K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

ơ nhưng mà nếu k chép trên mạng thì lấy đou ra, vs lại nếu bn mún tham khảo thì gõ lên gg có phải nhanh hơn k.

3 tháng 12 2021

có lý 

7 tháng 10 2016

Hai câu thơ đầu là những dòng tâm sự của nhân vật “em” trong bài thơ. Đó là một sự trưởng thành từ hình ảnh em “bé cỏn con” đến hình ảnh bây giờ “lớn khôn thế này”:

“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này”

Hai chữ cỏn con thật dễ thương làm sao khi diễn tả hình ảnh của một cô bé với thân hình nhỏ nhắn và vẫn còn chưa biết gì. Bằng sự đối lập giữa “ ngày nào” với “ bây giờ” và hình ảnh “ cỏn con” với “ lớn khôn” chúng ta thấy được sự trưởng thành của một con người. Đó là cả một thời gian dài và qua biết bao nhiêu sự dạy dỗ của cha mẹ nhà trường. thân hình nhỏ bé ngày nào giờ đây đã được thay thế bởi một thân hình cao lớn, mặt mũi không còn dễ thương mà đã có độ chín chắn hơn, không kể đến trí tuệ cũng không phải là của một đứa nhóc không biết gì nữa mà là của một người đã có trí tuệ hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Hình ảnh một cô bé, cậu bé con con trông mới thật đáng yêu làm sao. Có thể nói tác giả đã thể hiện rất chính xác tuổi thơ ngọt ngào với thân hình bé nhỏ qua hai từ “ cỏn con”. Nó gợi lên trước mắt người đọc một vẻ đẹp hồn nhiên ngây thơ của đứa trẻ. Bằng những từ ngữ rất đơn giản như thế vẻ đẹp ấy hiện ra trước mắt người đọc. Một cô bé, cậu bé nhỏ nhắn tác giả không dùng những từ ngữ bóng bảy như hồn nhiên ngây thơ, nhỏ nhắn hay dễ thương mà dùng từ cỏn con. Điều đó thể hiện sự mộc mạc trong ca dao Việt Nam mà không làm mất đi tính thi vị của nó. Hai chữ “lớn khôn” như thể hiện sự trưởng thành của nhân vật “em” trong bài ca dao này. Nhân vật trữ tình như tự tâm tình về sự trưởng thành của mình chỉ với hai câu thơ trên. Nó gọn nghe như thế nhưng ta biết rằng đằng sau sự lớn khôn ấy là cả một quá trình rất dài. Qua hai câu thơ hình ảnh về một tuổi thơ của nhân vật được hiện lên đầy ắp những niềm vui.

Quá trình lớn khôn trưởng thành của nhân vật nói riêng và mỗi người nói chung là quá trình rất dài, và trong quá trinh ấy không thể quên được công ơn dậy dỗ của cha mẹ cũng như thầy cô, hai câu ca dao cuối bài đã thể hiện sự biết ơn của nhân vật đối với cha mẹ thầy cô của mình:

“Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”

Nhân vật thể hiện sự biết ơn của cha mẹ thầy cô đối với quá trình trưởng thành của mình. Đối với cha mẹ mà nói họ không chỉ là người sinh ra ta mà họ còn là người dậy dỗ ta những phép cư xử hàng ngày. Cha mẹ không quản nhọc nhằn để cho chúng ta có một cuộc sống đầy đủ cơm ăn áo mặc. 

 

7 tháng 10 2016

bạn giải thích ngắn gọn cho mình được không bạn

3 tháng 10 2021

NDC : Ý nghĩa hãy kính trọng những người nuôi nấng , chăm sóc , và giúp mình trưởng thành 

b,

   Cá chẳng ăn muối cá ươn

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

8 tháng 11 2021

1.cỏn con , 

thằng bé cỏn con thế kia nhưng nó khỏe lắm

câu 2 

ước ao ( chắc v)

12 tháng 10 2023

a. Bài ca dao là lời của cha mẹ nói với con cái. 

Nghệ thuật so sánh "công cha" - núi ngất trời và "nghĩa mẹ" - nước trong nguồn. 

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc. 

- Nhắc nhở những đứa con về công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. 

- Khơi gợi trách nhiệm làm tròn chữ hiếu của những đứa con đối với đấng sinh thành của mình. 

12 tháng 10 2023

b. Bài ca dao là lời của tiền bối nhắc hậu bối. 

Nghệ thuật so sánh "Con người có cố, có ông" như "cây có cội" và sông có nguồn. 

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Nhắc nhở mỗi người về cội nguồn dân tộc. 

- Khẳng định tầm trọng của cội nguồn dân tộc của mỗi người.

-       Công cha như núi ngất trời,Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.Núi cao biển rộng mênh mông,Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!-       Con người có cố, có ông,Như cây có cội, như sông có nguồn.-       Anh em nào phải người xa,Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.Yêu nhau như thể tay chân,Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của các văn bản trên.Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của...
Đọc tiếp

-       Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

-       Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

-       Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của các văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.

Câu 3. Vẻ đẹp tâm hồn người Việt được thể hiện như thế nào trong ba bài ca dao trên?

Câu 4. Từ những lời nhắn nhủ trong các bài ca dao, em hãy kể ra những việc làm của bản thân thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình. ( Kể tối thiểu 02 việc làm của em)

Câu 5. Viết theo trí nhớ các bài ca dao khác cũng viết về chủ đề tình cảm gia đình

giúp mình với T-T

 

0
26 tháng 9 2016

  Cây nào cũng phải có gốc, sông thì có nguồn. Có gốc cây mới bén rễ trở nên phát triển thành một cái cây xanh tốt. Sông có khúc thì mới có nước. Cũng như con người phải có tổ tiên, ông bà thì mới có cha mẹ và có chúng ta. Bài ca dao nói lên tình cảm anh em trong một gia đình. Là mối quan hệ huyết thống tổ tiên, ông bà và cha mẹ anh em.

Chữ có được lặp đi lặp lại nhiều lần để nhắc nhở chúng ta rằng đi đâu đi xa cách mấy chăng nữa thì hãy nhớ về nguồn gốc của mình. Bài học con cháu phải biết ghi nhớ công lao của tổ tiên, cha mẹ ông bà. Phải biết chung thủy hiếu thuận không được vong ơn bội nghĩa.