K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2018

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.

Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.

Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.

Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.

Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.

Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.

Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.

Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.

Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.

Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.

19 tháng 1 2018

- Phát biểu cảm nghĩ về câu " Thương người như thể thương thân "

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.

- Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”

- II. THÂN BÀI

l. Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?

- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.

- Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.

- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.

2.Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?

- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

- Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh.Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng

tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.

- Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thíaa giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.

- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..

- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...

- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.

- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.

3.Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẽ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh

- Những ké này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.

- Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.

- Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.

III.KẾT BÀI

- Ọua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

- Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

- Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.


19 tháng 1 2018

- Phát biểu cảm nghĩ về câu " Thương người như thể thương thân "

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

"Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

"Con cò chết rũ trên cây

Cò con mở lịch định ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

18 tháng 1 2018

Bầu và bí tuy 2 giống khác nhau nhg cùng chung 1 họ, k cùng 1 rễ, k cùng 1 thân nhg leo chung 1 giàn, hàng ngày lớn lên cùng nhau, chung ĐK sống, chung số phận, gần gũi nhau như anh em trong gđ. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu gặp gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, lẽ nào bầu 1 mình tươi tốt như xưa? Thông qua h/ả bầu và bí tgiả dân gian muốn gửi đến cta 1 thông điệp: Sống ở trên đời, k ai giống ai. Mỗi ng có 1 nguồn gốc, hoàn cảnh, ĐK riêng. Tuy vậy những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa ng với ng đã làm nên mối QH ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung 1 giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con ng. Vì cái chung ấy mà mỗi ng phải biết thg yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để cuộc sống tốt đẹp, cảnh ngộ chung đc cải thiện, hp chung đc bảo tồn. K ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thg yêu, sự san sẻ làm cho con ng gắn bó với nhau hơn, cs của mỗi ng sẽ tốt đẹp hơn.

Vượt lên trên khác biệt nhỏ vì sự giống nhau của 1 điều chung lớn hơn, ng ta biết thg yêu, đỡ đần nhau. Trong thôn ấp, mối QH tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi ng lại vs nhau thể hiện = lòng yêu thg, sự tg trợ lẫn nhau mỗi khi tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà còn biểu hiện rộng rãi vượt ra phạm vi cả nc qua mối QH trao đổi về vật chất lẫn tinh thần. 1 hạt gạo, 1 tấm áo đầy tình nghĩa của địa phg này gửi đến địa phg khác khi biết đồng bào bị thiên tai, hoạn nạn đang lâm phải cảnh màn trời chiếu đất đều thắm thiết biết bao tcảm bầu và bí. Đặc biệt, mỗi khi đnc có họa ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ở mọi miền đều xông lên tận tâm, tận lực góp cả sức ng, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất. Các cuộc kchiến chống giặc xâm lc từ nghìn xưa đến nay đã cho thấy tinh thần đoàn kết 1 lòng của ndân ta. Tình đnc nghĩa đồng bào khi nc nhà gặp cơn nguy biến đc phát huy thấm đượm. Có thg yêu nhau ng ta mới thấy đau đớn, xót xa trc cảnh đồng bào trong xiềng xích, gông cùm. Chính trong hoàn cảnh ấy lòng yêu nc, yêu đồng bào đc khơi lên phát huy thành cao trào để thể hiện mạnh mẽ = hành động cụ thể chiến thắng kẻ thù, đó là vật báu đc gìn giữ truyền đời, có sức phát huy tác dụng vượt cả k gian và tgian. Lúc nào cũng vậy, tình thg yêu đoàn kết giữa ng trong 1 nc 1 k phải chỉ có lời nói đầu môi cuối lưỡi hay ước mơ cho nhau 1 đs vật chất và tinh thần sung túc, ấm no mà phải đc biểu lộ = hành động hay việc làm cụ thể. Chính những hành động ấy làm cho tình yêu thg đoàn kết thắm thiết và cao quý hơn bội phần. Đnc VN có 3 miền nhg vẫn là 1, liên kết gắn bó, giúp đỡ nhau từng bc cùng đi lên vững chắc. Khi biết miền nào gặp phải việc k hay, nhân dân ở các miền còn lại với tinh thần “1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” sẽ cảm thấy xót xa trong cảnh “máu chảy ruột mềm”

18 tháng 1 2018

Mở bài:
- Giới thiệu về vai trò của ca dao trong đời sống tình cảm của người dân Việt Nam
- Khái quát mảng ca dao nói về tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc.
- Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).
- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.
2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.
- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng."
+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.
- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.
- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

III. Kết bài:
- Khái quát lại nội dung câu ca dao và khẳng định lại giá trị của nó: luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc và thời đại.

20 tháng 1 2018

"Nhìn mặt mà bắt hình dong" .Đó là câu nói của các cụ ta từ thời xa xưa để nói về con người. Các bạn biết không, cái răng, cái tóc nó chỉ vẻ ngoài của mình đấy. Nếu một người có hàm răng chắc khỏe, mái tóc dày và mượt thì họ là người khỏe mạnh. Còn những người mái tóc xù và ít, răng ố vàng lổm chổm, thì họ là những người có sức khỏe xấu. Vẻ đẹp của chúng ta đã được thể hiện. Vì vậy, chúng ta hãy bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

20 tháng 1 2018

Cái răng, cái tóc là góc cọn người.Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ. Nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người.Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ vi hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều câu ca ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ:

Tóc em dài, em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý, anh thương1
Hay: Mình về có nhớ ta chăng ?
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười !

13 tháng 11 2018

chi cho em hoi nhan vat chinh cua truyen su h than den bach ma la ai

11 tháng 10 2016
Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học.
 
Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò.
 
Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình:
 
Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.
 
Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người.
 
Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình.
 
Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.
 
Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị
 
Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục.
 
Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.
 
Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình:
 
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
14 tháng 7 2018

Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.

Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.

Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.

Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.

Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

13 tháng 12 2020

Gấp lắm ạ khocroi

13 tháng 12 2020

Bài Văn sau chỉ mang tính chất minh hoạ!!!

Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ của chúng ta khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh là điều rõ ràng. Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ qưên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá. Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng đã rất đáng trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha vậy. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ chưa ngủ không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mớ ra một cung bậc cảm xúc mới nữa. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng vé sự nghiệp kháng chiến, vé việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hoà phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh.

22 tháng 1 2019

Gia đình em có bốn thành viên, bao gồm có bố mẹ và hai chị em gái chúng em. Gia đình em luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, hai chị em em thì thường chia sẻ với nhau những vui buồn của cuộc sống, học tập. Với em, chị gái của mình không chỉ là một người chị mẫu mực luôn nhường nhịn, chăm sóc của em mà còn là một người bạn tri kỉ, một người mà em yên tâm khi tâm sự những gì đã trải qua trong cuộc sống.

Chị của em tên là Vân Anh, chị em năm nay mười lăm tuổi, tuy hai chị em có sự cách biệt về tuổi tác nhưng không vì vậy mà chúng em xa cách, bất đồng. Em và chị gái của mình rất hợp tính nên có thể dễ dàng tâm sự, nói chuyện một cách thoải mái nhất. Mọi người thường nói nhà mà có hai chị em gái thì thường xuyên xảy ra tranh giành, xung đột, chị em thường khắc khẩu, không hợp nhau. Nhưng điều ấy không hề xảy ra trong quan hệ của chị em em, chúng em luôn yêu quý và ý thức được vị trí cũng như trách nhiệm của mình, đối với chị em thì luôn nhường nhịn, chăm sóc cho em. Còn em thì yêu thương, tôn trọng chị của mình.

Chị của em vô cùng xuất sắc, không những là một học sinh ưu tú của lớp mà còn là một người cán bộ lớp đầy mẫu mực, chị em tuy học giỏi nhưng không hề tỏ ra kiêu căng, luôn quan tâm giúp đỡ đến bạn bè cũng như những người xung quanh mình. Chị em nổi tiếng trong trường vì những đức tính tốt bụng, khiêm nhường ấy, vì thế mà mỗi lần có người nhắc đến chị em là em không kiềm nổi sự tự hào dâng trào trong mình. Chị em không chỉ là một học sinh ưu tú mà còn là một người con ngoan của gia đình em.

Chị luôn lễ phép với bố mẹ, ông bà, chăm sóc, nhường nhịn em. Chị còn là một người vô cùng đảm đang, những công việc nhà đều được chị hoàn thành một cách xuất sắc, chị có thể nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Chị nấu ra rất nhiều những món ăn ngon, trong đó món ăn mà em yêu thích nhất đó chính là món trứng cuộn của chị làm. Những lát trứng cuộn vàng ươm, được chị rán một cách khéo léo, hương vị thơm ngon không kém món ăn do mẹ em làm là bao.

Em có một người chị tuyệt vời, đó là người luôn chăm sóc, quan tâm tận tình, cũng là một người bạn mà em tin tưởng khi chia sẻ những buồn vui của cuộc sống, học tập, chị luôn lắng nghe với thái độ chân thành và cho em những lời khuyên thật bổ ích.

Gia đình em có bốn thành viên, bao gồm có bố mẹ và hai chị em gái chúng em. Gia đình em luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, hai chị em em thì thường chia sẻ với nhau những vui buồn của cuộc sống, học tập. Với em, chị gái của mình không chỉ là một người chị mẫu mực luôn nhường nhịn, chăm sóc của em mà còn là một người bạn tri kỉ, một người mà em yên tâm khi tâm sự những gì đã trải qua trong cuộc sống.

Chị của em tên là Vân Anh, chị em năm nay mười lăm tuổi, tuy hai chị em có sự cách biệt về tuổi tác nhưng không vì vậy mà chúng em xa cách, bất đồng. Em và chị gái của mình rất hợp tính nên có thể dễ dàng tâm sự, nói chuyện một cách thoải mái nhất. Mọi người thường nói nhà mà có hai chị em gái thì thường xuyên xảy ra tranh giành, xung đột, chị em thường khắc khẩu, không hợp nhau. Nhưng điều ấy không hề xảy ra trong quan hệ của chị em em, chúng em luôn yêu quý và ý thức được vị trí cũng như trách nhiệm của mình, đối với chị em thì luôn nhường nhịn, chăm sóc cho em. Còn em thì yêu thương, tôn trọng chị của mình.

Chị của em vô cùng xuất sắc, không những là một học sinh ưu tú của lớp mà còn là một người cán bộ lớp đầy mẫu mực, chị em tuy học giỏi nhưng không hề tỏ ra kiêu căng, luôn quan tâm giúp đỡ đến bạn bè cũng như những người xung quanh mình. Chị em nổi tiếng trong trường vì những đức tính tốt bụng, khiêm nhường ấy, vì thế mà mỗi lần có người nhắc đến chị em là em không kiềm nổi sự tự hào dâng trào trong mình. Chị em không chỉ là một học sinh ưu tú mà còn là một người con ngoan của gia đình em.

Chị luôn lễ phép với bố mẹ, ông bà, chăm sóc, nhường nhịn em. Chị còn là một người vô cùng đảm đang, những công việc nhà đều được chị hoàn thành một cách xuất sắc, chị có thể nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Chị nấu ra rất nhiều những món ăn ngon, trong đó món ăn mà em yêu thích nhất đó chính là món trứng cuộn của chị làm. Những lát trứng cuộn vàng ươm, được chị rán một cách khéo léo, hương vị thơm ngon không kém món ăn do mẹ em làm là bao.

Em có một người chị tuyệt vời, đó là người luôn chăm sóc, quan tâm tận tình, cũng là một người bạn mà em tin tưởng khi chia sẻ những buồn vui của cuộc sống, học tập, chị luôn lắng nghe với thái độ chân thành và cho em những lời khuyên thật bổ ích