kể lại từng đoạn "sự tích hồ Ba Bể"dựa vào các tranh dưới đây
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Đoạn Một (bức tranh 1):
Ông Trần Liễu biết mình khó qua khỏi cơn bạo bệnh, liền cho gọi con trai Trần Quốc Tuấn để trối lại những lời cuối cùng.
* Đoạn Hai (bức tranh 2):
Cùng thời điểm đó, giặc Nguyên kéo quân sang xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là giết hại dân lành, cướp bóc tài sản... Lòng dân vô cùng oán hận.
* Đoạn Ba (bức tranh 3):
Trần Quốc Tuấn cùng các chiến sĩ nghênh đón Trần Quang Khải.
* Đoạn Bốn (bức tranh 4):
Trần Quốc Tuấn tự tay mình tắm gội cho Trần Quang Khải.
* Đoạn Năm (bức tranh 5):
Vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cùng các vị bô lão tại hội nghị Diên Hồng luận bàn việc nước.
* Đoạn Sáu (bức tranh 6):
Giặc Nguyên bại trận tháo chạy về nước.
- Tranh 1: Tôm Càng rất ngạc nhiên khi thấy con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Con vật lạ đó tự giới thiệu là Cá Con.
- Tranh 2: Cá Con khoe với bạn rằng chiếc đuôi của mình vừa là mái chèo, vừa là bánh lái khiến Tôm Càng phục lăn.
- Tranh 3: Bỗng một con cá hung dữ, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ.
- Tranh 4: Nhờ có lớp vảy như chiếc áo giáp bảo vệ nên Cá Con không bị đau. Từ đó, Tôm Càng và Cá Con cùng kết bạn với nhau.
Tranh 1: Cảnh nhà Chử Đồng Tử.
Hai cha con Chử Đồng Tử rất nghèo, trú ngụ trong một túp lều tranh ở ven sông. Hai cha con chỉ có một chiếc khố, ai đi ra ngoài thì lấy mà dùng. Hằng ngày, Chử Đồng Tử để cha ở lại trong lều còn chàng thì ra sông mò cua, bát cá về đổi lấy gạo khoai để sinh sống.
Tranh 2 : Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung
Một hôm, như thường lệ, chàng đang mò lội ở ven sông thì chợt thấy một đoàn thuyền sang trọng đi tới. Đó là đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung đi du ngoạn. Hoảng hốt, chàng chạy vào núp mình bên khóm lau rồi lấy cát phủ lên mình. Nào ngờ, công chúa lại chọn chỗ bãi sông đẹp làm nơi dừng chân và sai người quây màn nơi khóm lau mà tắm. Nàng dội nước tắm làm cát trôi đi để lộ ra chàng trai khoẻ mạnh. Nàng rất bàng hoàng nhưng khi nghe chàng nói về gia cảnh của mình, nàng rất cảm động và nàng cho rằng sự gặp gỡ này chính là duyên trời nên nàng đã quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng.
Tranh 3 : Chử Đồng Tử và Tiên Dung dạy dân chúng trồng lúa
Hai vợ chồng không quay về kinh mà tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi truyền dạy cho dân nghề trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải. Sau này cả hai cùng bay về trời. Tuy về trời, ông vẫn còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
Tranh 4 : Người dân mở hội tưởng nhớ Chử Đồng Tử
Để tưởng nhớ tới công ơn của ông, nhân dân ở nhiều nơi bên sông Hồng đã lập đền thờ và mở lễ hội vào mùa xuân. Lễ hội có nhiều trò vui dân gian như chơi đu, thi đấu cờ, đấu vật thật là tưng bừng, náo nhiệt, đông vui.
* Tranh số 1: Cuộc thi nhảy xa bên hố cát cạnh con mương của bọn trẻ trong làng do chị Hà làm trọng tài, mấy cô cậu tí hon làm khán giả. Hưng Tồ nhảy đầu tiên, nhảy đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống. Tiếp theo là Dũng Béo đã nhảy qua hố, nhưng chân bị nún sâu vào đất mềm, được các bạn "nhổ" lên. Người thứ ba là Tuấn Sứt từng thi nhảy xa cấp huyện, cậu ta nhảy qua hố như con mèo, rồi ngồi vắt chân chữ ngũ chờ nhận giải.
* Tranh số 2: Tôm Chíp bé nhất, nhảy sau cùng. Mặt cậu đỏ lên ái ngại. Các bạn cười và nói khích. Tôm Chíp tự ái lao lên nhưng đến gần hố cậu ta lại đứng sựng lại. Cả bọn cười, nhao nhao khích bác. Tôm Chíp vừa giận mình, vừa tức bạn, toan khóc. Chị Hà lại an ủi động viên.
* Tranh số 3: Tôm Chíp xin nhảy lại. Sắp đến hố nhảy, nghe thấy tiếng kêu thất thanh bên bờ mương, Tôm Chíp vội chạy vòng qua hố nhảy, lao như bay tới bờ mương kịp cứu được một em bé ở sát mép nước bờ bên kia. Mọi người thở phào.
* Tranh số 4: Chị Hà và một số bạn nhỏ lội qua con mương. Cả bọn đều lè lưỡi không hiểu sao Tôm Chíp làm sao mà "bay" qua được con mương rộng nhường kia. Dũng Béo tuyên bố: "Tôm Chíp vô địch. Nhưng phải khám xem cậu ta có lắp chiếc cánh quạt nào không đã. Cả bọn cười ồ và phục Tôm Chíp ra mặt."
- Tranh 1: Bác Hồ cùng các em thiếu nhi cùng đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,… Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
- Tranh 2 : Khi quay lại phòng họp, Bác hỏi các bạn thiếu nhi rất nhiều câu như : Các cháu chơi có vui không, ăn có no không, cô giáo có mắng phạt không, có thích kẹo không. Một em có ý kiến: ai ngoan sẽ được ăn kẹo, ai chưa ngoan không được nhận kẹo của Bác.
- Tranh 3 : Tộ đã biết mình chưa ngoan nên không dám nhận kẹo của Bác. Bác trìu mến chia kẹo và khen ngợi em đã biết dũng cảm nhận lỗi.
Tranh 1 : Tuệ Tĩnh cùng học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu. Ông nói với học trò về điều ông đang suy nghĩ đã mấy chục năm qua, đó là giá trị to lớn của cây cỏ nước Nam.
Tranh 2 : Tuệ Tĩnh kể lại việc vua Trần đã cho luyện tập võ nghệ, chuẩn bị vũ khí cùng đánh giặc Nguyên xâm lược.
Tranh 3 : Nhà Nguyên cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam.
Tranh 4 : Các thái y tỏa đi học cách chữa bệnh trong dân gian bằng cây cỏ bình thường.
Tranh 5 : Cây cỏ nước Nam góp phần làm tăng sức khỏe cho các đạo binh trong cuộc chiến đấu chống giặc xâm lược.
Tranh 6 : Cac học trò của Tuệ Tĩnh một lòng theo thầy dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam.
- Tranh 1: Các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi khi hay tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi.
- Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
- Tranh 3: Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ, Bác đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.
- Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.
Tranh 1: Nguyễn Khoa Đăng là vị quan án có tài xét xử. Một lần, có anh hàng dầu bị mất cắp tiền, nghi là bị một kẻ mù lấy. Đi hỏi thì người này ra sức chối.
Tranh 2: Bắt giải lên quan, quan sai người múc một chậu nước, rồi bắt anh ta bỏ tiền vào. Chậu nước nổi váng dầu, kẻ cắp hết đường chối cãi. Nghĩ hắn giả mù quan cho lính lấy roi đánh, chỉ ba roi sau hắn đành mở cả hai mắt.
Tranh 3: Trong vùng bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp quan cho dân sĩ cải trang thành dân phu ngồi trong hòm gỗ có lỗ thông hơi rồi đánh tiếng là hòm vàng bạc của một vị quan sắp về quê đi qua. Bọn cướp mắc mưu cướp lấy đem về tận sào huyệt.
Tranh 4: Về đến nơi, các võ sĩ bất ngờ xông ra, vừa lúc quân triều đình ập đến. Bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
a) Đoạn 1: Cây thuốc quý
- Chàng tiều phu
- Gặp hổ
- Phát hiện cây thuốc quý
Lời kể : Đã từ rất xa xưa có một người tên là Cuội chuyên làm nghề đốn củi. Một hôm, khi vào rừng, Cuội bị một con hổ nhỏ xông tới tấn công. Cuội liều mạng vung roi đánh trúng đầu hổ làm nó ngã lăn ra đất. Lúc đó, hổ mẹ vừa về tới. Cuội sợ quá leo vội lên cây cao lẩn trốn. Cuội thấy hổ mẹ cúi xuống nhìn con rồi chạy tới một bụi cây gần đó, cắn một nắm lá về nhai mớm cho con. Chỉ ít phút sau, hổ con đã sống lại như không có chuyện gì xảy ra cả. Hai mẹ con hổ cùng nhau đi vào rừng sâu. Cuội biết cây kia là một cây thuốc quý nên nhảy xuống, đào gốc mang về trồng ở vườn nhà.
b) Đoạn 2: Vợ chồng chú Cuội
- Cứu người
- Lấy vợ
- Tai nạn bất ngờ
Lời kể : Nhờ có cây thuốc quý đó, Cuội đã cứu được bao nhiêu người tai qua nạn khỏi. Chàng còn cứu được cả con gái một phú ông nên được ông này nhận chàng làm rể. Hai vợ chồng Cuội rất thương yêu nhau. Nhưng có một hôm, vợ chàng bị ngã vỡ đầu, chàng phải lấy đất sét làm một bộ óc giả thay vào đầu cho vợ rồi dùng lá thuốc quý chạy chữa. Thế mà vợ chàng vẫn tỉnh lại nhưng mắc chứng hay quên.
c) Đoạn 3: Lên cung trăng
- Theo cây lên trời
- Chú Cuội ngồi bên gốc cây
Lời kể : Một bữa, do quên lời chồng dặn, vợ Cuội đã tưới nước giải vào gốc cây thuốc quý làm nó từ từ rời khỏi mặt đất bay lên cao. Cuội nhìn thấy thế, sợ mất cây quý, vội chạy lại nắm lấy chùm rễ cây và đã bị cây cuốn theo tới tận cung trăng. Bây giờ vào những đêm trăng tròn và sáng, nhìn lên trời, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý giữa vầng trăng tròn vành vạnh.
tham khảo:
Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn.
Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quần áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.
Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.
Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận.
Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ mang chuyện kể cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả.
Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.
Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nền nhà mỗi lúc một cao lên. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kì lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hổ, người ta gọi là gò Bà Goá.
hắc