned precious benefits nowhere else could be found. Vietnam, officially called The Socialist Republic of Vietnam is situated on the eastern part of Indochina Peninsula in Southeast Asia. Whole Vietnam's territory runs along the eastern coast of the peninsula, in which the mainland extends from the longitude 102°8'E to 109°27'E and between the latitude 8°27'N and 23°23'N. In addition, Vietnam also considers Paracel Islands and Spratly Islands as its territory. The S-shaped country has a north-to-south distance of 1,650 kilometers and is about 50 kilometers wide at the narrowest point. The country also has a land border with China (1,281 km), Laos (2,130 km), Cambodia (1,228 km) and a long coastline, adjacent to the Gulf of Tonkin, South China Sea and Gulf of Thailand. Located in the area of tropical monsoon climate with high humidity of over 80% all the year round, with the diversification in topography, three main regions of Vietnam stretch in different climate zones. The climate in Vietnam varies from North to South, from mountains to plains and coastal.

Địa lý Việt Nam trong một thời gian dài sở hữu những lợi ích quý giá không nơi nào có thể tìm thấy. Việt Nam, tên gọi chính thức là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương ở Đông Nam Á. Toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo, trong đó đất liền kéo dài từ kinh độ 102 ° 8'E đến 109 ° 27'E và giữa vĩ độ 8 ° 27'N và 23 ° 23'N. Ngoài ra, Việt Nam xác nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của mình. Quốc gia hình chữ S có khoảng cách từ bắc xuống nam là 1.650 km và rộng khoảng 50 km tại điểm hẹp nhất. Nước này cũng có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km), Campuchia (1.228 km) và đường bờ biển dài, tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao trên 80% quanh năm, với sự đa dạng về địa hình, ba vùng chính của Việt Nam trải dài ở các vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu ở Việt Nam thay đổi từ Bắc vào Nam, từ núi đến đồng bằng và ven biển.

26 tháng 2 2022

Thuyết minh nhé

Tiếng việt

Đó lgọi là kể chi tiết về đất nước

HT

25 tháng 1 2022

bằng 4

26 tháng 1 2022

    Một cái Tết nữa sắp đến. Trong những ngày này, việc chuẩn bị chào đón năm mới diễn ra náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Học sinh trường tôi cũng tổ chức hội chợ xuân truyền thống trong sân trường.

        Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên cảm thấy rất hào hứng.

        Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình, thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả. Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường.

        Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan. Ai cũng có vẻ mệt nhưng đều rất vui vẻ.

        Hội chợ lần này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sầu sắc. Qua hội chợ, tôi biết thêm được nhiều món đồ mà ngày xưa tổ tiên ta đã làm ra và sử dụng. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.