K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau? Câu hỏi. Những mâu thuẫn đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh ? Câu hỏi. Mâu thuẫn...
Đọc tiếp

Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?

Câu hỏi. Những mâu thuẫn đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh ?

Câu hỏi. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc chiến tranh ?

Câu hỏi. Quan sát bức tranh (hình 75, SGK trang 105), em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?

Câu hỏi. Vì sao thái độ của Anh, Pháp với Đức ở giai đoạn đầu cuộc chiến tranh người ta gọi là “chiến tranh kì quặc”?

Câu hỏi. Vì sao Đức tấn công Ba Lan ?

II. Những diễn biến chính.

Câu hỏi. Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu hỏi. Tính chất của cuộc chiến tranh trong giai đoạn này (từ 9-1939 đến 6- 1741).

Câu hỏi. Khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thay đổi như thế nào?

Câu hỏi. Vì sao Anh, Mĩ phải cùng Liên xô thành lập Mặt trận chống phát xít?

Câu hỏi. Tình hình diễn biến chiến tranh từ đầu năm 1943 đến tháng 8 - 1945?

Câu hỏi. Vì sao Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản? có phải vì thế mà Nhật Bản đầu hàng không?

Câu hỏi. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh bại phát xít?

Câu hỏi. Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra những hậu quả gì?

Câu hỏi. Qua các hình 77, 78, 79 (trang 108 - SGK), em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại?

Câu hỏi. Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)


4

Câu 1

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì: Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (đế quốc Đức, I –ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa ->”bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mẫu thuẫn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện để Phát xít Đức, I –ta –li –a. Nhật châm ngòi lửa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2

Giống nhau

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.
- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?

Mâu thuẫn về quyền lọi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa => “bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới).

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giói 1929-1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện để phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật châm ngòi lửa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?

+ Giống: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa.

+ Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vói Liên Xô, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Câu hỏi. Những mâu thuẫn đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh ?

Đến giữa những năm 30 của thế kỉ XX, trên thế giới đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau - khối phát xít lập thành trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô, và khối các nước “tư bản dân chủ” phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ). Hai khối đế quốc chống đối nhau, nhưng lại cùng chống Liên Xô - kẻ thù giai cấp và chế độ xã hội của họ.

Câu hỏi. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc chiến tranh ?

Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga, mâu thuẫn giữa hai hệ thống xã hội đối lập - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là cơ bản nhất, chính vì vậy, giai cấp tư sản có khuynh hướng muốn tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa để chống Liên Xô, trong đó muốn sử dụng chủ nghĩa phát xít làm lực lượng xung kích. Điều đó giải thích vì sao các nước phương Tây lại làm ngơ trước những hành động bành trướng và xâm lược ngày càng gia tăng và ngang ngược của các nước phát xít.

Câu hỏi. Quan sát bức tranh (hình 75, SGK trang 105), em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?

Đây là bức tranh biếm họa của một họa sĩ người Thụy Sĩ vẽ và được đăng trên các tờ báo lớn ở châu Âu đầu năm 1939. Trong bức tranh, Hít-le được ví như người khổng lồ Giu-li-vơ trong truyện “Giu-li-vơ du kí”, xung quanh là các nhà lãnh đạo các nước châu Âu (Anh, Pháp...) được xem như những người tí hon bị Hít-le điều khiển. Chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động, tấn công xâm lược châu Âu trước vì thấy chưa đủ sức tấn công Liên xô, Đức cần phải chuẩn bị tích lũy lực lượng đủ mạnh để tấn công Liên Xô.

Câu hỏi. Vì sao thái độ của Anh, Pháp với Đức ở giai đoạn đầu cuộc chiến tranh người ta gọi là “chiến tranh kì quặc”?

Là cuộc chiến tranh giữa Anh, Pháp với Đức ở giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ hai. Các chính phủ Anh, Pháp tuyên chiến với Đức nhưng lại không đánh mà khoanh tay ngồi nhìn phát xít Đức nuốt chửng Ba Lan, nước đồng minh mà họ cam kết bảo vệ.

Câu hỏi. Vì sao Đức tấn công Ba Lan ?

Ba Lan là đồng minh quan trọng của Anh, Pháp, Đức tấn công Ba Lan là để thăm dò thái độ của Anh, Pháp.

II. Những diễn biến chính.

1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng trên thế giới (từ ngày 1 - 9 - 1939 đến năm 1943).

Câu hỏi. Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai?

Từ ngày 1 - 9 - 1939 đến ngày 22 - 6 - 1941: Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động chiến lược, đánh chiếm một loạt các nước Tây Âu, kể cả Pháp.

Từ ngày 22-6 - 1941 đến cuối năm 1942: Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu.

Ở Thái Bình Dương, ngày 7 - 12 - 1941 Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.

Ở Bắc Phi, tháng 9 - 1940 quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.

Tháng 1 - 1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập.

Câu hỏi. Tính chất của cuộc chiến tranh trong giai đoạn này (từ 9-1939 đến 6- 1741).

Cuộc chiến tranh hoàn toàn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. Đó là cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phát xít và đế quốc nhằm tranh giành nhau thuộc địa và thống trị thế giới.

Câu hỏi. Khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thay đổi như thế nào?

Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh. Đó là chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng của Liên Xô và các dân tộc nhằm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Câu hỏi. Vì sao Anh, Mĩ phải cùng Liên xô thành lập Mặt trận chống phát xít?

- Vì cùng có kẻ thù chung là các nước phát xít.

- Bị sức ép của nhân dân các nước đòi chính phủ phải liên két với Liên Xô để chống kẻ thù chung của nhân loại.

2. Quân đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943 đến tháng 8- 1945).

Câu hỏi. Tình hình diễn biến chiến tranh từ đầu năm 1943 đến tháng 8 - 1945?

Chiến tranh Xta-lin-grát (2 - 2 - 1943) mở ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Hồng quân Liên Xô và liên quân Anh - Mĩ liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên các mặt trận.

Ngày 6 - 6 - 1944, các nước Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai.

Ngày 16-4-1945, Liên Xô tấn công Béc-lin - sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức.

Ngày 9 - 5 -1945, Đức đầu hàng không điều kiện - Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

Ngày 9 - 8 - 1945, quân đội Liên Xô tấn công vào đội quân Quan Đông của Nhật.

Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki.

Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu hỏi. Vì sao Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản? có phải vì thế mà Nhật Bản đầu hàng không?

Để chừng tỏ sức mạnh quân sự của Mĩ, tranh công với Liên Xô. Đạo quân chủ lực của Nhật đã bị Liên Xô đánh bại, phe phát xít đang hấp hối, Nhật Bản thua là tất yếu.

Câu hỏi. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh bại phát xít?

Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Câu hỏi. Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra những hậu quả gì?

Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá dữ dội nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 20 triệu người bị tàn phế. Tiêu hủy hàng ngàn, hàng vạn thành phố, làng mạc và công trình văn hóa. Những thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, và bằng tất cả cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. Đó là tội ác của chủ nghĩa phát xít - đế quốc, những kẻ đã nhen nhóm và gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu ấy.

Câu hỏi. Qua các hình 77, 78, 79 (trang 108 - SGK), em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại?

Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh, cả những nước thắng trận và những nước bại trận ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới.

Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại.

Câu hỏi. Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Niên đại Sự kiện chính
1-9-1939 Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ.
9-1940 I-ta-li-a tấn công Ai Cập.
26-6-1941 Đức tấn công Liên Xô.
7-12-1941 Nhật tấn công Mĩ ở Ha-Oai.
1-1942 Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập.
2-2-1943 Chiến thắng Xta-lin-grát.
6-6-1944 Anh-Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp.
9-5-1945 Phát xít Đức đầu hàng.
15-8-1945 Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc.
15 tháng 4 2021

tham khảo:

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

 

15 tháng 4 2021

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo những chuyển biến to lớn của tình hình thế giới: ... - Chiến tranh làm thay đổi thế và lực của hệ thống TBCN: Phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt, Anh và Pháp suy yếu. Mĩ lớn mạnh lên trở thành cường quốc đứng đầu hệ thống này.

7 tháng 12 2017

Đáp án B

7 tháng 4 2018

a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

   - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

   - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

   - Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

   b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

   * Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.

   * Chứng minh nhận định

   - Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 

   + Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 

   + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 

   - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

    => Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này. 

13 tháng 6 2019

- Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất lại tiếp tục nảy sinh (đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa, từ đó “bất mãn” dẫn đến âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới).

- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức,I-ta-li-a và Nhật Bản, đẩy nhân loại đứng trước một cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Chính sách thỏa hiệp, “dung dưỡng” của các nước phương Tây (Anh, Pháp) đã tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh.

- Các nước đế quốc hình thành hai khối đối lập nhau:

+ Anh, Pháp, Mỹ thi hành chính sách thỏa hiệp nhượng bộ nhằm đẩy khối phát xít tấn công Liên Xô, đủnh cao của chính sách này là Hiệp ước Muy-ních, “bán đứng” Tiệp Khắc cho Đức. Tuy vậy, thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô, Hít-le tấn công các nước châu Âu trước.

+ Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

# Tham khảo :

* Giống nhau :

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa , khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.

* Khác nhau:

- Chiến tranh thế giới thứ 1 : do thái tử Áo - Hung bị ám sát .

- Chiến tranh thế giới thứ 2: do chính sách thỏa hiệp của khối tư bản anh-Pháp - Mĩ đối với Đức .

8 tháng 6 2016

-  Sau cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới 1929- 1933, mâu thuẫn về thuộc địa giữa đế quốc gay gắt, dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối địch nhau là khối Đồng Minh Anh-  Pháp –Mỹ và phát xít Đức – Ý – Nhật.
-  Chính sách thỏa hiệp của Anh-  Pháp- Mỹ đã tạo điều kiện để phát xít Đức-  Ý-  Nhật châm ngòi cho chiến tranh.
-  Anh – Pháp – Mỹ muốn gây chiến tranh nên mượn phát xít tiêu diệt Liên Xô vì Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.
-  Hít - le chiếm Tiệp Khắc (3- 1939).
-  Trước thái độ nhân nhượng của Anh – Pháp-  Mỹ và chưa đủ sức đánh Liên Xô nên Hít le đánh Châu Âu.
- Ngày 1- 9- 1939 tấn công Ba Lan nên Anh-  Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

8 tháng 6 2016
  • Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau CTTG thứ I.
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó, dẫn tới việc lên cầm quyền của phe phát xít, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới
  • Mâu thuẫn giữa tất cả các nước đế quốc với Liên Xô.
  • Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ với phe phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
  • Ngày 1/9/1939 Đức đã tấn công Ba lan => CTTG thứ II bùng nổ
30 tháng 4 2021

- Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.

- Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mỹ, Anh, Pháp thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.

19 tháng 5 2021

1,

+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. + Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau. + Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

2,

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì: Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (đế quốc Đức, I –ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa ->”bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới. ... Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai.

19 tháng 5 2021

1

Nguyên nhân:
Cuối thế kỉ thứ XIX đầu thế kỉ XX, những mâu thuẫn quyền lợi giữa các đế quốc Anh và Đức, Pháp và Đức, Nga và Áo - Hung đưa tới sự thành lập hai khối quân sự kình địch nhau : khối liên minh Đức - Áo - Hung và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Nga. Cuộc đấu tranh giữa hai khối dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

Kết quả:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.

Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi

Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang được các nhà chuyên môn so sánh với cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử nhân loại.

17 tháng 1 2023

nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2 bao gồm :

1.do sự chênh lệch trình độ giữa các nước tư bản, dẫn đến  những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

2.việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống véc - xai - oa sinh - tơn không còn phù hợp nữa. đưa đến 1 cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

3.cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những 

mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

4. thủ phạm gây chiến là phát xít đức, nhật bản, italia. nhưng các cường quốc phương tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

 

 

4 tháng 4 2023

Nguyên nhân :
- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường. - Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới
Bài học :
- Không nên để những kẻ độc tài lên cầm quyền
- - Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đa các cuộc chiến tranh đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.