Nêu nội dung và ý nghĩa khổ thơ sau:
''Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...''
P/S:m.n giúp e với ạ mai e kt rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa của khổ thơ cuối trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ-Minh Huệ :-Giải thích một chân lí giản dị:Bác không ngủ được vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta-"Đêm nay cũng như bao đêm khác, như suốt cuộc đời Bác đã không ngủ vì lo cho nước, cho dân-"Lẽ thường tình" ở Hồ Chí Minh chính là sự hi sinh, lòng yêu thương vô hạn đối với chiến sĩ, đồng bào
ý nghĩa là:giản dị nhưng vô cùng quý mến.Với Bác ko ngủ để lo cho nước cho dân là chuyện bình thường.Cả cuộc đời người biết bao đêm thao thức vì nhân dân.Lẽ thương tình của HÒ CHÍ MINHchính là hi sinh lòng yêu thương vô hạn với chiến sĩ và đồng bào.
Nội dung chính của 2 khổ thơ đầu bài thơ "Ánh trăng": Hình ảnh vầng trăng tình nghĩa gắn với tuổi thơ và quãng thời gian tham gia chiến tranh của tác giả.
Nội dung :thể hiện khát vọng mãnh liệt của rễ muốn đưa cây vươn tới những tâm cao, cho dù có phải trải qua bao vất vả gian truân. Với khát vọng lớn lao ấy nên dầu phải trải qua bao tầng đất đá rắn chắc, rễ vẫn xuyên tìm. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp về lòng biết ơn với công lao của rễ, rễ đã lam lũ, cực nhọc để chắt chiu màu mỡ cho cây trổ lá đâm cành, ra hoa kết trái, vươn tới tận mây biếc, là nơi ca hát của các loài chim.
Ý nghĩa :Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản giữa rễ và những bộ phận của cây như hoa, lá: Rễ “lâm lũi trong đất, rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa” đối lập với “lá hát, hoa, quả, mùi hương”. Tác dụng của phép tương phản: nhấn mạnh sự vất vả lam lũ, cực nhọc của rễ để làm nên những mùa màng cây trái bội thu; thể hiện thái độ trân trọng biết ơn đối với công lao của rễ, làm tăng tính gợi hình biểu cảm của bài thơ.
REFER
Đoạn thơ 10 câu này là đoạn thơ hay nhất trong bài "Nhớ rừng”:
"Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.'
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phấn bí mật
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Sau nỗi nhớ một thuở vàng son, một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về thực tại với cái cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng. Như một trái núi sụp đổ xuống, mãnh hổ cất lời than. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của "hùm thiêng sa cơ'', của một kẻ phi thường thất thế. Đó cũng là tiếng thở dài của một lớp người khao khát tự do ngày ấy:
" Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
3. Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu.
Lại trở về nỗi buồn đau và nỗi nhớ "cảnh nước non hùng vĩ". Chỉ còn biết nhắn gửi thiết tha và bồn chồn:
"Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"
"Nhớ rừng" là bài thơ tuyệt bút. Nó được xếp vào loại 10 bài thơ hay nhất của Thơ mới. Hình tượng tráng lệ, kì vĩ. Lối diễn tả và sử dụng ngôn ngữ biến hóa. Chất nhạc đa thanh và phức điệu tạo nên những vần thơ du dương. Thơ nên họa nên nhạc như cuốn hút và làm mê say hồn ta.
Hình tượng chúa sơn lâm với nỗi nhớ rừng được nói đến với bao "lớp lớp sóng dồi". Trong nỗi đau sa cơ, thất thế có niềm kiêu hãnh tự hào. Bài thơ như một lời nhắn gửi thiết tha về tình yêu thương đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là nói lên cái giá tự do và khát vọng tự do
Nội dung của khổ 4 là: Con hổ khinh thường sự giả dối, tầm thường của hoàn cảnh.
Nội dung của khổ 5 là: Nỗi nhớ rừng và khát vọng tự do của con hổ.
Đoạn thứ hai và đoạn thứ ba hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi rừng núi thời oanh liệt
_ Khổ hai: nỗi nhớ về rừng đại ngàn.
_ Khổ ba: bức tranh tứ bình cùng muôn vàn xúc cảm trong chúa sơn lâm
1, Chép tiếp :
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”
Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...
Câu 2 : Trong bài thơ : Lượm
`-` Tác giả : Tố Hữu
Câu 3 : ND chính : miêu tả chú bé Lượm và hành trình làm liên lạc của mình.
Câu 4, Từ láy : loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.
`-` BPTT : so sánh , ẩn dụ , từ láy.
`-` Tác dụng : Miêu tả hình ảnh chú bé lượm hồn nhiên, đáng yêu, ngây thơ khi làm công việc liên lạ giúp cho người đọc, người nghe liên tưởng được hình ảnh chú bé Lượm.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”
Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ là của Tố Hữu.
- Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ Lượm.
Câu 3: Nội dung chính: Tả hình dáng của Lượm khi làm công việc liên lạc.
Câu 4: Các từ láy: loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.
biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên : so sánh , ẩn dụ , từ láy.
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.
Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm đang trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biên xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ờ bất kì phương trời nào. Bà đã trở thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng !òng mình về bà:
Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẵng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
Xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm giữa hai bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái mùa đông lạnh giá của nước Nga. Đứa cháu nhỏ của bà ngàv xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.
Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy... (Văn Giá). Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.
Với những cảm xúc của đứa cháu khi nhớ về bà , nhớ về quãng đời cơ cục cùng bà nhóm lửa , nhớ về công lao dạy dỗ của bà .... qua những vần thơ giản dị mà thắm thía , với những điệp ngữ và từ ngữ được vận dụng 1 cách rất linh hoạt sáng tạo . Nhưng đến đây dòng tâm niệm của tác giả vẫn chưa nguôi . Vẫn thốt lên những câu thơ lay động tâm hồn
Giờ cháu đã đi xa
Có lửa trăm nha, niềm vui trăm ngả
Những vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhỏ
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
Dù cho tác giả đã hòan thành nguyện ước của bà . Đã là 1 con người thành đạt , sống có ích cho xa hổi .Đã sống trong 1 điều kiện đầy đủ tiện nghi" có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả " Nhưng lòng tác giả vẫn luống hướng về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người . Bằng Việt sẽ mãi mãi không quên cái bếp lửa bà nhem , công lao dương dục . Tác giả luôn luôn tự hỏi với lòng : bà bây giờ sống thế nào ? có khỏe mạnh không ? bà nhóm bếp lên chưa ? Chắc chắn rồi sẽ có 1 ngày tác giả quay về nơi chôn rau cắt rồn của mình để chăm sóc người bà thân yêu trong những phút cúng cùi