K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2017

bạn tham khảo nha:

Ninh Bình nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam và được xem như là một “Miền Bắc Việt Nam thu nhỏ”. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi, quy tụ ba loại địa hình: đồi núi và bán sơn địa, đồng bằng ven biển, vùng chiêm trũng. Nhờ vậy nơi đây có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, là môi trường sinh sống tốt của các loài động vật, thực vật trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm và nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Có thể kể đến bốn khu rừng lớn ở Ninh Bình như rừng Cúc Phương, rừng Vân Long, rừng Hoa Lư và rừng Kim Sơn, cùng với đó là các khu dự trữ sinh quyển quý báu của thế giới.

Vùng đất Ninh Bình được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, hùng vĩ như những bức tường thành kiên cố, bởi vậy nơi đây từng được chọn làm kinh đô nước Việt dưới 3 triều đại vua Đinh - Lê - Lý, từ năm 968 đến năm 1010. Nơi đây còn được người dân gọi là "Kinh đô đá". Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, nằm trong khu vực trung tâm của quần thể danh thắng Tràng An, hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km², là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội, cùng với đó là hệ thống các đền, lăng, đình, chùa, phủ... Cách đây hơn 1000 năm, những bãi lau sậy nằm sâu trong các thung lũng giữa núi non Tràng An là nơi Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau khởi nghĩa, dẹp loạn 12 xứ quân. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và chọn Hoa Lư làm kinh đô. Nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt. Từ năm 968 đến năm 1009, có 6 vị vua Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ đóng đô. Đến nay, dấu tích của kinh đô xưa vẫn còn được tìm thấy ở các đền chùa, miếu mạo trong khuôn viên cố đô Hoa Lư. Chị Đỗ Ngọc Ánh, hướng dẫn viên du lịch, cho biết: "Ở đền vua Đinh và đền vua Lê trong quần thể cố đô Hoa Lư vẫn còn lưu giữ những nét kiến trúc, điêu khắc gỗ tinh xảo, độc đáo từ thế kỷ 17. Tại các khu đền thờ này, ngoài các gian thờ còn có gian trưng bày các hiện vật cách đây hơn 1000 năm được tìm thấy. Nhiều nhất thì có các mảnh bát bằng sành mà theo tương truyền đây là vật dụng của binh lính dưới thời nhà Đinh sử dụng khi khao quân thắng trận. Tất cả các di vật đều gắn với những câu chuyện lịch sử".

Trong quần thể danh thắng Tràng An còn có khu sinh thái Tràng An, di sản thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận và khu danh thắng Tam Cốc - Bích Động, nơi được ví như một "Vịnh Hạ Long trên cạn". Con sông Sào Khê nằm uốn lượn quanh các dãy núi là lối đi duy nhất để di chuyển trong quần thể danh thắng Tràng An. Trên sông, những con thuyền nhỏ nối nhau đưa du khách từ Tam Cốc - Bích Động rẽ sang nhánh khác tới khu sinh thái Tràng An. Những dải đá vôi sừng sững, thung lũng và những sông ngòi đan xen tạo nên một không gian hùng vĩ và nên thơ. Hệ thống hang động nơi đây đa dạng về hình thái và chủng loại, mỗi hang chứa đựng những sắc thái riêng biệt với những khối thạch nhũ muôn màu, muôn vẻ. Những Hang Tối, Hang Sáng, Hang Nấu rượu... đưa du khách đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Anh Hồ Việt Cường, du khách Hà Nội, từng đi du lịch động Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, nhưng khi đến với Tràng An lại có những cảm nhận khác biệt: "Ngồi trên thuyền đi theo đường luồng nhỏ vào sâu trong hang động có cảm giác rất hồi hộp, lúc đầu cũng sợ, nhưng mà càng đi càng thấy thích, có cảm giác như đang được đi thám hiểm. Ai cũng cố chạm tay vào nhũ đá để hứng nước mát trong hang. Cái hay là cứ qua một hang thì lại tới một vùng như thung lũng ngập nước, cảnh quan núi đá lại khác. Nước ở đây trong, xanh, sạch sẽ nên nhìn được cả các cây thủy sinh dưới đáy sông nữa".

Nằm trong quần thể danh thắng Tràng An còn có khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, một phần trong quần thể di sản. Đây là một công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng gồm chùa Bái Đính cổ và quần thể chùa Bái Đính lớn nhất Đông Nam Á, hội tụ nhiều kỷ lục Việt Nam. Ngôi chùa được xây trên nền đất lịch sử, nơi cách đây hơn 1000 năm nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh làm lễ tế cờ trước khi ra trận và khao quân thắng trận. Chị Đỗ Ngọc Ánh, hướng dẫn viên du lịch, cho biết: "Thời điểm đẹp nhất để đi du lịch Tràng An là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch vì lúc đấy là mùa xuân, trời không quá lạnh hay quá nóng. Đây là mùa cao điểm khách thập phương về thăm Ninh Bình, thuyền nối đuôi nhau trên sông, rất đông. Có thể kết hợp vừa du xuân vãn cảnh chùa, vừa đi lễ chùa cầu may đầu năm".

Cùng với sự hình thành kinh đô xưa, tại Ninh Bình hiện còn giữ được nhiều làng nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời như thêu ren Văn Lâm, dệt cói Kim Sơn, chạm khắc đá Ninh Vân, nghề mộc Phúc Lộc, đan cót Vân Long... Đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người dân các làng nghề truyền thống đã làm nên những sản phẩm không chỉ đẹp mà còn đậm chất văn hoá vùng đất cố đô. Để rồi kết thúc hành trình tham quan Ninh Bình, mỗi du khách đều tìm mua một vài sản phẩm để lưu giữ kỷ niệm của chuyến du lịch và làm quà tặng cho bạn bè, người thân

14 tháng 11 2017

bạn có thể rút ngắn lại 1 chút k

2 tháng 11 2016

vào youtube có ik

 

25 tháng 10 2023

Tràng An Ninh Bình là một trong những khu du lịch đẹp nhất của Bắc bộ. Mọi thứ đẹp nhất ở đây được thiên nhiên ban tặng. Từ những dãy núi uốn lượn hùng vỹ, bao quanh là dòng nước trong vắt, ngồi trên thuyền mộc bạn sẽ được khám phá các hang động kỳ bí đến những cánh đồng lúa bên suối đẹp bình dị. Tất cả tạo nên một khung ảnh ảo mộng, đẹp như trong tranh cứ dần dần mở ra trước mắt. 

23 tháng 10 2023

Chợ quê luôn là một nét đẹp trong văn hóa của làng quê Việt và nó được hình thành từ lâu đời. Chợ quê thường nằm ở đầu mỗi làng, xã hoặc là nơi giao nhau của các làng, xã. Sở dĩ như vậy bởi là nơi trao đổi hàng hóa của những người trong làng, hoặc trong xã. Cùng với đó, mỗi chợ sẽ có những tên gọi riêng, có thể dựa vào đặc điểm của chợ hay của làng xã mà đặt tên cho nó. Đồng thời, mỗi chợ sẽ có phiên chợ vào một số này nhất định ở trong tháng và những ngày này luôn cố định, không thay đổi theo thời gian.

Chợ quê thường có kết cấu, quang cảnh rất đơn giản, thường là những lều bằng lá tranh, lá cọ và cột làm bằng tre. Ngày nay, có nhiều nơi đã được xây bằng gạch, thành những gian hàng khang trang hơn. Những phiên chợ quê thường bắt đầu từ lúc sáng sớm tinh mơ và kết thúc khi buổi xế chiều. Từ sáng sớm, những người buôn bán đã mang rất nhiều hàng hóa đến chợ và bày biện, mỗi người, mỗi gian hàng có những món hàng hóa khác nhau. Ngay từ cổng chợ, người ta đã nghe thấy âm thanh náo nhiệt, ồn ào, tấp nập kẻ mua người bán, người mời hàng, người trả giá và còn có cả tiếng trò chuyện vui vẻ của những cô những bác đi chợ. Thêm vào đó còn có những em bé theo mẹ đi chợ, vừa đi vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những phiên chợ quê luôn bày bán rất nhiều những món hàng. Từ đầu chợ đã nghe thấy mùi thơm của những gánh phở, mùi hương của những loại bánh như bánh gạo tẻ, bánh bao, bánh chưng,... Không dừng lại ở đó, chợ còn là nơi bày bán những nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày cho mọi người như rau củ, thịt, cá, các loại hoa quả, các loại gạo,... Có lẽ những gian hàng này luôn là nơi được nhiều người quan tâm nhất vì vậy lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Thêm vào đó, ở chợ, người ta còn bày bán các loại áo quần, giày dép, mũ nón,... để mọi người có thể ghé lựa chọn và mua. Những phiên chợ quê bao giờ cũng vậy, luôn đầy đủ mọi món đồ và là niềm mong ước của những đứa trẻ.

Những phiên chợ quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người Việt Nam nói chung và ở những làng quê nói riêng. Nó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà hơn thế phiên chợ quê là nét đặc trưng, là nét đẹp riêng của làng quê Việt từ ngàn đời nay.

27 tháng 11 2023

Chào mừng quý khách đến với công trình kiến trúc tuyệt vời của Ấn Độ cổ đại. Chúng ta đang đứng trước một trong những kiệt tác lịch sử vô cùng ấn tượng - Taj Mahal.

Taj Mahal là một điểm độc đáo trong lịch sử kiến trúc thế giới và là biểu tượng đặc trưng của tình yêu vĩnh cửu. Công trình được xây dựng vào thế kỷ 17 bởi Hoàng đế Shah Jahan để tưởng nhớ vợ mình Mumtaz Mahal, người đã mất khi sinh con thứ 14.

Taj Mahal có kiến trúc hoàn hảo, được xây dựng từ đá trắng Makrana, có một sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc Mughal. Bức tường chạy dọc theo mép sông Yamuna, tạo nên hình ảnh tuyệt vời khi tác phẩm nghệ thuật này được phản ánh trong nước.

Điều thú vị là mỗi bức tường đều được trang trí bằng các họa tiết tinh tế và các đám mây hình tròn tạo nên một diện mạo mê hoặc. Đặc biệt, lúc bình minh hoặc hoàng hôn, ánh sáng mặt trời tạo nên một hiệu ứng pha lê trên bề mặt đá trắng, làm cho Taj Mahal trở nên lung linh và quyến rũ.

Hãy dành thời gian để thưởng thức vẻ đẹp của Taj Mahal và cảm nhận sự lãng mạn và tình cảm mà công trình này mang lại. Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại hỏi tôi. Cảm ơn quý khách đã đến và hy vọng quý khách có một trải nghiệm đáng nhớ tại Taj Mahal!

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.

Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và "Diên Hựu tự", "Liên Hoa Đài". Theo tìm hiểu Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.

Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đá tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.

Đến năm 1840 - 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.

Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được bộ văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962. Chùa Một Cột có một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn. Đây cũng là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có một điều mà có thể bạn không để ý đến đó là Chùa Một Cột còn được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.

Nếu bạn có cơ hội du lịch 1 ngày ở Hà Nội thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua 1 địa điểm đó chính là Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ bé nhưng nó là nét văn hóa của dân tộc với nét kiến trúc riêng không đâu có được. Chính sự đặc biệt này mà hàng năm, khách du lịch đến đây rất đông và là nơi yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.