K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.

Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.

Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.

3 tháng 2 2023

Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:

   Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

   Số liệu năm 2021:

+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%. 

+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.

=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.

4 tháng 8 2019

Hon-đa (Nhật Bản), Mec-xê-đet (Đức), Pe-trô (Nga), Cô-ca Cô-la (Mĩ),...

21 tháng 7 2023

Tham khảo: Ngô công nghệ sinh học (CNSH) - tiềm năng về nông sản của Cộng hòa Nam Phi

Ngô là cây lương thực chính ở Nam Phi, quốc gia này là nước sản xuất ngô chính trong khối Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (SADC). Có hơn 9.000 trang trại trồng ngô thương mại, tập trung tại các tỉnh North West, the Free State, the Mpumalanga Highveld và the KwaZulu-Natal Midlands. Diện tích trồng ngô năm 2014 khoảng 2,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 5,04 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 13,6 triệu tấn. Trong năm 2013, Nam Phi xuất khẩu được 764 triệu USD đối với mặt hàng ngô. Trong đó, Nhật Bản là đối tác lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 196 triệu USD, tiếp theo là Mexico đạt 96 triệu USD, Zimbabwe đạt 79 triệu USD, Việt Nam là 5 triệu USD…

Cây ngô CNSH là cây trồng chính ở Nam Phi và được sử dụng cho cả người tiêu dùng (chủ yếu là ngô trắng) và thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là ngô vàng). Ngô CNSH được trồng trên 2,16 triệu ha cao hơn 22% so với năm 2015. Diện tích này bao gồm 19,5% (420.000 ha) kháng sâu bệnh, 18,9% (407.000 ha) chịu được thuốc diệt cỏ và 61,7% (1,33 triệu ha) ) của IR/HT. Ngô trắng CNSH được trồng trên 52% (1,123 triệu ha) trong tổng số ngô công nghệ sinh học, ngô vàng ở mức 48%.

Sản xuất ngô ở Nam Phi cho thấy xu hướng sản xuất ngô nhiều hơn ở các vùng ít sử dụng các phương pháp, canh tác hiệu quả hơn. Với công nghệ sinh học, sản lượng ngô tăng gấp đôi trong 20 năm qua ở Nam Phi. Ngô CNSH cũng cho thấy khả năng cải thiện các chiến lược phù hợp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ công tác sản xuất ở cả vùng năng suất cao và thấp, đồng thời tăng cường an ninh lương thực liên quan đến việc tiêu thụ ngô trắng ở Nam Phi.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Một số ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ là: khai thác dầu mỏ; điện tử; hóa chất; chế biến nông sản; dệt may; thủy điện; nhiệt điện,…
- Vị trí phân bố:
+ Các nhà máy thủy điện tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ.
+ Các nhà máy nhiệt điện tập trung chủ yếu ở: thành phố Hồ Chí Minh; thành phố Cần Thơ và tỉnh Cà Mau.
+ Ngành khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa.
+ Các ngành điện tử, hóa chất, dệt may tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một.
+ Ngành chế biến nông sản tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một; Vũng Tàu; thành phố Cần Thơ và Cà Mau.
• Yêu cầu số 2: Giải thích: Nam Bộ có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.

1 tháng 4 2017

Một số hang nổi tiếng nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp: Canon,Honda,…(Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc),…

3 tháng 4 2017

-Công nghiệp điện lực - điện tử, công nghiệp khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản, tiểu thủ CN, dệt may, chế biến LTTP...
VD: Honda, Mitxubixi, Panasonic, Tosiba...............