dựa vào bài thơ viết 1 đoạn văn ngắn kể lại chuyện ông đồ
help me !!!
mk đag cần gấp tuần sau hk rùi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
dựa vào bài thơ viết 1 đoạn văn ngắn kể lại chuyện ông đồ
help me !!!
mk đag cần gấp tuần sau hk rùi
Tham khảo nha
Tôi là ông Hai trong câu chuyện “Làng” tôi yêu cái làng Chợ Dầu của tôi – cái làng mà tôi đã sinh ra và lớn lên, cái làng mà tôi đã sinh ra và lớn lên, cái làng đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi từ thủa nào. Giờ đây xa làng ỏ nơi tản cư tôi nhớ làng da diết- nhớ những ngày tham gia kháng chiến, và có lẽ tình yêu làng càng được trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tôi nếu như không có một ngày…
Nghe theo chính sách của Đảng, gia đình tôi phải đi tản cư, phải xa ngôi làng thân yêu, xa quê tôi tích cực lao động vỡ vạt đất rậm ngoài suối để trồng thêm vài gốc sắn. Nằm giường tôi nghĩ về cái làng và nghĩ về những ngày cùng làm việc với anh em, ồ sao độ ấy vui thế, tôi thấy mình như trẻ ra và cảm thấy náo nức vô cùng, tôi lại muốn về làng, muốn được cùng anh em đào đường đắp u, xẻ hào, khuôn đá… tôi tự hỏi lòng mình không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn khướt lắm! Chao ôi! tôi nhớ làng nhớ cái làng quá.
Bên ngoài, ánh nắng rọi xuống mặt đất, có tiếng gà trưa cất lên. Gian nhà lịm đi, mờ mờ hơi đất, tôi nghĩ đến mụ chủ nhà, thảo nào cũng phải nghe những tiếng chửi con mắng cái của bà, lại kêu vại nước chóng cạn, cái bếp bừa bộn mà tôi nghe đến nỗi phát ngán. Tấm che cửa bỗng kêu lạch xạch, gian nhà sáng lên tôi nghĩ đứa con gái lớn bán hàng đã về nên tôi cất tiếng hỏi khi không thấy nó bước vào.
-Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày?
Không để con kịp trả lời tôi vội vơ cái nón dặn nó trông hai em rồi bảo nó trông nhà, đừng để mụ chủ lấy đồ của gia đình.
-Nó thì rút ruột ra, biết chửa?
Tôi bước ra ngoài, trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại, họ dạt cả vào những khoảng bóng cây- tránh nắng, một vài tiếng động nhẹ khẽ gợi lên, oi ả. Đi nghênh ngang giữa đường vắng, tôi mong nắng cho Tây nó chết.
-Nắng này bỏ mẹ chúng nó.
Theo thói quen, việc đầu tiên tôi vào phòng thông tin nghe đọc báo, tôi tuy biết mặt chữ nhưng chữ in khó đọc khiến tôi khổ tâm hết sức, tôi ghét thậm những anh cậy ta lắm chữ đọc báo lại cứ đọc thầm một mình, không đọc ra thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy. May sao hôm nay vớ được anh dân quân đọc rất to, dõng dạc, rành rọt từng chữ, tôi sung sướng khi nghe bao nhiêu là tin hay về tinh thần kháng chiến của dân ta. Nào là em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên tháp Rùa, nào là một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng, đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người mua hàng đã bắt sống mọt tên quan hai bốt thao ngay giữa chợ “khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả”. Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dàm khẩu, ngày mai dàm khẩu, tích tiểu thành đại làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm. Tai nghe mà ruột gan tôi cảm tưởng như đang múa cả lên, vui quá!
Tôi náo nức bước khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vội mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ, tôi ngồi vào một cái quán nước, hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, bao nhiêu ý thích chen chúc trong đầu tôi. Tiếng quạt, tiếng thở. tiếng trẻ con khóc cùng tiếng của cánh đi phá đường râm ran cả góc đường. Dưới chân đồi, những ruộng lúa xanh mượt uốn quanh co dưới trời nắng, lấp lánh như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dập dờn.
-Các ông, các bà ở đâu ta lên đây à
-Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đây ạ, đi bốn năm mới lên đến đây, vất vả quá.
Tôi hỏi chuyện lúa má ở dưới xuôi rồi rít một hơi thuốc lào nữa gật gù cái đầu “Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… hay đáo để”
-Này bác có biết mấy hôm nay súng bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
Một người đàn bà cho con bú mé bên kia xen vào:
-Nó rút ở Bắc Ninh về qua Chợ Dầu, nó khủng bố ông ạ!
Tôi giật mình khi nghe tên Chợ Dầu, tôi lắp bắp hỏi:
-Nó… nó vào làng chợ Dầu hở Bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
Người đàn bà ẵm con cong môi đỏng đảnh
-Có giết được thằng nào đâu, cả làng chúng nó theo việt gian theo Tây còn giết gì nữa.
Tôi cảm thấy như cổ ghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lặng người đi, tôi tưởng như không thể thở được, một lúc lâu mới hết bàng hoàng không tin vào những gì đã nghe tôi hỏi lại.
-Liệu có thật không hả bác? hay là chỉ tại…
-Thì chúng tôi vừa ở dưới đó lên mà, Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ! Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng Chánh Bệu thì khuôn cả từ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xa cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Tôi đau đớn đến uất nghẹn, tôi trả tiền nước, đứng dậy chèm chẹp miệng, cố cười nói to.
-Hà, nắng gớm, về nào….
Tôi cố đánh lảng đi và đứng dậy đi thẳng, tôi vẫn nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú.
-Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm còn được người ta thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát.
Tôi nghe mà cứ tưởng như nói mình vậy, chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi, tôi chợt nghĩ đến mụ chủ nhà, rồi mụ chủ có để yên cho gia đình lão già này hay không? Về đến nhà tôi nằm vật ra giường, nhìn lũ con tủi thân nước mắt tôi cứ giàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúm hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu….
Tôi đau đớn đến tột độ nắm chặt hai tay mà rít lên:
-Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồn mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này? Rồi tôi ngẫm nghĩ lại, chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được, đối với tôi họ đều là người có tinh thần cả mà, họ đã ở lại làng quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy, mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi, không có lửa làm sao có khói. Chao ôi! cực nhục chưa cả làng Việt gian, rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa? Ai người ta buôn bán mấy, suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt Gian bán nước, lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cơ sự này chưa?
Chiều hôm ấy vợ tôi về cũng có vẻ khác, chắc lại vì cái chuyện làng Việt gian rồi, trong nhà sự im lặng thật ngột ngạt và khó chịu. Mãi khuya, vợ tôi mới xuống bếp tính tiền hàng:
-Này, thầy nó ạ!
Nằm rũ trên giường tôi vờ như không nghe, tôi bực dọc, tức tối người lặng hẳn đi chân tay nhũn ra, có tiếng léo nhéo ở gian nhà trên tiếng mụ chủ… tôi nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài.
-Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.
Tôi bật ngóc đầu dậy giơ tay trỏ lên nhà tôi rít hai hàm răng lại nghiến:
-Im, khổ lắm, nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ, hai chữ Việt gian cứ lảng vảng trong đầu tôi khiến tôi vô cùng sợ hãi tủi hổ, tôi không dám bước ra ngoài, hễ thoáng qua những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông,… là tôi lủi ra góc nhà, nín thít. Thôi, lại chuyện ấy rồi, tôi lại nghĩ đến mụ chủ nhà. Chắc là mụ vui lắm, thích lắm, mỗi lần đi qua cửa mụ lấy chuyện bóng gió mà nói như khía vào thịt tôi. Nhẫn nhịn vì có chỗ cho gia đình chui ra chui vào là tốt lắm rồi, nhưng mụ có để yên cho tôi đâu, mụ có ý muốn đuổi nhà tôi đi bằng những lời nói ngọt xớt, vợ tôi phải nhẫn nhịn xin bà ta cho ở đây bài ba hôm nữa…
Từ hôm đó, tôi ngồi lặng trên một góc giường, bao nhiêu ý nghĩ đen tối ghê rợn nối tiếp trong đầu óc tôi, biết đem nhau đi đâu bây giờ, ở đâu họ cũng đuổi người Chợ Dầu đi. Trời ơi! Cái câu nói của người đàn bà hôm trước cứ dội lên trong tâm trí tôi. Tôi nghĩ:
-Hay là quay về làng.
-Không về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, về làng tức là chịu làm nô lệ cho thằng Tây. Không thể được, làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Hàng ngày không biết tâm sự giãi bày lòng mình với ai, tôi lại vu vơ nói với hỏi chuyện thằng con út:
-Út à, thầy hỏi con nhé, con là con ai?
-Là con thầy mấy lị con u.
-Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào tôi khe khẽ
-Có
-À. thầy hỏi con nhé! thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay mạnh bạo và rành rọt.
-Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt tôi giàn ra, ròng ròng trên hai má, tôi nói thủ thỉ.
–Ừ, đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ Con nhỉ
Tôi nói để ngỏ lòng mình, càng nghĩ tôi lại càng đau, anh em đồng chí biết cho bố con tôi, cái lòng của bố con tôi là như thếđấy có bao giờ dám đơn sai, mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy trong lòng tôi cũng vơi đi được đôi phần.
Nhưng thật bất ngờ, cái tin cải chính được đưa lên, hôm ấy tôi cùng người làng Chợ Dầu đi về làng, vui mừng không sao tả siết, tôi hô hào với bọn trẻ:
-Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia cho
Tôi chạy sang bác Thứ khoe khắp nơi
-Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! đốt nhẵn, ông chủ tịch làng tôi vừa lên đây cải chính ông ấy cho biết cải chính là cái làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà, láo! láo hết, toàn là sai mục đích cả.
Tưởng mụ chủ nhà sẽ sa sầm xuống mà tức tối nhưng mụ lại tỏ ra vui sướng, từ hôm ấy tôi lại càng hãnh diện về làng, lại sang bác Thứ trò chuyện về làng và lại tích cực lao động.
Chuyện là vậy đó mọi người ạ! nói ra tôi lại thấy lòng mình bồi hồi, nao nức. Cho đến tận bây giờ tôi cũng không thể quên từng việc, từng lời nói về làng tôi. Qua đây, tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng: hãy yêu làng của mình- nơi chôn rau cắt rốn của ta, nơi đã nuôi ta khôn lớn, trưởng thành giống như tôi yêu làng Chợ Dầu của tôi vậy, hãy đặt niềm tin vào làng thân yêu bạn sẽ luôn cảm thấy cuộc sống thật hạnh phúc- giống như tôi đã đặt niềm tin vào làng Chợ Dầu và tôi đã trở thành người hạnh phúc.
Gợi ý:
Học sinh hãy tóm tắt lại những điều em đã kể trong bài tập làm văn miệng tuần trước trong khoảng 5-7 câu, kể về một trận thi đấu thể thao mà em đã xem. Chú ý rèn luyện chữ viết, chính tả và câu văn.
Mẫu:
Trận đấu bóng giữa đội 3A1 và đội 3A2 diễn ra thật sôi nổi.
(1) Những cú chạm bóng, rê bóng, dắt bóng cũng ngoạn mục và lất léo như bất cứ một trận thi đấu chuyên nghiệp nào. (2) Các cáu thủ mặt đỏ ửng (3). Tóc dính bết mồ hôi và quần áo đầy cát trông bẩn làm sao .(4) Tiếng cổ vũ reo hò, tiếng những chai nước đập vào nhau của những người phấn khích, tiếng hét chỉ dạo của các “huấn luyện viên" làm trận đấu tưng bừng khí thế. (5) Kết thúc, tỉ số 1 – 0 làm ai cũng hỉ hả. (6) Đội 3A1 chiến thắng. (7) Các cầu thủ ra sân, bắt tay “đối thủ” của mình và í ới gọi nhau vào một quán nước mía gần đó.
tham khảo:
Thời gian trôi qua mau, những năm tháng khổ cực ngày xưa đã lùi vào quá khứ. Vậy mà mỗi lần cô cháu gái 14 tuổi tò mò hỏi tôi câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa của nó là tôi lại không kìm được xúc động. Sáng nay, con bé vô tình hỏi tôi cảnh lão Hạc bán chó. Câu chuyện hôm ấy chợt hiện về trong trí nhớ.
Thời ấy, người có học thức không nhiều nên mọi việc giấy tờ đều qua chỗ ông giáo cả. Nhà tôi với ông giáo là chỗ thân quen nên hay nhờ vả ông. Năm ấy, tôi mới 7 tuổi. Một hôm, thầy u bảo tôi sang nhờ ông viết một lá đơn xin cho chị tôi đi làm ở đâu đó. Tôi lon ton chạy đi, thầm nghĩ sẽ hỏi ông bài thơ mới học lén được hôm qua.
Sang nhà ông giáo được một lúc, khi tôi đang chăm chú nghe ông giảng giải thì thấy lão Hạc từ phía ngõ đi vào. Tôi nhìn dáng đi của lão, chợt thấy thương lão vô cùng. Lão Hạc là một lão nông già nghèo khổ, vợ mất, lão sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì không lấy được vợ đã bỏ làng đi đồn điền cao su. Lão hay đi làm thuê nhưng từ bận ốm nặng, tôi cũng ít thấy lão. Lão tiều tụy hẳn đi, thất thểu đi đến. Tôi biết lão và ông giáo rất hay trò chuyện nên chào hỏi rồi chạy xuống bếp với vợ ông giáo.
Tôi lễ phép chào bà giáo rồi ngồi đó, vừa đăm chiêu suy nghĩ câu thơ vừa rồi vừa lắng nghe câu chuyện của hai người. Tôi nghe giọng lão Hạc thốt lên:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi? Tôi nghe tiếng ông giáo đáp lại
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Nghe đến đây tôi ngạc nhiên ghé mắt qua cánh cửa hơi khép, không tin được lão đã bán con Vàng. Lão coi nó như con ruột, làm sao có thể? Nhưng nhìn khuôn mặt lão, tôi chợt hiểu. Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt thì ầng ậng nước.
- Thế nó cho bắt à? Ông giáo vỗ vai lão và hỏi.
Qua khe hở, tôi thấy mặt lão đột nhiên co dúm lại, những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Rôi lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Giọng lão run run, không kiềm chế được mà hòa trong tiếng khóc. Bất giác, tôi cũng thấy lòng mình nặng trĩu. Mấy hôm trước, tôi còn thấy con Vàng quanh quẩn ở cửa nhà lão. Chắc chẳn lão khổ tâm lắm.
Tiếng ông giáo lại vang lên cắt đứt suy nghĩ của tôi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Tiếng lão Hạc cất lên chua chát:
- Ông giáo nói phải! Kiếp chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng chúng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng
Hai người đối đáp qua lại, tôi nghe hiểu câu được câu không, chỉ thấy thương lão Hạc phải cô độc một mình.Mãi sau, tôi nghe tiếng ông giáo ôn tồn:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Sau đó, ông giáo và lão Hạc còn nói thêm chuyện gì đó nhưng tôi không theo dõi nữa. Trong đầu tôi chỉ băn khoăn, chua xót cho câu chuyện của lão Hạc. Lão đã già rồi mà vẫn phải sống trong đau khổ, lão vẫn chờ con trai trở về.
Rồi bất ngờ, lão lựa chọn cách ra đi. Mãi tới luc ấy, tôi mới hiểu kiếp người khổ cực của lão và của biết bao người nông dân thời bấy giờ. Câu chuyện bán chó của lão Hạc đã qua đi nhiều năm, song hình ảnh người nông dân giàu tình yêu thương, lòng tự trọng ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm trí tôi.
Giữa trưa mùa hè oi bức quá ! Mẹ tre bị nắng chiếu rực cũng nhặn nhọc lắm . Lá mẹ tre thì đỏ hoe lên từng mắt vì nắng , huống hồ chị ấy còn là thuộc giống loài măng . Bác gió thì đi chơi từ sáng. Chỉ mong lấy đi hương núi rừng bởi vì trời nó nóng và oi bức quá nên gió cũng phải trọ tiền nương . Trời nóng không có làn gió mát nên chị măng không thể nào ngủ được . Dù mẹ tre tha thiết cầu gió bèn dỗ dành bài ca dao . Măng non bèn cởi bỏ áo cho đỡ nắng . Phơi cái lừng giữa trưa hè , nép thân mình bên lưng mệ . Mơ ước một ngày được thành tre !
Bài làm
tôi là 1 thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi = cái tên thân mật "ông giáo". Là 1 người trí thức, ko sung sướng hơn những người khác nhưng sống giữa những người nông dân đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi ko khỏi đâu lòng, xót xa. Người khiến tôi phải suy nghĩ hìu nhất là lão Hạc-1 ông lão cô độc sống gần nhà tôi. Tôi ko thể nào quên đc hình ảnh của lão khi chìu qua lão đến nhà tôi báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đâu khổ tột độ.
chiều qua tôi đang chuẩn bị xếp lại mấy quyển sách thì lão sang chơi, vừa nhìn thấy tôi lão báo ngay:-
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
Tôi hơi giật mình hỏi lại:
- Cụ bán rồi?
lão gật gật:
- Bán rồi hoc vừa bắt xong
lão cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt của lão ầng ậc nước, tôi quặn lại trong lòng chỉ muốn ôm choàng lấy lão. Trong lòng tôi lúc này ko còn hình bóng của 5 quyển sách mà tôi yêu quí hơn những ngón tay của mình nữa tôi chỉ thấy ái ngại cho lão hạc. lão đã đau đớn lắm khi bán con chó ấy, ko đành lòng để lão khổ thế kia tôi hỏi:
-thế cho nó bắt à?
tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhung ko ngờ mặt lão đột nhiên co rúm lại.nhũng vết nhăn xô lại ép nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mếm của lão mếu như con nít. lão hu hu khóc...giọng lão mếu mó trông thật là tội nghiệp:
-******** ông giáo ơi ..nó có biết gì đâu.. nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng rỡ..nó ko ngờ tôi nhân tâm lừa nó..
lão nức nở, thều thào 1 hơi dài như muốn chia sẻ nỗi đau, tôi cũng có phần luống cuống: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà mình ko giúp đc gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi :
- cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ai nuôi chó mà chẳng bán hay giết thịt. ta giết nó chính là ta hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp đẻ nó làm kiếp khác
nhưng lại như lần trước lời an ủi của tôi chỉ làm cho lão nghĩ ngợi hơn, lão chua chát bảo:
ông giáo nói phải. kiếp con chó là kieps khổ thì ta hóa kiếp để nó thành kiếp người , may ra có sung sướng hơn 1 chút ... kiếp người như tôi chẳng hạn
nghe lão nói tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. tôi bùi ngùi nhín lão bảo:
kiếp ai cũng thế cụ ạ. cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng
gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt lão đã đục màu như nhìn đăm đăm vào 1 chốn nào đó
thế thì kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật xứng?
câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi cho đến bây giờ. lúc đó tôi lảng đi = 1 câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước . nhưng giờ đâ, ngồi lại 1 mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. chao ôi! đồng bào tôi trong cái tối đất, tối trời của xã hội còn bao người đau khổ , lầm than như thế? mà đời tôi cũng khác gì đâu? nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng 1 tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đó khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọng vẹn nhân cách . Nỗi đau của lão hạc là nỗi đau của lòng tự trọng, nỗi đau của 1 tâm hồn cao đẹp.
# Học tốt #
Tôi chưa kịp hỏi ra làm sao, tiếng lão đã nặng nề:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
- Lão thiểu não nói.
- Cụ bán rồi? - Tôi hơi ngạc nhiên.
Lão nói mà cứ như chực khóc. Tiếng lão như mếu. Đôi mắt lão ầng ậc, long lanh nước, nước mắt cứ như chỉ muốn trào ra, khó mà kìm được, thấy lão như vậy nên tôi cũng buồn. Thương lão lắm, lão Hạc ơi!
Tôi hỏi tiếp:
-Thế nó cho bắt à?
Lúc này thì lão khóc thật. Cái đầu lão nghẹo hẳn xuống cứ như người bị phải gió. Mặt lão nhăn nhó, rúm ró lại, những nếp nhăn dài, hên tiếp trông như những vết nứt nẻ trên mặt đất mùa hanh. Hai hàng nước mắt thế là cứ trào ra, ròng ròng hai bên má, tưởng như không ngăn lại được. Cái miệng lão mếu máo, lão cũng khóc hu hu như con nít. Lần đầu thấy cảnh một người già mà lại khóc như thế, lòng tôi xúc động, thương xót vô cùng. Chắc trong lòng lão cũng đang đau lắm.
Rồi lão kể chuyện: Con Vàng nghe tiếng lão gọi, chạy về ăn cơm như thế nào, rồi sau đó thằng Mục, thằng Xiên xông vào bắt trói bất ngờ cậu Vàng ra sao. Lão đau xót, con chó Vàng cứ kêu ư ử nhìn lão. như trách lão đã lừa nó. Nó cũng không ngờ lão Hạc có thể lừa nó. Nhìn lão Hạc, nghe lão kể, tôi thấy rõ nỗi dằn vặt, đau đớn tự trách mình của lão. Tôi lựa lời an ủi lão. Tôi thương lão vô cùng. Lão Hạc ơi, sao cái thân lão khổ đến thế?
Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !
Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’
Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘
Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !
Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.
Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.
Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa. Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên
Ngôi trường em đang học với bàn ghế trong lớp học được sắp xếp gọn gàng, tủ đồ dùng học tập xinh xắn. Phía trên tấm bảng đen là khẩu hiệu: “Thi đua dạy thật tốt, học thật tốt”. Vì vậy, chúng em luôn tuân thủ quy định của nhà trường và nghe lời cô giáo.
Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em yêu quý trường của em và em luôn đến trường mỗi ngày để được học cùng bạn bè của em.
Vào giờ ra chơi, chúng em như đàn chim vỡ tổ, ùa ra sân chơi với nhau các trò chảy dây, đánh bóng dưới những tán cây phượng ngoài sân. Thích nhất là được nhặt hoa phượng ép vào trang vở mỗi khi hè về.
Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không xả rác để ngôi trường của em luôn sạch sẽ.
Em rất yêu ngôi trường em đang học, em tự nhủ phải cố gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy cô giáo đã dạy dỗ em nên người.
Tháng Chạp rét lạnh và thỉnh thoảng lại rơi rắc mưa phùn. Người tấp nập đi sắm sửa Tết. Đầu phốHàng Bồ, mấy chú khách và mấy người đàn bà đã dựng những cửa hàng pháo và hương để cung phụng cho sự tế tự và chơi đùa ngày Tết. Tôi thong thả đi chơi, tò mò xem những ông đồ viết câu đối làm việc trên hè xi măng.
Họ độ vài chục người trong cả dãy phố. Có một ông năm ngoái tôi đã gặp, biết mặt nhưng chưa quen. Giấy đỏ rải song song từng đám, thường lạm vào chỗ khách qua lại. Những hình chữ nhật rải giấy hồng điều bay phất phơ trên sợi dây gai buộc vào cánh gỗ dóng của những nhà không mở hàng. Tôi dừng bước trước một ông cụ chữ tốt nhất, trạc ngoài sáu mươi tuổi. Đôi bít tất trắng không nịt, trễ xuống đến cổ chân, ông ngồi xổm, khoác cái áo ba-đờ-xuy bằng da có vết chuột nhấm, không che quá đôi ông quần cháo lòng nhàu và cao. Một tấm phu-la nâu phủ chiếc khăn xếp thâm đã bạc, buộc nút dưới cằm. Ông mài mực lấy trong lon sành to bằng chiếc lọ nhỏ và sâu độ bốn năm phân. Thoi mực ngắn độ gang tay, to bằng thân cây nứa tép, ông đã mua ở hiệu khách phốHàng Đường, bên số lẻ. Một manh chiếu cũ, một ấm nước chè để trong một cái giỏ, giấu mình sau một chồng giấy câu đối đã viết rồi hoặc chưa viết.
Trên mặt chiếu có trải hai câu đối, chữ còn đọng mực chưa khô. Những hòn đá nhặt ở rãnh lên, dùng để chận những góc giấy lại. Ngườisành bảo ông viết bay bướm ngang với người Tàu. Khách đến hàng ông khá đông, khách tò mò lại đông hơn. Đôi kính bầu dục gọng sắt trễ xuống trên mũi ông, lóng lánh sáng trên bộ mặt xương xương, nhăn nheo và đen sạm, như một hình ảnh của phong trần. Ông ngồi xổm và cúi lưng xuống, một tay chặn giấy, một tay cầm bút đưa đi đưa lại, hơi xoắn ngọn bút lông trên nghiên, mềm mềm, dẻo dẻo trước khi dạo nó để đè những nét long phượng trên mặt giấy.
Mừng xuân, cảm khái, tự trào ... có người đưa câu đối sẵn để ông viết, có người nhờ ông cho chữ ... Dân quê còn ưa câu đốiđỏ, người tỉnh thành cũng không chê dán mấy lời chiêu tài lợi ở ngoài cửa hoặc vườn hoa.
Năm ấy, cụ đỡ lo thiếu tiền ăn Tết. Sáng ba mươi tháng Chạp, ông mua hương, nến, pháo, thủy tiên, lạp xưởng, xách lủng lẳng về quê.
^-^Chúc bạn học tốt!!!^-^
Tháng Chạp rét lạnh và thỉnh thoảng lại rơi rắc mưa phùn. Người tấp nập đi sắm sửa Tết. Đầu phốHàng Bồ, mấy chú khách và mấy người đàn bà đã dựng những cửa hàng pháo và hương để cung phụng cho sự tế tự và chơi đùa ngày Tết. Tôi thong thả đi chơi, tò mò xem những ông đồ viết câu đối làm việc trên hè xi măng.
Họ độ vài chục người trong cả dãy phố. Có một ông năm ngoái tôi đã gặp, biết mặt nhưng chưa quen. Giấy đỏ rải song song từng đám, thường lạm vào chỗ khách qua lại. Những hình chữ nhật rải giấy hồng điều bay phất phơ trên sợi dây gai buộc vào cánh gỗ dóng của những nhà không mở hàng. Tôi dừng bước trước một ông cụ chữ tốt nhất, trạc ngoài sáu mươi tuổi. Đôi bít tất trắng không nịt, trễ xuống đến cổ chân, ông ngồi xổm, khoác cái áo ba-đờ-xuy bằng da có vết chuột nhấm, không che quá đôi ông quần cháo lòng nhàu và cao. Một tấm phu-la nâu phủ chiếc khăn xếp thâm đã bạc, buộc nút dưới cằm. Ông mài mực lấy trong lon sành to bằng chiếc lọ nhỏ và sâu độ bốn năm phân. Thoi mực ngắn độ gang tay, to bằng thân cây nứa tép, ông đã mua ở hiệu khách phốHàng Đường, bên số lẻ. Một manh chiếu cũ, một ấm nước chè để trong một cái giỏ, giấu mình sau một chồng giấy câu đối đã viết rồi hoặc chưa viết.
Trên mặt chiếu có trải hai câu đối, chữ còn đọng mực chưa khô. Những hòn đá nhặt ở rãnh lên, dùng để chận những góc giấy lại. Ngườisành bảo ông viết bay bướm ngang với người Tàu. Khách đến hàng ông khá đông, khách tò mò lại đông hơn. Đôi kính bầu dục gọng sắt trễ xuống trên mũi ông, lóng lánh sáng trên bộ mặt xương xương, nhăn nheo và đen sạm, như một hình ảnh của phong trần. Ông ngồi xổm và cúi lưng xuống, một tay chặn giấy, một tay cầm bút đưa đi đưa lại, hơi xoắn ngọn bút lông trên nghiên, mềm mềm, dẻo dẻo trước khi dạo nó để đè những nét long phượng trên mặt giấy.
Mừng xuân, cảm khái, tự trào ... có người đưa câu đối sẵn để ông viết, có người nhờ ông cho chữ ... Dân quê còn ưa câu đốiđỏ, người tỉnh thành cũng không chê dán mấy lời chiêu tài lợi ở ngoài cửa hoặc vườn hoa.
Năm ấy, cụ đỡ lo thiếu tiền ăn Tết. Sáng ba mươi tháng Chạp, ông mua hương, nến, pháo, thủy tiên, lạp xưởng, xách lủng lẳng về quê.