K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1) Sự giảm nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí và theo độ cao trên Trái Đất khác nhau như thế nào? Tại sao chênh lệch nhiệt độ giữa vùng cực Bắc và Xích đạo trong mùa hạ nhỏ hơn mùa Đông? 2) Giải thích tại sao mặc dù ở gần Xích đạo, nhưng nhiệt độ trung bình vào mùa hạ của Nam Bộ vẫn thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Tây Bắc? b) Giải thích tại sao...
Đọc tiếp

1) Sự giảm nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí và theo độ cao trên Trái Đất khác nhau như thế nào? Tại sao chênh lệch nhiệt độ giữa vùng cực Bắc và Xích đạo trong mùa hạ nhỏ hơn mùa Đông?

2) Giải thích tại sao mặc dù ở gần Xích đạo, nhưng nhiệt độ trung bình vào mùa hạ của Nam Bộ vẫn thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Tây Bắc? b) Giải thích tại sao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, trong mùa đông vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ?

3) Giải thích tại sao mùa khố ở khu vực Bắc Bộ bớt sâu sắc hơn so với khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên?

4) Giải thích tại sao các đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ thường tập trung ở ven biển?

5) Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp năng lượng ở nước ta. Phân tích nguyên nhân của sự phân hóa đó?

6) Cho biết tại sao việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở khu vực Tây Nguyên lại giảm được nhiều chi phí?

0
12 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

18 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

26 tháng 5 2021

 Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

Các Polar High là các khu vực có áp suất khí quyển cao xung quanh các cực Bắc và cực Nam ; Polar High hoạt động cực bắc mạnh hơn vì đất tăng và mất nhiệt hiệu quả hơn biển. Nhiệt độ lạnh ở các vùng cực khiến không khí hạ xuống tạo ra áp suất cao, giống như nhiệt độ ấm quanh xích đạo làm cho không khí tăng lên tạo ra vùng hội tụ giữa các áp suất thấp. Không khí tăng cũng xảy ra...
Đọc tiếp

Các Polar High là các khu vực có áp suất khí quyển cao xung quanh các cực Bắc và cực Nam ; Polar High hoạt động cực bắc mạnh hơn vì đất tăng và mất nhiệt hiệu quả hơn biển. Nhiệt độ lạnh ở các vùng cực khiến không khí hạ xuống tạo ra áp suất cao, giống như nhiệt độ ấm quanh xích đạo làm cho không khí tăng lên tạo ra vùng hội tụ giữa các áp suất thấp. Không khí tăng cũng xảy ra dọc theo các dải áp thấp nằm ngay dưới các cực cao xung quanh vĩ tuyến thứ 50 của vĩ độ. Các vùng hội tụ ngoài hành tinh này bị chiếm giữ bởi các Frông cực nơi các khối không khí có nguồn gốc cực gặp nhau và đụng độ với các vùng có nguồn gốc nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Sự hội tụ của không khí tăng này hoàn thành chu kỳ thẳng đứng xung quanh Hoàn lưu khí quyển ở mỗi bán cầu vĩ độ. Liên quan chặt chẽ đến khái niệm này là xoáy cực .

Nhiệt độ bề mặt dưới các Polar High là lạnh nhất trên Trái đất, không có tháng nào có nhiệt độ trung bình trên mức đóng băng. Các khu vực dưới cực cao cũng trải qua lượng mưa rất thấp, dẫn đến chúng được gọi là "sa mạc cực ".

Luồng không khí đi ra ngoài từ các cực để tạo ra các cơn gió đông cực trong Bắc Cực và Nam Cực khu vực này.

0
19 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ của Nam Bộ thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và nam Tây Bắc.

- Do sự khác nhau về góc nhập xạ, nên khu vực ở gần Xích đạo thường có nhiệt độ trung bình cao hơn ở những nơi xa Xích đạo.

- Tuy nhiên, ở nước ta về mùa hạ, gió Tây Nam TBg thổi đến gặp dãy Trường Sơn, gây mưa ở sườn Tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng, làm nhiệt độ tăng cao hơn hẳn sự thay đổi nhiệt độ theo chiều từ bắc vào nam, dẫn đến nhiệt độ trung bình trong những tháng đầu mùa hạ tăng cao hơn nhiều so với Nam Bộ. (Cứ xuống thấp 100m, nhiệt độ tăng 1°C; trong khi đó, khi đi về phía Xích đạo, cứ cách 1 vĩ độ, nhiệt độ chỉ tăng lên khoảng 0,1°C.

Đới nóng là nơi có nhiệt độ cao, Tín phong Đông Bắc & Tín phong Đông Nam thổi quanh năm từ hai dải cao áp chí tuyến về phía Xích đạo, chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất.Môi trường nhiệt đới có 4 kiểu môi trường: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.Trong sơ đồ phân loại khí hậu của Wladimir...
Đọc tiếp

Đới nóng là nơi có nhiệt độ cao, Tín phong Đông Bắc & Tín phong Đông Nam thổi quanh năm từ hai dải cao áp chí tuyến về phía Xích đạo, chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất.

Môi trường nhiệt đới có 4 kiểu môi trường: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.

Trong sơ đồ phân loại khí hậu của Wladimir Köppen, khí hậu nhiệt đới được định nghĩa như là khí hậu phi khô cằn trong đó tất cả 12 tháng của năm có nhiệt độ trung bình trên 18 °C (64,4 °F).
Còn
khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình tháng trên 18oC trong mỗi tháng trong năm và có mùa ẩm, khô đặc trưng.

Tuy nhiên, không giống với khí hậu xavan, tháng khô nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng giáng thủy ít hơn 60 mm/tháng, nhưng lớn hơn (100-[tổng lượng giáng thủy{mm}/25]). Quan trọng hơn, khí hậu nhiệt đới gió mùa thường không có mùa khô đáng kể như khí hậu xavan. Cuối cùng, khí hậu nhiệt đới gió mùa gặp ít sự thay đổi về nhiệt độ trong năm hơn khí hậu xavan. Đối với khí hậu này, mùa khô nhất thường xảy ra vào đông chí đối với phía đó của đường xích đạo.
Cho mình hỏi phía đó của đường xích đạo là gì ?

0
16 tháng 12 2018

Nhiệt độ thấp nhất lúc 22 giờ, Nhiệt độ cao nhất lúc 16 giờ

Độ chênh lệch nhiệt độ: 8oC

9 tháng 8 2021

Vào mùa hạ ở Bán cầu Bắc, tổng bức xạ ở Xích đạo nhỏ hơn ở Cực Bắc chủ yếu do thời gian chiếu sáng ở Cực dài hơn ở Xích đạo (tại Cực có 6 tháng ngày, tại Xích đạo chỉ có 3 tháng ngày)
Nhiệt độ không khí ngoài việc phụ thuộc vào tổng bức xạ Mặt Trời (được quy định bởi sự chi phối của góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng), còn phụ thuộc vào tính chất
bề mặt đệm. Ở Xích đạo chủ yếu là đại dương và rừng rậm nên không khí có chứa nhiều hơi nước, hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Ở Cực chủ yếu là băng tuyết nên phản hồi hầu hết lượng bức xạ Mặt Trời, phần còn lại rất nhỏ chủ yếu dùng làm tan băng nên nhiệt độ rất thấp.

Tham khảo nha

Câu 1. Biên độ nhiệt miền Nam thấp hơn miền Bắc chủ yếu do   A. nền nhiệt độ ở miền Nam thấp hơn nền nhiệt độ ở miền Bắc.   B. sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất nhỏ.   C. miền Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và áp thấp nhiệt đới.   D. địa hình miền Bắc chủ yếu là đồi núi cao, hướng các dãy núi phức tạp.Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân...
Đọc tiếp

Câu 1. Biên độ nhiệt miền Nam thấp hơn miền Bắc chủ yếu do

   A. nền nhiệt độ ở miền Nam thấp hơn nền nhiệt độ ở miền Bắc.

   B. sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất nhỏ.

   C. miền Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và áp thấp nhiệt đới.

   D. địa hình miền Bắc chủ yếu là đồi núi cao, hướng các dãy núi phức tạp.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc-Nam?

   A. Nguyên nhân phân hóa Bắc-Nam là do khí hậu phân hóa theo vĩ độ.

   B. Nền nhiệt độ ở miền Nam thường cao hơn nền nhiệt độ ở miền Bắc.

   C. Ở miền Bắc, vào mùa hạ trời nhiều mây, nắng ấm, nhiều cây rụng lá.

   D. Ở miền Nam, nhất là Tây Nguyên hình thành rừng thưa nhiệt đới khô.

Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều Đông-Tây?

   A. Nguyên nhân phân hóa Đông-Tây là do khí hậu phân hóa theo kinh độ.

   B. Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ có thềm lục địa rộng, nông.

   C. Dải đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang, thiên nhiên bớt khắc nghiệt.

   D. Độ nông-sâu, rộng-hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với đồng bằng.

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng về tự nhiên đối với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

   A. Tập trung dầu khí trữ lượng lớn.

   B. Ven biển có rừng ngập mặn phát triển.

   C. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu.

   D. Tính không ổn định của thời tiết là trở ngại lớn của miền.

Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta?

   A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh.

   B. Khí hậu phân hóa theo độ cao của địa hình và áp thấp Bắc Bộ.

   C. Đất đai phân hóa theo đai cao và ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam.

   D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 6. Đâu không phải là một trong những đặc điểm cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc

Trung Bộ nước ta?

   A. Là miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ ba đai cao.

   B. Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

   C. Có dải đồng bằng mở rộng, khá màu mỡ nằm ở trung tâm.

   D. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc-đông nam.

Câu 7. Ý nào sau đây không đúng về miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta?

   A. Gió mùa Đông Bắc đến muộn và kết thúc sớm.

   B. Rừng còn tương đối nhiều chỉ sau Tây Nguyên.

   C. Ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, vũng vịnh.

   D. Gió mùa Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn.

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là một trong những đặc điểm của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta?

   A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

   B. Có đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ, nhỏ hẹp ở ven biển Nam Trung Bộ.

   C. Sự tương phản về khí hậu giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam rõ nét.

   D. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.

0