Câu 1: Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào ( nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy ? Theo em mạch kẻ của người kể chuyện xưng " tôi" hay " chúng tôi" quan trọng hơn ? Vì sao ?
Câu 2: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng " chúng tôi", điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Những chi tiết nào miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả ?
Câu 1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai Cây Phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » quan trọng hơn ?
- Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.
+ Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.
+ Trong mạch kể xưng « chúng tôi » vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên « tôi » có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » trong văn bản là quan trọng hơn.
Câu 2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi », cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa ?
- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi » có hai đoạn : + Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.
+ Đoạn dưới nói đến « thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng » mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao. Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.
Chúc bn học tốt
2.
a. Thế giới kì diệu :
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi’’, cái thu hút người kể chuyện và làm cho bọn trẻ ngây ngất đó là thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng vụt mở ra trước mắt mọi trẻ khi từ ở những cành cao nhất ngang tầm chim bay của cây thông nhìn xuống :
- Tầm thấp : Đất rộng bao la khiến cho bọn trẻ phải nín trở ngồi lặng đi vì kinh ngạc, sửng sốt, chuồng ngựa nông trang vốn được coi là tòa nhà rộng nhất thế gian, thế mà giờ đây chỉ như một căn xép bình thường.
- Tầm xa : Nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa biết đến và thấy cả những con sông lấp lánh tận chân trời mà trước đây chưa từng nghe nói.
- Tầm sâu : Chúng tôi nép mình suy nghĩ, chúng tôi nép mình lắng nghe đã phải là nơi tận cùng của thế giới chưa ? Lời thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn sau chân trời xa thẳm
= > mở ra chiều sâu của suy nghĩ, của trí tuệ, tâm hồn trẻ thơ.
= > Thế giới vừa mênh mông rộng lớn vừa huyền ảo bí ẩn, đánh thức khát vọng của con người.
b. Ngòi bút đậm chất hội họa :
Tính chất của hội họa được thể hiện trên hai phương diện màu sắc và đường nét :
- Đường nét :
+ Đất rộng bao la
+ Dải thảo nguyên hoang vu
+ Những dòng sông tận chân trời
+ Những đám mây, những đồng cỏ. Những nét vẽ hết sức phóng khoáng, bay bổng, làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên hùng vĩ, xứ sở thảo nguyên hoang vu rộng lớn chứa nhiều bí ẩn.
- Màu sắc :
+ Màu trắng của làn sương mờ đục
+ Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc
+ Màu bạc lấp lánh của những con sông.
= > Những sắc màu tạo nên bức tranh thảo nguyên vừa chứa đựng sức sống mạnh mẽ (màu sắc), vừa huyền ảo thơ mộng (màu bạc, màu trắng).