K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2017

Tham khảo ở đây nha bạn: http://thuviengiaoan.vn/giao-an/giao-an-ngu-van-8-tiet-52-chuong-trinh-dia-phuong-phan-van-48074/

30 tháng 8 2017

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào, tình thế chị Dậu rất thảm thương:

- Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp "chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không".

- Anh Dậu vừa "run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng" thì hai tên tay sai đã "sầm sập tiến vào" trong tay đầy những "roi song, tay thước và dây thừng" chúng là hiện hình của tai họa.

Câu 2:

Tên cai lệ là tên đứng đầu bọn lính ở huyện đường chuyên đi đòi sưu thuế, đây là một tên độc ác chỉ làm những điều sai trái.

Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: thằng kia nộp sưu thuế tao tưởng mày chết hôm qua rồi, mau nộp sưu thuế mau, cái hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy những bọn chúng cũng không tha.

Những tên cai lệ này chỉ làm những điều sai trái cho lý trưởng khi chúng đi đòi sưu thuế nặng của người nghèo, cái hành động đã đã có ảnh hưởng tới người đọc, mỗi người khi đọc tới chi tiết này đều căm phẫn trước những hành động xấu xa của bọn chúng.

Khi chị Dậu van xin bọn chúng đã quát mắng và đã có những hành động đểu giả, chúng đánh chị Dậu vào ngực rồi ra sân bắt trói anh Dậu, những hành động thiếu nhân tính đã được bọn chúng sử dụng, thật sự tàn ác và không có chút lương tâm.

Tính mạng của con người đang bị đe dọa nhưng bọn chúng chỉ cần tới quyền lợi là đòi được sưu thuế không thì sẵn sàng đánh, và có những hành động dã man với người dân.

Tên cai lệ có khuôn mặt sát khí, hắn là công cụ để tên lý trưởng thực hiện tội ác thật đáng phê phán cho những người chỉ là một công cụ cho người khác sai khiến và điều khiển.

Câu 3: Hành động của chị Dậu:

- Khi hai tên tay sai "sầm sập tiến vào", nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:

+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng "lăn đùng ra không nói được câu gì".

+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.

- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:

+ Ban đầu, chị "cố thiết tha" van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm "những roi song, tay thước và dây thừng" – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là "người nhà nước", nhân danh "phép nước" để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ "có tội" hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại "phép nước" được.

+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng "trợn ngược hai mắt" quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, "hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại".

Sự "liều mạng cự lại" của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị "cự lại" bằng lí:

+ "– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.

Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại "tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu", thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.

+ Chị Dậu "nghiến hai hàm răng" (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Không còn đấu lí nữa, chị quyết ra tay đấu lực với bọn ác ôn này.

+ Chị Dậu đã ra tay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ: "Túm ngay cổ" tên cai lệ, "ấn dúi ra cửa" làm cho "hắn ngã chỏng queo".

Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ "cố hữu" của anh.

Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").

Câu 4: Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Câu 5:

"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là "một đoạn tuyệt khéo", Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm ...

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này được khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của "nhà nước", của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

"Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn".

Câu 6:

Nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra một nhận xét hết sức đúng đắn là : "Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn". Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

30 tháng 8 2017

Soạn bài: Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

Tóm tắt đoạn trích:

Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào, tình thế chị Dậu rất thảm thương:

- Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp "chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không".

- Anh Dậu vừa "run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng" thì hai tên tay sai đã "sầm sập tiến vào" trong tay đầy những "roi song, tay thước và dây thừng" chúng là hiện hình của tai họa.

Câu 2:

Tên cai lệ là tên đứng đầu bọn lính ở huyện đường chuyên đi đòi sưu thuế, đây là một tên độc ác chỉ làm những điều sai trái.

Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: thằng kia nộp sưu thuế tao tưởng mày chết hôm qua rồi, mau nộp sưu thuế mau, cái hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy những bọn chúng cũng không tha.

Những tên cai lệ này chỉ làm những điều sai trái cho lý trưởng khi chúng đi đòi sưu thuế nặng của người nghèo, cái hành động đã đã có ảnh hưởng tới người đọc, mỗi người khi đọc tới chi tiết này đều căm phẫn trước những hành động xấu xa của bọn chúng.

Khi chị Dậu van xin bọn chúng đã quát mắng và đã có những hành động đểu giả, chúng đánh chị Dậu vào ngực rồi ra sân bắt trói anh Dậu, những hành động thiếu nhân tính đã được bọn chúng sử dụng, thật sự tàn ác và không có chút lương tâm.

Tính mạng của con người đang bị đe dọa nhưng bọn chúng chỉ cần tới quyền lợi là đòi được sưu thuế không thì sẵn sàng đánh, và có những hành động dã man với người dân.

Tên cai lệ có khuôn mặt sát khí, hắn là công cụ để tên lý trưởng thực hiện tội ác thật đáng phê phán cho những người chỉ là một công cụ cho người khác sai khiến và điều khiển.

Câu 3: Hành động của chị Dậu:

- Khi hai tên tay sai "sầm sập tiến vào", nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:

+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng "lăn đùng ra không nói được câu gì".

+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.

- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:

+ Ban đầu, chị "cố thiết tha" van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm "những roi song, tay thước và dây thừng" – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là "người nhà nước", nhân danh "phép nước" để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ "có tội" hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại "phép nước" được.

+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng "trợn ngược hai mắt" quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, "hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại".

Sự "liều mạng cự lại" của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị "cự lại" bằng lí:

+ " – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.

Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại "tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu", thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.

+ Chị Dậu "nghiến hai hàm răng" (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Không còn đấu lí nữa, chị quyết ra tay đấu lực với bọn ác ôn này.

+ Chị Dậu đã ra tay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ: "Túm ngay cổ" tên cai lệ, "ấn dúi ra cửa" làm cho "hắn ngã chỏng queo".

Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ "cố hữu" của anh.

Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").

Câu 4: Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Câu 5:

"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là "một đoạn tuyệt khéo", Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm ...

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này được khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của "nhà nước", của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

"Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn".

Câu 6:

Nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra một nhận xét hết sức đúng đắn là : "Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn". Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

9 tháng 11 2016

Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập.
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Bài thơ trên có ý nghĩa là khẳng định chử quyền dân tộc nên gọi là bài tuyên ngôn độc lập và nó được ra đời trước bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ nên ta có thể nói nó là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

9 tháng 11 2016

Sử học Việt Nam hiện nay coi là Việt Nam có cả thảy 3 bản tuyên ngôn độc lập:

1. Bài thơ Nam quốc sơn hà: là tác phẩm được sử dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Lê Hoàn) và lần thứ 2 (Lý Thường Kiệt) nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống.
2. Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thay lời Bình Định vương Lê Lợi năm Đinh Mùi (1427), tuyên bố bình định giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.
3. Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
12 tháng 10 2018

Lòng yêu nước trong Nam quốc sơn hà thể hiện qua việc khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đó là chân lí hiển nhiên tất yếu do "sách trời" định ra, không thể thay đổi được.

Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc trong Phò giá về kinh thể hiện qua âm hưởng và khí thế sục sôi khi giành được chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử. Đây là âm hưởng hào khí Đông A đầy hào sảng của thời đại nhà Trần.

4 tháng 5 2017

de om mo sach hoc tot ngu van 6

2 tháng 11 2016

Trên thực tế, bài thơ mang dấu ấn dân gian, rất có thể một văn sĩ nào đó thời Lê Hoàn đã sáng tác. Ở Thời kỳ “U linh” đó việc mượn thần để thị uy kẻ thù đạt hiệu quả vốn là điều hiển nhiên. Bởi vậy bài thơ ra đời chỉ gọi là bài thơ “Thần” chứ không phải là Nam quốc sơn hà. Có 2 dấu ấn trong nội tại bài thơ minh chứng cho điều này . Một là từ “Đế” gắn với việc Lê Hoàn lần đầu tiên trong lịch sử đại Việt xưng đế. Hai là câu kết của bài thơ, quan điểm thần thánh lẽ trời rất rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu gần đây thống nhất quan điểm Nam quốc sơn hà là bài thơ thần, xuất hiện dưới thời Lê Đại Hành. Sử sách (Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt điện u linh...), đều chép Lý Thường Kiệt sai người vào đền thờ anh em Trương Hống, Trương Hát (tướng của Triệu Việt Vương) ngâm bài thơ này nhưng không nói rõ ông là tác giả. Và ở thời kỳ ấy, Lý Thường Kiệt không có động thái “Phong thần” nếu thần mách bảo. Vì sao? giản đơn là bài thơ “Thần”này đã có từ trước. Như vậy, các tác giả kết luận: Lý Thường Kiệt chỉ là người vận dụng bài thơ này để đuổi quân Tống.

12 tháng 12 2017

Bố cục:

    - Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.

    - Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.

Tóm tắt:

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại. Có hai đoạn chia như phần Bố cục.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.

   Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, biếu bà một cục bạc, còn được hổ dẫn ra tận cửa rừng.

   - Câu chuyện con hổ với bác tiều: bác tiều giúp lấy cái xương bị hóc trong miệng con hổ, được hổ đền đáp và nhớ ơn mãi về sau.

   → Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn trong lần được giúp đỡ còn con hổ thứ hai thì nhớ ơn mãi về sau, cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.

Luyện tập

   Câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ:

   - Tính khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời của chú chó.

   - Quấn quýt với mọi người, hay chơi đùa, vẫy đuôi chạy ra tận cổng khi chủ về,...

   - Chú chó dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn.

12 tháng 12 2017

Tóm tắt

Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.

Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:

- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.

- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

- Các hành động:

    + Gõ cửa cổng bà đỡ

    + Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

    + Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

    + Đào cục bạc tặng bà đỡ.

    + Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.

Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

    + Mắc xương, lấy tay móc họng.

 + Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

    + Tạ ơn một con nai.

    + Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

Tra google là ra

Đơn giản

Cái j không làm đc mới đăng nhé!

Hội con 🐄 chúc bạn học tốt!!! 

24 tháng 8 2019

Bài 3

X=5

Đúng r đó phá ngoặc ra thì 2x=10

X=5

5 tháng 2 2017

Soạn bài vượt thác của Võ Quảng I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Theo trình tự 3 phần ở SGK thì bài văn được bố cục. (1) Từ đầu đến “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”. (2) Tiếp đó đến “Thuyền vượt qua khỏi thác Cồ Cò”. (3) Phần còn lại. Câu 2. a. Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền. A1) - Thuyền lướt bon bon về phía núi rừng. - Đến ngã ba sông trải ra những bãi dâu tiếp làng xa tít. - Những chiếc thuyền xuôi chầm chậm chở đầy đặc sản của rừng. - Càng ngược vườn tược càng um tùm. - Những chòm cổ thụ mãnh liệt đứng trầm ngâm. - Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang. A2) - Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. - Thuyền vùng vằng cứ trụt xuống rồi lên, quay đầu về chạy. - Thuyền cố lấn lên. - Thuyền vượt khỏi thác. A3) - Dòng sông cứ chạy quanh co, dọc những núi cao sừng sững. - Dọc sườn núi những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp trông xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. - Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra. b. Cũng như bài « Sông nước Cà Mau », người miêu tả ở trên thuyền để quan sát cảnh vật. Con thuyền di động tới đâu thì cảnh vật sẽ được nhìn và miêu tả đến đó. Vị trí quan sát này rất thích hợp vì nó động chứ không tĩnh lại. Câu 3. Cảnh con thuyền vượt thác. a. - Thác rất dữ dội « Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá ». - Cả ba con sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. - Chiếc sào dượng Hương Thư bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trụt xuống, quay đầu… - Thuyền cố lấn lên rồi vượt qua được thác Cổ Cò. b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả : - Ngoại hình : + như pho tượng đồng đúc. + các bắp thịt cuồn cuộn. + hai hàm răng cắn chặt. + quai hàm bạnh ra. - Hành động + Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông. + Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống. + Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt. - Đánh giá chung : + Là hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. + Khi vượt thác dượng Hương Thư mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng không giống như ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. c. Một số so sánh đã được dùng : + Núi cao như đột ngột hiện ra (vật với người). + Nhanh như cắt (trừu tượng với cụ thể). + Những cây to (…) nom xa như những cụ già vung tay (vật với người). - Hình ảnh dượng Hương Thư giống như « hiện sĩ của Trường Sơn oai linh » cho thấy tư thế anh hùng của người lao động trên thác nước hung hiểm của Trường Sơn hùng vĩ. Con người rất xứng tầm với thiên nhiên dữ dội. - Hai hình ảnh : + Đoạn đầu : « Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước ». + Đoạn cuối : « Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. • Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác. • Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới « Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi ». • Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình. Câu 5. Qua bài văn, em cảm nhận. - Thiên nhiên Việt Nam đẹp một cách dữ dội, mãnh liệt. - Con người lao động Việt Nam như là hiệp sĩ anh hùng chiến đấu hằng ngày để có miếng ăn tấm áo. II. Luyện tập Cảnh sông nước ở hai bài đều hùng vĩ, nên thơ nhưng nó là hai miền rất khác nhau : + Miền cực Nam của Tố quốc nên có nhiều kênh rạch chằng chịt, có các tầng rừng đước, có phố thị trên sông. + Miền trung ở dãy Trường Sơn và cái thác nước phải vượt qua thật dữ dội.

5 tháng 2 2017

Tóm tắt

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

Câu 1: Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:

– Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;

– Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;

– Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.

Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau:

– Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước".

– Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò".

– Đoạn 3: Còn lại.

Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền.

Chẳng hạn:

– Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: "chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít" …

– Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: "Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt" …

– Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn" …

Câu 3:

a. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố:

– Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng, ...

– Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả:

- Ngoại hình:

  • như pho tượng đồng đúc.

  • các bắp thịt cuồn cuộn.

  • hai hàm răng cắn chặt.

  • quai hàm bạnh ra.

- Hành động:

  • Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.

  • Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống.

  • Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.

c. Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:

– Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc ...

– Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.

Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" – qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách.

Câu 4:

- Hai hình ảnh:

  • Đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước".

  • Đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước".

+ Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.

+ Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới "Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi".

+ Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình.

Câu 5:

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.

III. LUYỆN TẬP

Hai bài Sông nước Cà MauVượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy.

- Miền cực Nam của Tố quốc nên có nhiều kênh rạch chằng chịt, có các tầng rừng đước, có phố thị trên sông.

- Miền trung ở dãy Trường Sơn và cái thác nước phải vượt qua thật dữ dội.