K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2017

*Dẫn chứng về việc nhà nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba:

- Nhà nguyên huy động hơn 30 vạn quân và nhiều tướng giỏi chỉ huy, đồng thời chuẩn bị sẵn lương thực để đánh lâu dái với quân dân nhà Trần.

*Diễn biến trận Vân Đồn:

-Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn dợi đoàn thuyền lương của địch đi qua. Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đi qua Vân Đồn liền bị quân của Trần Khán Dư đánh dữ dội từ nhiều phía.

*Sau trận Vân Đồn, nhà nguyên rơi vào thế bị động và gặp nhiều khó khăn.

*Diễn biến trận Bạch Đằng:

-Đầu tháng 4-1288, đoàn thuyền quân của Ô Mã Nhi từ Vạn Kiếp tiến ra của sông Bạch Đằng về nước. Trần Quốc Tuấn cho một số thuyền nhẹ ra khiêu khích rồi giả vờ thua chạy.

*Ý nghĩa:

-Là trận thủy chiến tuyệt vời nhất trong lịch sử dân tộc.

-Là thắng lợi quyết định đập tan âm mưu xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác.

23 tháng 12 2017

Câu 1: Trang 63 – sgk lịch sử 7

Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba?

Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại, nhà Nguyên quyết tâm đánh Đại Việt lần thứ ba để trả thù:

  • Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, để tập trung lực lượng xâm lược Đại Việt.
  • Ngoài việc huy động hơn 30 vạn quân và nhiều danh tướng, nhà Nguyên còn sử dụng hàng trăm chiếc thuyền cùng một đoàn thuyền chở lương thực -> quyết tâm dồn lực lượng đánh bại Đại Việt.

Câu 2: Trang 63 – sgk lịch sử 7

Hãy tường thuật diễn biến trận Vân Đồn.

Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hồ, nhưng cho rằng quân ta nhưng cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về hội quân ở Vạn Kiếp.

Trần Khánh Dư dự đoán khi đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi đi qua, có thể đánh được đoàn thuyền lương nên đã bố trí một trận mai phục. Đúng như dự đoán, mấy ngày sau, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hồ nặng nề, chậm chạp tiến qua Vân Đồn, liền bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.

Câu 3: Trang 64 – sgk lịch sử 7

Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân nguyên như thế nào?

Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình thế khó khăn, rơi vào thế bị động. Thoát Hoan ở Thăng Long có nguy cơ bị cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

Câu 4 : Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên năm 1287?

- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường phòng thủ ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta. Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn đến Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi cùng tiến về Vạn Kiếp.
- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư chỉ huy triển khai quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần tấn công quyết liệt, nhiều thuyền lương bị đánh chìm, một số còn lại quân ta chiếm.
- Cuối tháng 1-1288, thực hiện "Vườn không nhà trống", Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên rời vào khó khăn, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long . Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và rồi rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4-1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rơi vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân ta liên tục chặn đánh.
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

Câu 5: Trang 65 – sgk lịch sử 7

Em hãy nêu ý nghĩa của của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288?

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Trong ba lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, quân địch đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần đều thất bại.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – nguyên, một kẻ thù mạnh và an tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Đại Việt.

- Good Look :v

1 tháng 7 2018

- Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về hội quân ở Vạn Kiếp.

    - Trần Khánh Dư dự đoán khi đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi đi qua, có thể đánh được đoàn thuyền lương nên đã bố trí một trận mai phục. Đúng như dự đoán, mấy ngày sau, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ nặng nề, chậm chạp tiến qua Vân Đồn, liền bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.

14 tháng 5 2021

+ Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ nhưng lại chủ quan cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương nên đã tiến về Vạn Kiếp để hội quân.

+ Trần Khánh Dư dự đoán trước được tình hình nên đã cho quân mai phục trước ở Vân Đồn, khi đoàn thuyền của Trương Văn Hổ đến, quân ta từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội.

+ Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.

 

14 tháng 5 2021

Tham Khảo !

- Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng lại chủ quan cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về Vạn Kiếp để hội quân.

- Trần Khánh Dư dự đoán được tình hình nên đã cho quân mai phục trước ở Vân Đồn, khi đoàn thuyền của Trương Văn Hổ đến, quân ta từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội.

- Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.

 

26 tháng 12 2017

Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình trạng khó khăn, rơi vào thế bị động. Thoát Hoan ở Thăng Long có nguy cơ cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

14 tháng 5 2021

Tham Khảo !

- Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất hết số lương thực đã chuẩn bị cho cuộc chiến.

- Khi tiến quân vào Thăng Long, nhân dân ta tiếp tục thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Vì không thể đánh bại ngay quân đội nhà Trần, quân Nguyên càng kéo dài cuộc chiến càng lâm vào thế bị động, khó khăn vì thiếu quân lương, nhiều nơi xung yếu bị quân ta tấn công chiếm lại.t

- Tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

 
14 tháng 5 2021

- Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất hết số lương thực đã chuẩn bị cho cuộc chiến.

- Khi tiến quân vào Thăng Long, nhân dân ta tiếp tục thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Vì không thể đánh bại ngay quân đội nhà Trần, quân Nguyên càng kéo dài cuộc chiến càng lâm vào thế bị động, khó khăn vì thiếu quân lương, nhiều nơi xung yếu bị quân ta tấn công chiếm lại.t

- Tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

14 tháng 1 2022

Sau trận Vân Đồn , tình thế của quân Nguyên là :

+ quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình trạng khó khăn, rơi vào thế bị động.

+ Thoát Hoan ở Thăng Long có nguy cơ cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn,

+ Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

14 tháng 1 2022

Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình trạng khó khăn, rơi vào thế bị động. Thoát Hoan ở Thăng Long có nguy cơ cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

15 tháng 11 2017

 - Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng xâm lược Đại Việt.

    - Ngoài việc huy động hơn 30 vạn quân và nhiều danh tướng, nhà Nguyên còn sử dụng hàng trăm chiếc thuyền cùng một đoàn thuyền chở lương thực → Quyết tâm dồm lực đánh Đại Việt.

14 tháng 5 2021

Tham khảo !

Một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba:

- Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tiến công Đại Việt.

- Nhà Nguyên huy động hơn 30 vạn quân và nhiều danh tướng do Thoát Hoan làm Tổng chỉ huy.

- Ngoài ra còn có hàng trăm chiến thuyền, một đoàn thuyền lương chở hàng chục vạn thạch lương do tướng Trương Văn Hổ chỉ huy.

14 tháng 5 2021

Một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba:

- Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tiến công Đại Việt.

- Nhà Nguyên huy động hơn 30 vạn quân và nhiều danh tướng do Thoát Hoan làm Tổng chỉ huy.

- Ngoài ra còn có hàng trăm chiến thuyền, một đoàn thuyền lương chở hàng chục vạn thạch lương do tướng Trương Văn Hổ chỉ huy.

30 tháng 5 2021

1.- Việc nhà Trần chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đã có tác dụng vô cùng to lớn. Đây là điều kiện quyết định để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

2.

- Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

- Trước thế giặc mạnh và sau một số trận chặn giặc, Trần Quốc Tuấn cho rút lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), rồi lại lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định) để bảo toàn lực lượng.

- Nhân dân Thăng Long một lần nữa thực hiện “vườn không nhà trống”. Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng).

- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, thấy thế giặc mạnh một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.

- Cùng lúc đó, Thoát Hoan cho quân tiến xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng thất bại. Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ viện binh. Ở đây, quân Nguyên lâm vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.

3.Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285): - Đoàn kết lực lượng toàn dân để đánh giặc. - Khi thế giặc mạnh, thực hiện rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch. ... - Khi thời cơ đến, tiến hành phản công tiêu diệt quân giặc, giành thắng lợi hoàn toàn.

4. - Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.

- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

5. * Giống nhau:

- Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

* Khác nhau:

- Trong lần này, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Hok tốt!!!

Cảm ơn bạn nhé!

13 tháng 7 2021

tham khảo:

- Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất hết số lương thực đã chuẩn bị cho cuộc chiến.

- Khi tiến quân vào Thăng Long, nhân dân ta tiếp tục thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Vì không thể đánh bại ngay quân đội nhà Trần, quân Nguyên càng kéo dài cuộc chiến càng lâm vào thế bị động, khó khăn vì thiếu quân lương, nhiều nơi xung yếu bị quân ta tấn công chiếm lại.t

- Tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

mk cop mạng nha!!

Lời giải chi tiết

- Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất hết số lương thực đã chuẩn bị cho cuộc chiến.

- Khi tiến quân vào Thăng Long, nhân dân ta tiếp tục thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Vì không thể đánh bại ngay quân đội nhà Trần, quân Nguyên càng kéo dài cuộc chiến càng lâm vào thế bị động, khó khăn vì thiếu quân lương, nhiều nơi xung yếu bị quân ta tấn công chiếm lại.t

- Tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

chép mạng ko khó

27 tháng 12 2021

help toi vs mấy bạn :v