Câu 1. (0,5 điểm) Đặc điểm nào sau đây cho em biết “ANH CÚT LỦI” là truyện đồng thoại?A. Nhân vật trong truyện là loài vật biết nói năng như con người.B. Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hóa như con người.C. Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.D. Nhân vật trong truyện là loài vật...
Đọc tiếp
Câu 1. (0,5 điểm) Đặc điểm nào sau đây cho em biết “ANH CÚT LỦI” là truyện đồng thoại?
A. Nhân vật trong truyện là loài vật biết nói năng như con người.
B. Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hóa như con người.
C. Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.
D. Nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hóa như con người để giải thích nguồn gốc một sự vật.
Câu 2. (0,5 điểm) Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?
A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh.
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao.
C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.
D. Không có gì tốt cho sức khỏe bằng một giấc ngủ ngon.
Câu 3. (0,5 điểm) Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
A. Người lười biếng, ngại làm việc.
B. Người nhút nhát, thiếu tự tin
C. Người thiếu kiên trì, kiên nhẫn
D. Người không biết lắng nghe người khác góp ý
Câu 4. (0,5điểm) Trạng ngữ trong câu sau đây bổ sung ý nghĩa gì cho câu? “Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.”
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ nơi chốn
C. Chỉ nguyên nhân
D. Chỉ mục đích
Câu 5. (0,5điểm) Câu nào sau đây có chủ ngữ được mở rộng?
A. Tôi phải làm ngay cho tôi một ngôi nhà.
B. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà.
C. Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc
D. Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
Câu 6. (0,5điểm) Trong câu “Tôi phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh.”, những từ nào là từ ghép?
A. Chấm dứt, cuộc đời, luôn luôn 3
B. Chấm dứt, lủi tránh, luôn luôn
C. Chấm dứt, cuộc đời, lủi tránh
D. Cuộc đời, luôn luôn, lủi tránh
chi cần ghi câu 1 là đáp án a hoặc b thui ạ !!!
Đúng em cho 2000 xu
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
ANH CÚT LÚI
(Thấy Cun Cút cứ phải sợ hãi, trốn tránh, không có một ngôi nhà để ở, Ong thợ
khuyên Cun Cút nên làm một ngôi nhà)
Cun Cút vỡ lẽ gật gù:
- Rất đúng! Tôi phải làm ngay cho tôi một ngôi nhà. Tôi phải chấm dứt cuộc đời luôn
luôn lủi tránh. […..]
Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và ti mi. [..] Đến lúc phải bắt tay vào
việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng
sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.".
Cun Cút đi dọc bờ ruộng, dòm dòm ngó ngó, la cà tìm cách bắt chuyện với bọn Cóc,
bọn Nhái đang ngồi đợi bọn Kiến với Sâu bò ra. Một ngày trôi qua. […..]
Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ: “Gì mà phải vội!
Ngày mai rồi bắt đầu cũng được chứ sao! Đêm qua phải lúi mấy lần mệt quái! Hôm nay
phải nghi cái đã, nhất là phải ngủ thêm một giấc. Không có gì tốt cho sức khoẻ bằng một
giấc ngủ ngon. Đó chính là lời của bác sĩ giỏi nói với ta vậy.". Cun Cút chui vào bụi, ngủ
gà ngủ gật. Một ngày nữa đã trôi qua. [...]
Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc,
lúc thì thấy đau đầu, lúc thì thấy chóng mặt, lúc thì nắng gắt quá, lúc thì sẽ có cơn mưa,..
[..] Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn
nằm trong dự định.
Ong thợ gặp Cun Cút hỏi:
- Nhà cửa đã xong chưa?
- Chưa xong gì cả.
- Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi?
- Cũng chưa có gì cả.
- Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết. Nhưng đã
nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay
hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức
của sự tránh việc, của sự lười biếng.
Anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm
nhà. Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.
Ai đó đó đã từng nói: chi tiết nghệ thuật là hạt bụi vàng của tác phẩm. Nó có thể nhỏ bé như một hạt cát nhưng đủ để độc giả hình dung về một sa mạc mênh mông. Chi tiết nghệ thuật có thể chỉ như một giọt nước nhưng gợi được biển cả vô cùng vô tận. Chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một chi tiết nghệ thuật đắt giá như thế.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
*Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
*Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
*Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.
– Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.
- Xây dựng được cốt truyện có phạm vi khái quát được hiện thực xã hội và đời sống ( chuyện Trương Sinh đi lính, cảnh ngộ neo đơn của người phụ trong thời loạn lạc, cuộc hôn nhân sắp đặt, thói gia trưởng của người đàn ông phong kiến…); tạo được tình huống đơn giản mà đặc sắc làm nổi bật được tính chất éo le, bi kịch trong cuộc đời người phụ nữ thời xưa; làm rõ được cái trớ trêu với hạnh phúc của con người.
- Miêu tả tính cách nhân vật một cách sắc sảo, già dặn. Nhân vật Vũ Nương hiện lên rõ nét cả về đức tính và thân phận. Việc nàng trỏ cái cái bóng nói là chồng để dỗ con, cái chết của nàng và việc nàng trở về trên sông… tuy không nhiều chi tiết nhưng đủ gây ấn tượng về một Vũ Nương chung thủy, tiết liệt nhưng vị tha… Nhân vật Trương Sinh cũng được khắc họa khá điển hình với tính ghen tuông và gia trưởng đến mức hồ đồ…
- Việc vận dụng linh hoạt các loại hình ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố thực và kỳ ảo . Vai trò :góp phần làm nên thành công cho tác phẩm, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.