K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

mình trả lời luôn nhé
A-Trắc nghiệm
1. "Ăng-co Vát" là công trình kiến trúc của nước nào?
Đ/A:Cam-pu-chia
2. Xã hội phong kiến Phương Tây được hình thành từ thế kỉ mấy?
Đ/A: Thế kỉ 5
3.Địa chủ và lãnh chúa bóc lột nhân dân và nông nô thông qua địa tô là biểu diễn sản xuất xã hội nào?
Đ/A: Xã hội phong kiến
4. Ai là người ban hành bộ luật Hồng Đức?
Đ/a: Lê Thánh Tông
5. Ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân?
Đ/A: Đinh Bộ Lĩnh
5.Tên dất nước ta thời Đinh -Tiền lê là gì?
Đ/a : Đại Cồ Việt
7. Bộ luật hình thư đc ban hành năm bao nhiêu?
Đ/a: Năm 1042
8.Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời nhà nào?
Đ/a: Nhà Lý
9. Đề Cập đén nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, câu nào dưới đây k chính xác?
Đ/a: Tranh thủ được sự đồng tình của nhà Tóng
10. Thời Lý ban hành chính sách gì để cho quân sĩ luân phiên về quê sản xuất?
Đ/a: Ngụ Binh Ư Nông
11.Lê Hoàn lên ngôi vua là do?
Đ/a: Do các tướng lĩnh và quân đội suy tôn lên
12.Để khuyến khích nhân dân sản xuất, vua nhà Tiền Lê đã làm gì?
Đ/a: Về Địa Phương tố chức lễ cày tịch điền

27 tháng 12 2017

B-Tự Luận
1.Trình bày Trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới sự khủng của xã hội pk và sự hình thành chủ nghĩa tư bản châu Âu?
T/Lời:Những nhân tố ảnh hưởng tới sự khủng của xã hội pk và sự hình thành chủ nghĩa tư bản châu Âu là:
+ Sự xuất hiện của các thành thị Trung Đại
+Nền kinh tế Công thương nghiệp phát triển
2.Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền,Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đối với lịch sử dân tộc ta.(câu này bạn tự làm đi)

17 tháng 1 2018

Ai lm giúp mk với, mk cho m.n mỗi ngày trg vòng 1 tuần

Nhận thưởng GP undefined

29 tháng 12 2020

hình như là khác trường nên đề thi có vẻ ko giống vì mik chưa học bài này

 

10 tháng 5 2022

trường mình thi rồi bạn,đề dễ lắm

 

10 tháng 5 2022

Kết bạn đi tôi gửi cho 

11 tháng 5 2018

1 + 1= .....

2= 1 + .....

1 em da đen + 2 em da đen = .....  em da đen

ai trả lời được mk tíck cho !        AHIHI

11 tháng 5 2018

đề :

học bài 36 : tổng kết về cây có hoa

bài 42 : cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm

bài 47 : thực vật bảo vệ đất và nguồn nước

k cho mình nha, thanks

2 tháng 12 2021

vậy bạn muốn kết bạn với mình ko cùng giúp đỡ nhau nhé

17 tháng 2 2019

Ko có bạn ơi thi đi rồi biết 

17 tháng 2 2019

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠOVĨNH TƯỜNG

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN: LỊCH SỬ 8

(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1: (2,5 điểm)

Vì sao cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc "Đại cách mạng"?

Câu 2: (3 điểm)

Em hãy nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thê kỉ XVIII-XIX? Ý nghĩa của những phát minh khoa học trên?

Câu 3:(4 điểm)

a. Hãy lập bảng so sánh cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc với Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 theo mẫu sau:

Nội dung so sánh

Cách mạng Tân Hợi

Cách mạng tháng Mười Nga

Nhiệm vụ

  

Lãnh đạo

  

Chính quyền nhà nước

  

Lực lượng

  

Tính chất

  

Hướng tiến lên

  

b. Lênin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Câu 4: (1 điểm)

Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Câu 5:(5,5 điểm)

Bằng những sự kiện lịch sử của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884, em hãy chứng minh câu nói bất hủ của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây"

Câu 6:(4 điểm)

Bằng vốn kiến thức lịch sử của mình, em hãy cho biết:

a. Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

b. Nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

c. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

Câu 1: (2,5đ)

CM TS Pháp được coi là cuộc đại cách mạng vì:

- Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân mà trước tiên là nông dân. Đây chính là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng phát triển đi lên …

- Cách mạng đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa Lu-i XVI lên máy chém, thiết lập nền cộng hòa với bản Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền nổi tiếng.

- Cách mạng đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân. Ví dụ: Đất công xã mà quý tộc phong kiến chiếm đoạt, được lấy chia cho nông dân …

- Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển …

- Có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thé giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở Châu Âu. Nó được ví như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến Châu Âu

Câu 2: (3,0đ)

* Thành tựu về khoa học tự nhiên:

- Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn

- Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng ...

- Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật ...

- Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền...

* Ý nghĩa:

- Thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong việc tìm hiểu, khám phá và chinh phục thiên nhiên, chống lại những học thuyết phản động, chứng minh sự đúng đắn của triết học duy vật Mác xít

- Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh

- Đặt cơ sở cho những nghiên cứu, ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.

Câu 3:

a) (3,0đ)

Nội dung so sánh

Cách mạng Tân Hợi

Cách mạng tháng Mười Nga

Nhiệm vụ

Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Mãn Thanh, thực hiện dân chủ …

Lật đổ chính phủ tư sản, thực hiện chế độ dân chủ …

Lãnh đạo

Giai cấp tư sản

Giai cấp vô sản

Chính quyền nhà nước

Chuyên chính tư sản

Chuyên chính vô sản

Lực lượng

Tư sản, tiểu tư sản, nông dân …

Công nhân, nông dân, binh lính

Tính chất

Cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để

Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Hướng tiến lên

Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa xã hội

b) (1,0đ)

Vai trò của Lênin ...

  • Lênin là người sáng lập ra Đảng Bôn Sê Vích Nga
  • Lênin đóng vai trò quan trọng, lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa vũ trang ở Pêtơrôgrát ...)

Câu 4: (1,0đ)

Nét mới của phong trào độc lập dân tộc của Châu Á:

Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng

Sau chiến tranh, nhiều đảng Cộng sản ở các nước Châu Á cũng được thành lập như Đảng cộng sản Trung Quốc, ĐCS Inđônêxia, ĐCS của các nước Đông Nam Á ...

Câu 5: (5,5đ)

Chứng minh câu nói ...

Khi bị thực dân Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói "Bao giờ người Tây ..."

Khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất và quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. Thực tế lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã chứng minh điều đó:

* Tại mặt trận Đà Nẵng:

Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng (1/9/1858) quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện "vườn không nhà trống" ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền .... Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Pháp thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", buộc phải thay đổi kế hoạch

* Mặt trận Gia Định:

Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (12/1861).

Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 - 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo ...

* Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì:

Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.

Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh ... với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân ... Dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị ...

* Mặt trận Bắc Kì:

- Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến.

- Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc ...

- Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng.

- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh...

- Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác niê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận ...

- Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến

- Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc

- Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè ...

- Ngày 19/5/1883 quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2. Rivie bị giết tại trận. Quân Pháp hoang mang, dao động, toan bỏ chạy ...

  • Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất của nhân dân ta.

Câu 6:

a) (1,0đ) Nguyên nhân:

Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mính

Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh

b. Nhận xét sự khác biệt ... (2,0đ)

  • Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất. Có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX
  • Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần Vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.
  • Nghĩa quân chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
  • Khởi nghĩa Yên Thế không phải do văn thân sĩ phu yêu nước phát động, tập hợp, mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu (xuất thân từ nông dân) ...

c. Ý nghĩa: (1,0đ)

Là cuộc đấu tranh tự phát vô cùng oanh liệt của nông dân. Ngay cả khi các phong trào khác đã tan rã, nhưng phong trào nông dân Yên Thế vẫn tồn tại. Điều đó chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm

Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

21 tháng 12 2017

năm ngoái tả người thân đó bạn

Câu 1: Nguời Trung Quốc đã xây dựng nhà nước đầu tiên của mình trên vùng đồng bằng nào?

A. Đồng bằng Hoa Bắc.

B. Đồng bằng Hoa Nam.

C. Đồng bằng châu thổ Trường Giang.

D. Đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà.

Câu 2: Sự xuất hiện công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào giai đoạn lịch sử nào?

A. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc.

B. Thời tam quốc.

C. Thời Tây Tấn.

D. Thời Đông Tấn.

Câu 3: Những thành thị đầu tiên của người Ấn Độ xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. 1000 năm TCN

B. 1500 năm TCN

C. 2000 năm TCN

D. 2500 năm TCN

Câu 4: Những thành thị cổ nhất của người Ấn xuất hiện ở đâu?

A. Lưu vực sông Ấn.

B. Lưu vực sông Hằng.

C. Miền Đông Bắc Ấn.

D. Miền Nam Ấn.

Câu 5: Vương quốc Ma-ga-da xuất hiện ở khu vực nào của Ấn Độ

A. Hạ lưu sông Hằng.

B. Thương lưu sông Hằng.

C. Hạ lưu sông Ấn.

D. Thượng lưu sông Ấn.

Câu 6: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt đó là:

A. Mùa khô và mùa hanh.

B. Mùa khô và mùa mưa.

C. Mùa khô và mùa xuân.

D. Mùa thu và mùa hạ.

Câu 7: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?

A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.

B. Mùa mưa tương đối nóng.

C. Gió mùa kèm theo mưa.

D. Khí hậu mát, ẩm.

Câu 8: Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại gì?

A. Sắt

B. Vàng

C. Đồng

D. Thiết

Câu 9: Vương quốc Cham-pa được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á?

A. Hạ lưu sông Mê Công.

B. Trung Bộ Việt Nam.

C. Hạ lưu sông Mê Nam.

D. Các đảo của In-đô-nê-xi-a.

Câu 10: Lần đầu tiên pháp luật đã được áp dụng thống nhất trên lãnh thổ Trung Hoa dưới

A. Triều đại phong kiến nhà Tần.

B. Triều đại phong kiến nhà Hán.

C. Triều đại phong kiến nhà Đường.

D. Triều đại phong kiến nhà Minh.

Đáp án

1. A

2. A

3. D

4. A

5. A

6. B

7. C

8. A

9. B

10. A