K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2018

*Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thế giới thứ 2:

- Do mâu thuẫn về vấn đề thị trường và thuộc địa.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đã dẫn đến hình thành chủ nghĩa phát xít.

- Sự nhượng bộ của Anh - Pháp - Mĩ đối với phát xít Đức, tạo cơ hội cho Đức gây chiến tranh thế giới.

*Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ 2:

Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

* Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2:

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người:

- 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật

- Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến ranh thế giới thứ nhất.

-Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

*Suy nghĩ của em về chiến tranh:

Chiến tranh gây ra quá nhiều thương vong. Người thì chết, người bị thương, người sống thì không còn người thân, con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con.. nỗi đau chồng chất nỗi đau. Con người không vui vẻ.Chiến tranh phá hoại tài sản nhân loại, đường xá, bệnh viện, điện, nước, ô nhiễm, thay đổi môi trường sống của con người. Chiến tranh làm hao tốn nhiều của cải vật chất xã hội, xã hội vì nó mà giảm đi nhiều phúc lợi xã hội khác.Chiến tranh không mang lại kết quả gi cho cả bên thắng và bên thua. Chiến tranh quá tàn nhẫn đối với con người.

27 tháng 12 2020

Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2:

- Sau chiến tranh thế giới thứ 1,các nước đế quốc nảy sinh mâu thuẫn.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đó.

- Hình thành 2 khối đế quốc đối dịch nhau.

- Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ.

Phần suy nghĩ thì mik chưa biết

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 1 2021

Cảm ơn bạn rất nhiều yeu

 

24 tháng 12 2021

* Nguyên nhân

- Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

- Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

- Chính sách thỏa hiệp và nhượng bộ của Anh, Mỹ, pháp tạo điều kiện cho khối phát xít phát động chiến tranh.

* Kết cục 

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

* Suy nghĩ

- Gây thương vong

- Giảm sự tiến bộ của xã hội

- Phá hoại môi trường

  
25 tháng 12 2016

Nguyên nhân của chiến tranh
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

 

25 tháng 12 2016

kết cục :

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.



 

8 tháng 1 2021

Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

- Em nhận thấy rằng

+ Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa

+ Số tiền chi tiêu cho chiến tranh quá lớn

+ Có số lượng người chết và bị thương rất lớn

- Đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa, nó không mang lại lợi ích cho nhân loại, nó mang lại hậu quả nặng nề.

- Sau chiến tranh thế giới, bản đồ được phân lại, Pháp, Anh, Mỹ thắng lợi.

- Không nên vì lợi ích cá nhân của tư sản mà hại thế giới với hậu quả nặng nề, kinh tế chậm phát triển, con người mất đoàn kết.

- Phải xây dựng hòa bình, cùng nhau phát triển, không có chiến tranh như thế xảy ra.

8 tháng 1 2021

 theo như tôi được biết thì sau chiến tranh thể giới thứ hai thì hậu quả của nó là rất nặng nề đó là 60 triệu người chết 90 triệu người bị thương hay tàn phế ...nếu sống trong thời đó chắc hẳn chúng ta sẽ rất căm thù chiến tranh vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thất bại hoàn toàn thuộc về kẻ đã gây ra nó kẻ gây ra cuộc chiến tranh này không ai khác chính là bọn Đức bọn chúng chỉ vì lợi ích riêng tư hay sự thù hận đối với các nước thắng trận trong cuộc thế chiến thứ nhất và cũng do sự khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nên đã đi theo con đường phát xít chúng tuyên truyền chủ nghĩa phục thù trong lòng người dân để người dân ủng hộ chúng và tất nhiên sau khi hít le lên nắm quyền hắn đả biến nước đức thành một đất nước sặc mùi chiến tranh kết cục của chiến tranh đã cho ta thấy rõ tội ác của bọn chúng chỉ vì riêng bản thân hắn mà hắn đã khiến cho biết bao nhiêu người đân vô tội phải chịu hi sinh với tôi tôi là một con người yêu chuộng hòa bình thì tôi cảm thấy chiến tranh thế giới thư hai là không nên có

  
13 tháng 12 2018

do thg cầm đầu của một nước nào đó gây nên

quá easy

#nguLichSu#

13 tháng 12 2018

* Nguyên nhân : 

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt ...

1. Con đường dẫn đến Chiến tranh:

- Nguyên nhân sâu xa:

     + Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.

     + Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp:

     + Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

     + Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

15 tháng 4 2021

tham khảo:

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

 

15 tháng 4 2021

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo những chuyển biến to lớn của tình hình thế giới: ... - Chiến tranh làm thay đổi thế và lực của hệ thống TBCN: Phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt, Anh và Pháp suy yếu. Mĩ lớn mạnh lên trở thành cường quốc đứng đầu hệ thống này.

7 tháng 12 2017

Đáp án B