K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2021

tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh

- Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc

2. Thân bài

a. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

* Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình

- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng:

 

+ Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Hoa, Nga…

+ Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm

 

* Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc

 

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:

+ Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực ⇒ tiếp thu một cách chủ động

 

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài

b. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh

- Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”

 

- Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp

- Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối… ⇒ những món ăn dân tộc không chút cầu kì

c. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh

- Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:

+ Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời

+ Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên

⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm

3. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

tham khảo phải in đậm

30 tháng 11 2016

*Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chis Minh

Viết năm 1957 tại chiến khu Việt Bắc

- Trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, Bác Hồ vẫn tràn đầy cảm hứng trước đêm trăng huyền ảo

*Thân bài:

-Cảm nhận về cảnh đêm trăng rừng thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc

+Hình ảnh tiếng suối chảy văng vẳng khi gần, khi xa ... trong đêm thanh tĩnh

+Ánh sáng lọt qua kẽ lá tạo nên một khung cảnh huyền ảo

+Nghệ thuật so sánh, điệp từ, lấy động để tả tĩnh , bức tranh có cả chiều rộng, chiều dài, chiều xa

-Tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng đệp đó

+Say sưa với cảnh thiên nhiên trong trẻo, kì diệu

+Ý thức trách nhiệm cao với đất nước, với cuộc kháng chiến

-Cảm xúc của em về cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tâm tình của nhà thơ trong tác phẩm

*Kết bài:

-Khẳng định " Cảnh khuya" là một bài thơ đặc sắc, ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh và tình, kết hợp giữa màu sắc cổ điển và màu sắc trung đại

-Bài thơ bộc lộ tâm hồn tinh tế nhạy cảm, ý thức trách nhiêm của vị lãnh tụ đối với đất nước trong hoàn cảnh gian nan

30 tháng 11 2016

I. Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya

– Dẫn dắt:
+ Bác Hồ là nhà thơ lớn của dân tộc. Bác vừa đánh giặc vừa làm thơ.
+ Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) Hồ Chủ tịch sống và hoạt động tại chiến khu Việt Bắc. Người có viết một số bài thơ chữ Hán (Thu dạ, Nguyên tiêu, Báo tiệp,…) và thơ tiếng Việt (Cảnh rừng Việt Bắc, cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy…).
Thu đông 1947, chiến dịch Việt Bắc diễn ra vô cùng ác liệt. Trong hoàn cảnh lịch sử hào hùng ấy, Bác Hồ đã viết “Cảnh khuya”.
-Trích dẫn:
“cảnh khuya” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
– Chủ đề:
Bài thơ tả cảnh khuya suối rừng Việt Bắc, thể hiện niềm thao thức “lo nỗi nước nhà” của nhà thơ Hồ Chí Minh.

II. Thân bài phân tích bài thơ Cảnh khuya

Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya suối rừng.
– Câu 1 tả tiếng suối chảy trong đêm khuya, tiếng suối rì rầm nghe rất “trong”, rất êm đềm. So sánh tiếng suối với tiếng hát xa, nhà thơ đã làm cho cảnh khuya không hoang vắng mà mang sức sống ấm áp của con người. Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối chảy để làm nổi bật cảnh khuya thanh vắng. Đó là thủ pháp nghệ thuật của Đường thi: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
Liên tưởng mở rộng:
+ “Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
(‘‘Côn Sơn ca” – Nguyễn Trãi)
+ “Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
(“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)
– Câu 2 tả trăng, cổ thụ và hoa. Cảnh khuya núi rừng Việt Bắc đẹp thơ mộng, hữu tình. Chữ “lồng” được điệp lại hai lần gợi lên sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Thiên nhiên tạo vật được nhân hóa mang tình người. Cách tả, cách nhìn của nhà thơ đối với thiên nhiên tạo vật rất ấm áp, âu yếm yêu thương. Câu thơ trăng tràn ngập ánh sáng. Nghệ thuật lấy tối (bóng cổ thụ) để tả sáng (trăng, hoa) cũng là bút pháp Đường thi rất điêu luyện, tinh tế:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Liên tưởng mở rộng:
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng lioa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu !”
(“Chinh phụ ngâm”)
Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ (suối, trăng, cổ thụ, hoa) chấm phá, tả ít gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước, “cảnh khuya” mang vẻ đẹp cổ điển. Nó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của nhà thơ Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ.
Hai câu thơ 3, 4 thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình của thi nhân:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
– Hai chữ “chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. “Chưa ngủ” vì “cảnh khuya như vẽ” đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ” còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. Hai câu cuối bài “cảnh khuya” đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lí tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.
– Hai chữ “chưa ngủ” cuối câu 3 được điệp lại ở đầu câu 4, trong thi pháp cổ gọi là biện pháp liên hoàn, có tác dụng làm cho thơ liền mạch, giàu nhạc điệu, đồng thời diễn tả âm điệu “chưa ngủ” triền miên, nhịp nhàng như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tình giữa cảnh khuya suối rừng.
-Tâm trạng “lo nỗi nước nhà” là tình cảm “ưu ái” của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến:
“Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng”
(“Đi thuyền trên sông Đáy” – 1949)

III. Kết bài phân tích bài thơ Cảnh khuya

– “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Vẻ đẹp màu sắc cổ điển kết hợp tài tình với tính thời đại.
– Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước.
– Bài thơ phản ánh một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của một nhà thơ chiến sĩ suốt đời hy sinh phấn đấu cho độc lập, tự do của đất nước
và hạnh phúc của nhân dân. “Cảnh khuya” là bài tứ tuyệt kiệt tác mênh mông, bái ngát tình.

10 tháng 12 2021

tham khảo

1. Mở bài

Giới thiệu chung về tác giả Hồ CHí Minh và bài thơ Rằm tháng giêng.

2. Thân bài

a. Cảm nghĩ về 2 câu thơ đầu:

Phiên âm:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Dịch nghĩa:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “nguyệt chính viên” - khi trăng tròn nhất 

→ Khi đêm vào khuya, trăng đã lên nơi cao nhất, phô bày vẻ đẹp mĩ lệ nhất, tỏa ánh sáng dạt dào.

→ Miêu tả không gian rộng lớn, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng dìu dịu của mặt trăng.

Hình ảnh “xuân giang”, “xuân thủy”, “xuân thiên” - sông xuân, nước xuân, trời xuân

→ Những từ xuân được lặp lại nối tiếp nhau để khẳng định mùa xuân, sắc xuân đang tràn ngập khắp nơi

→ Miêu tả khung cảnh mà sông nước và bầu trời như được dung hòa, đan cài làm một bởi mùa xuân

→ Khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong một đêm trăng rộng lớn, bát ngát vô cùng sinh động tươi đẹp, uyển chuyển.

b. Cảm nghĩ về 2 câu thơ cuối:

Phiên âm:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch thơ:

Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

- Hình ảnh con người: “bàn bạc việc quân” - hình ảnh con người là những chiến sĩ - tập trung bàn bạc, lo lắng cho việc nước, việc dân - dù là trong 1 đêm trăng đẹp đến như vậy.

- Thời gian:

“dạ bán quy lai” - đêm đã trôi qua một nửa“nguyệt mãn thuyền” - ánh trăng rải đều lên mặt thuyền - trăng đã lên đến đỉnh - thời điểm khuya nhất của đêm

→ Các chiến sĩ đã bàn bạc hăng say, tập trung đến rất khuya vẫn không dừng lại → Tinh thần quyết tâm, lo lắng cho tổ quốc

 

→ Trăng như một người chiến sĩ cũng thức cùng, lắng lo cùng với các chiến sĩ

→ Tất cả cùng tập trung, cùng đồng lòng vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc

→ Hình ảnh ánh trăng sáng trải đầy thuyền còn tượng trưng cho tương lai sáng rọi phía trước của đất nước khi có những con người hết lòng, hết sức vì tổ quốc như vậy.

- Hình ảnh song hành trăng - con người (nghệ sĩ - chiến sĩ) quen thuộc thường được nhắc đến trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, như:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

→ Khẳng định sự giao hòa cảm xúc của nhà thơ: vừa là chiến sĩ hết lòng vì đất nước, vừa là nhà thơ với tâm hồn nhạy cảm.

3. Kết bài

Tóm lược đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài Rằm tháng giêngNhững cảm nhận, tình cảm của em dành cho bài thơ Rằm tháng giêng.
2 tháng 3 2021

THAM KHẢO NHA !!

Mở bài

-Giới thiệu về tác giả: 

-Hồ Chí Minh là một nhà văn nhà thơ nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam.Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.

Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám có sứ cảnh hưởng lớn tới cộng đồng như Nhật ký trong tù Tuyên ngôn độc lập Cảnh khuya…

-Giới thiệu về bài viết

Bài viết“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ’được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích lời lẽ cô đọng lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

.+Thânbài:

Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ”.

+Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào ?

-Xây dựng luận điểm ngắn gọn cô đọng lời văn vô cùng xúc tích trong phần lập luận thì rất chặt chẽ khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện ,bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền,tầng lớp.Tính khái quát cao.

- Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê , dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình . Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất sĩ ngoài mặt trận...đến hậu phương...,từ những phụ nữ...đến các bà mẹ chiến sĩ...''

-Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ:Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như:Làn sóng , lướt qua,...làm cho bài viết trở nên trơn tru dễ đọc dễ nghe.

-Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

+Tinh thần yêu nước của dân ta:

-Lòng yêu nước là giá trị thần cao quý.Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.

-Dân ra ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc,mọi lứa tuổi,mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước.Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không phụ thuộc vào tinh thần ,ý chí kiên cường,lòng yêu nước của những người dân trên đất nước ta.

-Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể .Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động,trong nghiên cứu khoa học ,trong hc tập...

-Giongj văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài này.

-Trong phần cuối bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ dễ thấy hơn.Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý,vô giá hơn pha lê rất nhiền lần(ko pk rất nhiều lần nx mà là rất rất nhiều lần).Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi,và lưa danh sử sách ngàn năm.

+Kết bài:

-Qua bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất , quật cường của nhân dân ra.

-Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ , ngôn ngữ vừa giản dị dể hiểu , vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra. 

2 tháng 3 2021

+ Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả:

– Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam. Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.

– Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám, có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng như: Nhật ký trong tù, Tuyên ngôn độc lập, Cảnh khuya…

– Giới thiệu về bài viết:

– Bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích, lời lẽ cô đọng, lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

+ Thân bài: Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

+ Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào?

– Xây dựng luận điểm ngắn gọn, cô đọng, lời văn vô cùng xúc tích, trong phần lập luận thì rất chặt chẽ, khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện, bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp. Tính khái quát cao.

-Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình. Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất nước ta ai cũng có tinh thần một lòng yêu nước “từ những chiến sĩ ngoài mặt trận… đến hậu phương…, từ những phụ nữ… đến các bà mẹ chiến sĩ…”

– Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như: Làn sóng, lướt qua,…làm cho bài viết trở nên trơn tru, dễ đọc, dễ nghe.

– Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

– Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.

– Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước. Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không đều phụ thuộc vào tinh thân, ý chí kiên cường, yêu nước của những người dân trên đất nước ta.

– Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động, trong nghiên cứu khoa học, trong học tập…

– Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài viết này.

– Trong phần cuối của bài viết tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ có dễ thấy hơn. Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý, vô giá hơn pha lê rất nhiều lần. Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi, và lưu danh sử sách ngàn năm.

+ Kết bài

– Qua bài viêt của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất, quật cường của nhân dân ta.

– Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ vừa giản dị dễ hiểu, vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra.

15 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

1.

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhưng lại có phong cách rất giản dị, gần gũi phong cách của các tầng lớp nhân dân lao động. Ở Người có sự kết hợp phong cách của một nhà hiền triết phương Đông (ông đồ xứ Nghệ ) với phong cách lịch lãm của một chính khách phương Tây.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ từ tư duy đến hành động : phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết ...
- Đặc điểm nổi bậc của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...

2.

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

5 tháng 6 2017

- Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểm có tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của người đó.

- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh:

   + Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới :

   + Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.

26 tháng 9 2019

- Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểm có tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của người đó.

- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh:

●    Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới :

●    Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.

10 tháng 11 2016

Gợi ý:

- Cảnh đêm rằm trong bài thơ tuyệt đẹp. Nhưng đẹp nhất vẫn là phong thái của Bác, giữa sóng to gió lớn của cuộc chiến đấu, vẫn bình tĩnh và bình dị như không.
- Cảnh trăng nước bát ngát mà không hiu quạnh, tràn đầy mà không rợn ngợp. Đúng là hình ảnh một tâm hồn rất giàu, rất khoẻ, tưởng chừng chứa đựng cả sức xuân dạt dào của đất trời, sông núi.
Bài tứ tuyệt được kết thúc bằng động tác lướt đi phơi phới của một con thuyền đầy trăng, trên đó những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai của đất nước.
CẢNH KHUYA
Ban ngày vì lẫn trong muôn nghìn tạp âm khác, ta rất khó nghe tiếng suối chảy, nhưng ban đêm, nhất là càng về khuya, tiếng suối mới hiện ra rõ rì rầm như cơn mưa từ xa đang đến.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Với Bác, tiếng suối như tiếng hát. Cách ví ấy vừa mới mẻ, vừa gợi lên những tình cảm bạn bè thân thiết giữa con người với thiên nhiên.
Trong không khí thanh vắng, trên cái nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo, hiện lên trước mắt một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ :
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vút lên cao; ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya. Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự bền vững từng trải.
Bức tranh có cái đẹp kì vĩ, lẫn cái đẹp tinh tế. Hai câu mà có đủ : nào rừng, nào suối; nào cổ thụ, nào hoa. Và trên hết lá một ánh trăng rất sáng, sáng lắm mới chiếu rõ được hoa rừng : trăng về khuya.
Tiếp đến câu thứ ba tổng kết hai câu trên và chỉ ra một hệ quả :
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ.
Vâng, ai có thể nỡ ngủ cho đành trong cảnh rừng trăng rất đẹp. Nhưng không, với Bác chỉ đơn giản là do :
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Với câu kết này tinh thần bài thơ đã hoàn toàn đổi mới . Nhà nghệ sĩ cốt cách phương Đông đã hiển nhiên thành nhà cách mạng hiện dai

6 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Thơ Thất ngôn tứ tuyệt là gì?

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì:

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ 7 vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.

Có mấy loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt?

Thơ Thất ngôn tứ tuyệt được chia làm 2 loại:

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (một thể thơ khá được yêu thích trong Thơ Đường luật): Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.

- Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Trong chương trình học, các em đã được làm quen và nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú.

Gieo vần

Ta thường bắt gặp 3 cách gieo vần trong thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt như sau:

 

Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)

Ví dụ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Cách này thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất.Cách 2: Gieo vần chéo: Vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc).

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Cách 3: Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

Ví dụ:

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi.

Bố cục

Bố cục thường thấy của một bài thớ  bao gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết.

- "Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau.

 

- "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài.

- "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài.

- "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.

Lưu ý: Về hình thức, quy tắc của thơ Thất ngôn tứ tuyệt:

Bốn câu, mỗi câu bảy chữ.Quy định tính theo hàng ngang. Tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng quan trọng,nó quy định luật cho toàn bài. Nếu tiếng thứ 2 mang thanh B thì luật của toàn bài là luật B.Niêm:Được tính theo hàng dọc,các câu phải niêm với nhau (giống nhau)Vần: các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Vậy với nội dung trên thì phải làm bài văn thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt thế nào? 

Dàn ý thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

Mở bài:

- Giới thiệu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Là thể thơ xuất hiện khá nhiều trong văn học Việt nam, đặc biệt là trong nền văn học trung đại.

- Các nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nguyễn Khuyến.

 

- Tác phẩm tiêu biểu đã học: Nam quốc sơn hà, Bánh trôi nước, Cảnh khuya, Bạn đến chơi nhà

Thân bài:

Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.

Đặc điểm của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.

- Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.

- Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt

- Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến

- Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.

- Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2, 4. Chữ cuối câu hai bằng vần với chữ cuối câu cuối.

Bố cục:

- 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. (chủ yếu)

- 2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình

Nhận xét, đánh giá chung

- Ưu điểm: là thể thơ tứ tuyệt có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú dễ đi vào lòng người.

- Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.

Kết bài

Khẳng định thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một trong những thể thơ hay, góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học nước nhà và thế giới.

6 tháng 2 2022

Còn phần nêu nd nữa ạ