K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2017

Câu 1:

a) Trợ từ : là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

VD: những, có, chính, đích,....

b) Thán từ : là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách thành một câu đặc biệt.

- Thán từ có 2 loại chính:

+ Thán từ bộc lộ tình cảm , cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi,...

+ Than từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ.....

Câu 2:

a) Trợ từ: Chao ôi, thế ư

b) Trợ từ : thì, những

c) Thán từ: Ô hay

d) Trợ từ: Hả

Thán từ: Nhé, ơi.

8 tháng 10 2017

1)Trợ từ :
là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hay biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc
1 số trợ từ : Những, chính , đích , ngay ...
vd: " Nó ăn những hai bát cơm "
Thán từ:
từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, …) hoặc dùng để gọi đáp ( này , ơi , vâng , dạ ,..)
vd : " Cô ấy đẹp ơi là đẹp "

Tình thái từ :
là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
* Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, nhỉ, hở, cơ, nhé, .
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, đi thôi, nhé, .
- Tình thái từ cảm thán: thay, sao, thật.
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, dạ, vâng, .
vd:
Mẹ đi làm rồi à ?
=> tình thái từ thuộc loại câu nghi vấn.

2)

tìm trợ từ và thán từ

a) Chao ôi ! Lạ hương cốm

Rối lòng ta thế ư?

Thương bạn khi nằm xuống

Sao trời chưa sang thu

b) Ăn thì ăn những miếng ngon

Làm thì chọn những việc cỏn con mà làm

c) Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! vàng rơi ! Thu mênh môn

d) Đã dậy rồi hả trầu?

Ta hái vài lá nhé

Cho bà và cho mẹ

Đừng lụi đi trầu ơi!

-Nhieng là trợ từ

-In đậm là Thán từ

26 tháng 10 2016

Các thán từ là:chao ôi;ư;chao

26 tháng 10 2016

Bn chắc chắn k ._. ?

1.Câu cảm(câu cảm thán)là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng,thán phục,đau xót,ngạc nhiên,...) của người nói.2.Trong câu cảm,thường có các từ ngữ : ôi,chao,chà,trời ; quá,lắm,thật...Khi viết,cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)Thế tớ có 1 số bài tập1.Chuyển các câu kể sau thành câu cảm.a) Con mèo này bắt chuột giỏi.b) Trời rét.c) Bạn Ngân chăm chỉ.d) Bạn Giang học giỏi.M : -...
Đọc tiếp

1.Câu cảm(câu cảm thán)là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng,thán phục,đau xót,ngạc nhiên,...) của người nói.

2.Trong câu cảm,thường có các từ ngữ : ôi,chao,chà,trời ; quá,lắm,thật...Khi viết,cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)

Thế tớ có 1 số bài tập

1.Chuyển các câu kể sau thành câu cảm.

a) Con mèo này bắt chuột giỏi.

b) Trời rét.

c) Bạn Ngân chăm chỉ.

d) Bạn Giang học giỏi.

M : - A. con mèo này bắt chuột giỏi quá!

2.Đặt câu cảm cho các tình huống sau:

a) Cô giáo ra một bài toán khó,cả lớp chỉ có mỗi một bạn làm được.Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.

b) Vào ngày sinh nhật của em,có 1 bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em.Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.

3.Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì ?

a) Ôi,bạn Nam đến kìa !

b) Ồ,bạn Nam thông minh quá !

c)Trời,thật là kinh khủng !

Mong các bạn hãy hoàn thành đủ những bài tập trên mình k nhé. :))))

9
16 tháng 6 2020

Bài 1

- Con mèo này bắt chuột giỏi thật

-  Trời rét quá

- ôi bạn Ngân chăm chỉ thật

- Trời bạn Giang chăm chỉ quá

Bài 2

a) Trời bạn thông minh quá!

b) Ôi là cậu phải ko lâu lắm mới gặp!

Bài 3

a) Ngạc nhiên, Vui mừng

b) vui mừng thán phục

c) ngạc nhiên

chúc bạn học tốt!

16 tháng 6 2020

Cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi của mình !!!

:))))))))))))))))))))))))))))))))))))

7 tháng 3 2022

giúp mik với

 

7 tháng 3 2022

Biết chừng nào tôi mới được gặp lại tôi .-.

17 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ:

Câu 3: chỉ rõ tác dụng của hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích . 

=> Đoạn trích có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm : "Ồ, sao mà độ ấy vui thế"

    9.{....} Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm."

Câu 4 : " ồ " , " chao ôi " là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán ? vì sao ? những từ đó là lời của ai ? có ý nghĩa gì ? 

"Ồ" là thành phần biệt lập cảm thán vì nó không nằm trong nghĩa sự việc của câu mà thể hiện cảm xúc nhân vật

"Chao ôi" là câu cảm thán vì đừng độc lập, tách biệt với câu sau nó; kết thúc bằng dấu chấm than và trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhân vật

=> Những từ đó là lời của người dẫn truyện thể hiện cảm xúc vui sướng của nhân vật ông Hai khi nghĩ về làng.

Câu 1: a. Thế nào là trợ từ, thán từ?b. Đặt câu với các trợ từ, thán từ sau:Là, lại, gớm, nguyên, chính, quáCâu 2: Kể tên những tác phẩm truyện kí đã học? Nêu hoàn cảnh sáng tác của từng tác phẩmCâu 3: Trong truyện ngắn của Nam Cao, chi tiết lão Hạc “Gửi tiền nhờ cậy ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết thê thảm đã gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc? (Trình bày thành đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1:

a. Thế nào là trợ từ, thán từ?

b. Đặt câu với các trợ từ, thán từ sau:

Là, lại, gớm, nguyên, chính, quá

Câu 2: Kể tên những tác phẩm truyện kí đã học? Nêu hoàn cảnh sáng tác của từng tác phẩm

Câu 3: Trong truyện ngắn của Nam Cao, chi tiết lão Hạc “Gửi tiền nhờ cậy ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết thê thảm đã gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc? (Trình bày thành đoạn văn ngắn)

Câu 4: Nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó, ông giáo đã cảm thấy “cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” nhưng suy nghĩ ấy đã bị thay đổi khi ông chứng kiến cái chết của lão Hạc. Vì sao lại có sự thay đổi ấy?

Hãy phân tích tâm trạng ông Giáo qua hai dòng suy nghĩ khác nhau bằng hai đoạn văn. Giữa hai đoạn sử dụng một phương tiện liên kết, gạch chân phương tiện liên kết đó.

0
Câu 1: “Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn. Nó cứ kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “ A ! Lão già tệ lắm” ”. Các từ ngữ in đậm “Này, A” thuộc từ loại nào?A. Trợ từB. Thán từC. Tình thái từD. Đại từCâu 2: Câu: “A ! Lão già tệ lắm. Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử sự với tôi như thế này à ?”. Từ ngữ in đâm “ à ”thuộc từ loại nào?A. Trợ từB. Thán từC. Tình thái từD. Đại từCâu 3: Câu “Này !...
Đọc tiếp

Câu 1: “Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn. Nó cứ kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “ A ! Lão già tệ lắm” ”. Các từ ngữ in đậm “Này, A” thuộc từ loại nào?

A. Trợ từ

B. Thán từ

C. Tình thái từ

D. Đại từ

Câu 2: Câu: “A ! Lão già tệ lắm. Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử sự với tôi như thế này à ?”. Từ ngữ in đâm “ à ”thuộc từ loại nào?

A. Trợ từ

B. Thán từ

C. Tình thái từ

D. Đại từ

Câu 3: Câu “Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn. Nó cứ kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “ A ! Lão già tệ lắm” ” Từ in đâm “kêu ư ử” thuộc lớp từ vựng nào sau đây?

A. Từ tượng hình

B. Từ tượng thanh

C. Từ địa phương

D. Biệt ngữ xã hội

Câu 4: Đoạn văn “A ! Lão già tệ lắm. Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử sự với tôi như thế này à ? Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn

đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó ” Bộc lộ phẩm chất gì ở lão Hạc

A. Yêu thương con vật

B. Tốt bụng

C. Lương thiện, trung hậu

D. Giàu tình yêu thương

Câu 5: Con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì ?

A. Vì nghèo túng

B. Vì không lấy được người mình yêu

C. Vì muố có tiền

D. Phẩn chí vì nghèo không có tiền lấy được vợ

Câu 6: Vì sao lão Hạc phải bán cậu vàng ?

A. Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả

B. Vì lão không muốn nuôi con chó nữa

C. Vì nuôi chó sẽ tiêu vào tiền của con

D. Để lấy tiền gửi cho con

Câu 7: “Lão Hạc” là tác phẩm của nhà văn nào?

A. Nam Cao

B. Ngô Tất Tố

C. Thanh Tịnh

D. Nguyên Hồng

Câu 8: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thuộc thể loại nào ? Phương thức biểu đạt chính ?

A. Hồi kí – tự sự

B. Truyện ngắn – tự sự

C. Tiểu thuyết – tự sự

D. Truyện ngắn – biểu cảm

Câu 9: Câu “Hắn bị chị này lẵng cho một cái, ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng còn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” Từ ngữ in đậm thuộc lớp từ vựng nào ?

A. Từ tượng hình

B. Từ tượng thanh

C. Từ địa phương

D. Biệt ngữ xã hội

0