K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2017

Truyện Mị Châu - Trọng Thủy nói về việc sau nhiều lần không đánh lại được nước ta , Triệu Đà đã dùng mưu kế : giả vờ xin hòa và tìm chia rẽ nội bộ nước ta . Do nhẹ dạ , khả tin , cha con An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù , chịu để mất nước .

Chúc bạn học tốt

18 tháng 1 2019

Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói về việc sau nhiều lần đánh không được nước ta, Triệu Đà đã dùng mưu kế: giả vờ xin hòa và tìm cách chia rẽ nội bộ nước ta. Do nhẹ dạ, cả tin, cha con An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, chịu để mất nước.

4 tháng 12 2015

this is math, not english

10 tháng 2

chịu

3 tháng 12 2016

1) Theo em, truyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ đã cho nhân dân ta 1 bài học kinh nghiệm vô cùng lớn :

- Phải luôn cảnh giác với kẻ thù

- Phải xây dựng khối đoàn kết dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân để đánh giặc

2) Những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc :

- Giống nhau :

+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước
(quản lí).

- Khác nhau :

+ Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn.

+ Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.

+ Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

2 tháng 12 2016

-Theo em, Truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó ?

Truyện cho chúng ta thấy từ thời xa xưa ông cha ta đã biết đắp đê (cụ thể là Thủy Tinh cho nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh cho núi cao lên bấy nhiêu) để chống lại lũ lụt.

- Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí nói lên điều gì ?

- Các làng bản, bộ lạc có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
- Đồng là nguyên liệu chủ yếu không chỉ để chế tạo công cụ lao động mà còn để chế tạo các loại vũ khí.

mơn bạn nha

27 tháng 10 2018

Đấp án A

30 tháng 11 2016

Truyện Mỵ Châu- Trọng Thủy phản ánh sự tham lam của Triệu Đà và sự mê muội của Mỵ Châu cùng với những yếu tố li kì đưa An Dương Vương và cái kết không thể ngờ đến. Qua đây, em rút ra kinh nghiệm cần phải xem xét sự việc một cách kĩ lưỡng trước khi đưa ra kết quả và quyết định điều đó.

23 tháng 12 2018

Câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy phản ánh việc Mỵ Châu mê trai bán nước.

18 tháng 10 2017

a. An Dương Vương xây thành cổ Loa nhiều lần nhưng đắp tới đâu thì lại lở tới đấy. Nhà vua được thần linh giúp đỡ đã xây xong thành.

Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn khẳng định An Dương Vương là vị vua có tinh thần yêu nước, bảo vệ đất nước.

b. Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện bản chất như thế nào?

Sự mất cảnh giác vì nhà vua không phát hiện bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn cho Trọng Thủy cầu hôn Mị Châu để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc.

Trọng Thủy đã lừa Mị Châu, xem trộm nỏ thần và đã tìm cách đánh tráo lẫy nỏ, Mị Châu đã tiết lộ bí mật quốc gia để Trọng Thủy biết được vũ khí lợi hại của đất nước.

Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: Đà không sợ nỏ thần sao?. Chứng tỏ nhà vua chủ quan không biết rằng việc bảo vệ đất nước phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy đất nước phút chốc rơi vào bi kịch nước mất, nhà tan.

Đây là bài học thời sự trong việc bảo vệ đất nước.

c. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, nhân dân ta muốn biểu lộ thái độ công bằng trước lịch sử. Rùa Vàng - biểu tượng dân tộc - giúp nhà vua xây thành, chế nỏ là trí tuệ, sức sáng tạo, công sức bền bỉ của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước. Rùa Vàng gọi Mị Châu là giặc vì chính nàng là người có Trái tim nhầm chỗ để trên đầu nên phải chịu nhận cái chết do chính cha mình với tư cách người đứng đầu quốc gia trừng phạt. Cũng chứng tỏ thái độ không khoan nhượng của nhân dân đối với bất kì hành động nào làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.

Việc mất nước Âu Lạc, người chịu trách nhiệm chính là An Dương Vương. Ông vua tuy có công xây dựng, bảo vệ đất nước nhưng đã chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch quốc gia, gia đình, cá nhân. Thảm họa xảy ra, An Dương Vương đã đặt việc nước lên trên việc nhà, quan hệ vua

- tôi trên quan hệ cha con (chém chết Mị Châu). Rùa Vàng dẫn lối cho nhà vua xuống biển, không để ông chết, không cho quân thù lấy được xác vua. Chi tiết này thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Thể hiện sự cảm thông, kính trọng của nhân dân đối với An Dương Vương, dẫu ông có tội lớn - để mất nước. Đó cũng là sự phán xét công bằng của cha ông ta.

18 tháng 10 2017

dung phanphuong phuongTrần Văn NinhNguyễn Ngọc Lê UyênMinh VượngongthoSky SơnTùngLê Mỹ LinhNguyễn Thị Minh Anh mấy bn giúp mk vs! chỉ cần dàn ý thôi ạ

31 tháng 5 2017

Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói về hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nó còn thể hiện sự đoàn kết của nhân dân Lạc Việt trong việc chống lại thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của mình.