Miêu tả ông em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Tuổi thơ ai chẳng có những tháng năm quấn quýt bên ông bà, và em cũng vậy. Em được sống trong tình thương yêu vô bờ bến của ông, và trong thời gian bố mẹ đi làm xa, ở nhà chỉ có hai ông cháu nhưng gia đình lại luôn tràn ngập niềm vui và nụ cười.
Năm nay ông em đã bảy mươi hai tuổi, cái tuổi mà nhiều những người ông, người bà khác đã ốm yếu. Nhưng ông em lại rất khỏe, ở nhà, ông làm hầu hết các công việc nặng nhọc như chặt củi, gánh nước, tưới cây, … Ông nói em còn nhỏ tuổi, những việc như thế em chưa thể làm được, chỉ có thể giúp ông làm những công việc nhà nhẹ nhàng. Ông có mái tóc bạc phơ, mái tóc ấy giống máu tóc của những ông bụt, ông tiên trong truyện cổ tích. Nước da ông đã ngả sang màu vàng sậm, trên gương mặt và đối bàn tay gầy gò đã có nhiều những nếp nhăn. Bà em mới qua đời năm ngoái, ông đã buồn rất nhiều nhưng ông nói từ ngày em sang và ở cùng ông đã bớt cô đơn hơn. Có những ngày hè rảnh, ông nằm trên cái ghế tựa nơi đầu hè và chợp mắt trong cơn gió mơn man. Những lúc như vậy, em càng được ngắm nhìn ông kĩ hơn. Gương mặt già nua hằn in bao vất vả của cuộc đời, đôi tay gầy gò nổi rõ những đường gân xanh nhưng đôi tay ấy lại ẩn chứa biết bao sức mạnh phi thường, nuôi nấng đứa cháu nhỏ ngày một lớn khôn. Em luôn nhớ nụ cười hiền từ móm mém như điệu cười ông bụt, luôn nhớ ánh mắt cong cong và nơi khóe mi những nếp nhăn đã xô lại càng nhiều. Em còn nhớ cả màu mắt nâu đã hơi nhạt màu của ông, nhưng ông vẫn luôn nói ông còn nhìn tinh lắm. Đôi chân gầy gò nhưng mỗi lần mặc chiếc quần kẻ sọc đen cũ kĩ ông lại sắn lên đến trên đầu gối. Ông chỉ mặc đi mặc lại bốn chiếc áo sơ mi màu trắng nay đã ngả màu, mỗi lần ai có ý định mua quần áo mới hay đồ đạc mới cho ông lại gạt phăng đi và nói đồ còn dùng được mua mới về ông không mặc cũng uổng. Ông có đôi dép cao su không biết đã đi từ bao giờ nhưng đế dép đã mòn đi rất nhiều. Ông là một người giản dị như vậy đấy.
Tuy giản dị là thế nhưng với con cháu ông lại không tiếc gì. Ông là người đã chỉ dạy cho em biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Tuy em còn nhỏ nhưng ông đã chỉ dạy rất nhiều những kĩ năng cần thiết để sau này em có thể ứng dụng trong cuộc sống. Ông còn kể cho em rất nhiều những câu chuyện hay, dạy cho em những bài học em chưa hiểu. Sống cùng với ông em như được chìm đắm trong biển yêu thương vô bờ bến.
Em rất yêu quý ông em, mỗi ngày mỗi tháng trôi qua em luôn sợ có một ngày ông sẽ rời xa em mãi mãi. Vì vậy, em càng thêm trân trọng và càng thêm yêu quý ông hơn. Ông không chỉ là một người ông mà còn là một người bạn, một người thầy, là một người vô cùng quan trọng với em trong cuộc sống này
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Dàn ý tả ông tiên (ông bụt)
Một số điều cần quan tâm trước khi làm đề văn tả ông tiên chính là những sự xuất hiện của ông tiên, ngoại hình, tính cách, suy nghĩ về các hành động của ông sau khi giúp đỡ người khác…
I. Mở bài
– Trong truyện cổ dân gian luôn có hai hình ảnh đó là kẻ độc ác, tham lam và người nghèo khổ nhưng hiền lành tốt bụng.
– Người nghèo khổ, bất hạnh luôn có thế lực thần thánh hỗ trợ giúp đỡ vượt qua nguy nan.
– Trong đó, em thích nhất là hình ảnh ông bụt hiền từ, tốt bụng trong truyện Tấm Cám.
II. Thân bài
a) Tả ngoại hình
– Trong truyện ông Bụt xuất hiện bất ngờ và đột ngột.
– Ông mặc quần áo màu trắng, râu dài tới ngực, tóc bạc phơ.
– Đôi mắt ông hiện lên vẻ nhân từ, phúc hậu.
– Bộ quần áo màu trắng, hai ống tay rất rộng.
– Tay ông lúc nào cũng cầm một cây gậy dùng để chống, sáng lấp lánh.
b) Tả hành động
– Ông xuất hiện sau làn khói trắng, nhẹ nhàng và chậm rãi.
– Bước chân của ông nhẹ nhàng và không hề có tiếng động mạnh.
– Tay lúc nào cũng vuốt bộ râu dài,trắng bạc phơ.
– Cử chỉ từ tốn, khuyên bảo.
– Khi ông biến mất đầy bất ngờ, trong sự ngỡ ngàng của Tấm.
c) Một số lần giúp đỡ của ông
– Khi đi bắt tôm tép, Tấm bị Cám lấy hết tôm tép. Tấm khóc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ.
– Tấm ngày ngày chăm sóc nuôi cá bống lớn nhưng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt. Tấm khóc ông bụt lại xuất hiện.
– Mẹ con Cám dự lễ hội. Mụ dì ghẻ nghĩ ra cách ngăn không cho Tấm dự tiệc bằng cách trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt riêng ra. Tấm khóc Ông Bụt xuất hiện giúp đỡ.
– Đi dự tiệc nhưng không có quần áo đẹp, ông Bụt vẫn giúp đỡ Tấm có quần áo đẹp.
– Năm lần bảy lượt ông Bụt xuất hiện giúp đỡ những con người lương thiện, hiền lành nhân vật tiêu biểu đó là Tấm.
III. Kết bài
– Ông Bụt luôn giúp đỡ Tấm – người tốt bụng, hiền lành. Ông đại diện cho lí lẽ, sự công bằng trong xã hội.
– Thể hiện mong ước của người xưa: Ở hiền phải được gặp lành.
Gia đình luôn là nơi mà ta nhận được tình yêu thương vô bờ bến. Em cũng vậy, trong gia đình, em luôn nhận biết bao tình yêu thương từ mọi người nhưng người em yêu quý nhất đó chính là ông ngoại của em.
Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người, hơi gầy do tuổi đã cao với một làn da hơi ngăm của một người con xuất thân từ miền biển đầy nắng, gió. Mái tóc ông giờ đã thưa, không còn dày như khi còn trẻ, điểm những khoảng tóc trắng như cước. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu như ông tiên trong truyện cổ tích, khuôn mặt ấy hơi gầy gò, nhăn nheo những nếp nhăn xô lại vào nhau cùng những chấm đồi mồi do dấu hiệu của tuổi tác. Tuy vậy, đôi mắt ông vẫn sáng trong như vì sao trên bầu trời, nhìn rõ được mọi vật xung quanh. Hai gò má ông cao, cùng vầng trán nhẵn nhụi tựa như hình ảnh của Bác Hồ kính yêu cũng hiền hậu như vậy. Đôi bàn tay của ông tuy đã yếu, những đường gân tay nổi hẳn lên nhưng hằng ngày ông vẫn làm những việc nhỏ trong gia đình như chăm sóc cây cối, cho chim ăn.
Ông thường mặc trang phục rất giản dị. Ở nhà ông chỉ mặc áo sơ mi, áo phông cùng chiếc quần dài ống rộng, khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng, ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo ka-ki đậm màu, khi thì bộ com-lê trung tuổi khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông em rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực, vậy nên ông là một kho kiến thức sâu rộng. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền thống, những lúc như vậy, em lại đắm chìm trong giọng nói ấm áp mà cũng có phần dõng dạc của ông.
Ông rất yêu thương em, ông luôn dạy dỗ, chỉ bảo em từng li từng tí, ông dạy em những bài học làm người sâu sắc, dạy em cách trở thành một con người tự lập. Những lúc rảnh rỗi, ông lại đưa em đi chơi, mua những thứ đồ ăn em thích, kể chuyện cho em nghe và lúc nào trên môi ông cũng nở nụ cười đầy hiền từ, ấm áp như ánh nắng mặt trời vậy.
Em rất yêu quý ông ngoại của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.
k cho mình nhé cảm ơn nhìu
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Gia đình tôi không sống cùng ông bà, chỉ có bố mẹ và mấy chị em tôi. Nhưng thỉnh thoảng gia đình tôi cũng về thăm ông. Ông tôi cũng đã lớn tuổi, bà tôi đã qua đời được 5 năm. Hiện tại ông tôi sống cùng với gia đình bác cả để tiện bác chăm sóc. Đã lớn tuổi nhưng ông tôi còn khỏe mạnh lắm. Ông tôi năm nay 72 tuổi. Tóc ông đã bạc trắng cả rồi, hong còn đen xanh như thuở trước nữa. Những sợi tóc bạc xoăn ngắn ngủn lưa thưa của ông luôn là cái dễ nhìn thấy nhất. Ông cao khoảng 1m67. Ông không cao như những người khác, chiều cao chỉ ở mức trung bình nhưng dáng người ông rất lực lưỡng và to khỏe. Ông làm nhiều việc nặng nên cơ bắp của ông rất săn chắc, cơ thể lúc nào cũng khỏe khoắn. Bước chân nhanh nhạy của ông lúc nào cũng khiến người khác phải trầm trồ. Gương mặt của ông chan chứa tình cảm mỗi khi nhìn tôi. Khuôn mặt ông không vuông chữ điền như người ta vẫn quan niệm về cái đẹp, ông có khuôn mặt khá góc cạnh, hơi tròn, đặc biệt trán ông rất cao. Trán của ông lúc nào cũng sáng bóng. mỗi khi không hài lòng nó lại nhăn lên những nếp nhăn của tuổi già.
Ông có râu quai nón. Mỗi lần ôm tôi hồi còn bé ông luôn cọ cọ bộ râu vào má tôi. Thực sự cảm giác lúc ấy rất thích, nó là hành động thể hiện tình cảm của ông đối với tôi. Tuổi cao, ông cũng có những thú vui của người tuổi già. Ông thích trông và chăm sóc cây, đọc báo, uống trà. Đó cũng chính là thói quen hàng ngày của ông. Sáng sáng sẽ nhìn thấy hình ảnh ông ngồi đọc báo bên bộ bàn ghế đá đặt dưới bóng cây lộc vừng mà ông trồng. Chén trà nghi ngút khói trong buổi sớm sương mai luôn tạo ra một cảm giác thanh bình nhẹ dịu đến lạ. Phải nói rằng, một trong những hình ảnh đẹp nhất của ông trong lòng tôi là ngồi đọc báo. Lúc ông chăm sóc cây trồng cũng khiến ông trở nên hiền từ hơn bao giờ hết. Ông nhẹ nhàng uốn từng cành cây, tưới nước từng chậu nhỏ. Ông chăm sóc chúng để làm thú vui cho mình. Ngoài cây cảnh, ông còn trồng cây ăn quả. Giàn thanh long sai trĩu quả luôn khiến tôi phải thích thú, giàn gấc chín đỏ to tròn cũng không hề kém cạnh, cây dâu ở bên đến mùa là chi chít quả. Tất cả, những loài cây mà ông trồng luôn khiến tụi trẻ chúng tôi thích nhất. Ông là điển hình cho những con người của hai thế kỷ. Với sự trải nghiệm cuộc đời đủ dày, ông luôn là thế hệ đi trước dạy dỗ chúng tôi từ những bài học làm người, cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Ông luôn ôn tồn giảng giải cho chúng tôi những thứ mà chúng tôi còn thiếu sót. Cuộc sống đôi khi chỉ cần những giây phút nhẹ nhàng như thế.
Ông tôi- người mà tôi kính trọng luôn mang cho chúng tôi những tình cảm đặc biệt. Tôi mong rằng ông sẽ sống mãi để cho chúng tôi được cảm nhận hết tình thương yêu mà ông dành cho chúng tôi. Dù ông có đi những đâu, thì hình ảnh ông vẫn luôn nằm trong trái tim chúng tôi.
a. Mở bài
- Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông Tiên nào để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?
- Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông Tiên (tưởng tượng: đang ngủ thì mơ hoặc khi gặp khó khăn gì ...).
b. Thân bài
- Miêu tả chân dung nhân vật ông Tiên.
+ Hình dáng
+ Khuôn mặt
+ Chòm râu, mái tóc
+ Cây gậy ...
- Những lời đối thoại của em với ông Tiên.
- Miêu tả hành động của ông Tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông Tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,…).
c. Kết bài
- Ý nghĩa của nhân vật ông Tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.
Bố mẹ em có hai người con: chị Thuần và em. Em tên là Hậu. Tên hai chị em đều do bà ngoại đặt cho.
Chị Thuần hơn em 9 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Thuần. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.
Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Thuần sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.
Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ, được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.
Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Hậu đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Thuần vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.
Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.
Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chị Thuần…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần bằng chị Thuần rồi đấy, cố lên con ạ!…
Chị Thuần của em giỏi lắm! Em rất yêu và tự hào về người chị gái thân thương của mình.
Chị Thuần hơn em 9 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Thuần. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.
Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Thuần sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.
Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ, được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.
Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Hậu đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Thuần vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.
Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.
Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chị Thuần…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần bằng chị Thuần rồi đấy, cố lên con ạ!…
Chị Thuần của em giỏi lắm! Em rất yêu và tự hào về người chị gái thân thương của mình.
Màn đêm vẫn buông úp chụp mọi vật trong cái lòng chảo đen khổng lồ. Em vừa đắm chìm cùng vạn vật vào trong giấc ngủ đêm dài và đêm hôm ấy em đã mơ thấy một ông tiên trong truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt", ông đã gây một tình cảm yêu quý và kính trọng trong tâm trí em.
Theo giấc mơ, thì năm nay ông cũng khoảng tám mươi tuổi. Dáng đi nhanh nhẹn, nhưng lưng đã hơi còng. Khuôn mặt phúc hậu, ông hiện ra trước mắt em trong bộ quần áo trắng, cái đai thắt lưng thêu kim tuyến, tay chống gậy trúc nhẵn bóng. Nước da hồng hào khác hẳn người thường. Mái tóc trắng búi cao, gài trâm vàng còn lất phất vài sợi tóc bạc sau gáy. Bộ râu trắng mềm như mây càng làm cho ông có vẻ hiền từ hơn. Lông mày, lông mi dày, rậm bạc như cước. Đôi mắt sáng như sao để nhận ra mọi sự hiểm ác dưới dương gian, ông luôn tươi cười để lộ ra hàm răng đen nhánh. Những bước đi khoan thai nhẹ nhàng đang đến gần một anh chàng to, cao, vạm vỡ. Điều đó làm em chú ý. Em lại gần nấp sau một bụi cây gần đó và lắng nghe, ông tiên nói: "Tại sao con khóc?", anh thưa: "ông chủ con bắt con làm lụng vất vả trong 3 năm rồi hứa gả con gái cho con mà đến nay đã hết thời hạn ông chủ lại bắt đi tìm cây tre một trăm đốt thì mới được lấy vợ".
Ông tiên nghiêm nghị hơn và có thái độ phản lại sự trâng tráo, giả dối của tên nhà giàu, ông bảo với anh "Hãy đi chặt một trăm đốt tre và hô khắc nhập, khắc nhập", ông biến đi mất. Quả đúng theo lời ông tiên anh đã có một cây tre trăm đốt xanh mượt óng ả. Nhưng vì cây tre cao quá mà giờ đưa dâu lại sắp đến nên anh lại ngồi khóc. Thấy vậy ông tiên lại hiện ra và hỏi anh "Tại sao lại chưa về?". Anh thưa" Cây tre cao quá bây giờ con vác về thì cũng không kịp vì con chỉ còn ít phút nữa". Cháu cứ yên tâm, ông tiên nói "Ta sẽ giúp con", ông cầm cái phất, vẫy qua lại một vòng trên bầu trời bỗng hiện ra một cái cầu vồng trong trẻo và thỉnh thoảng lại ánh lên trên cầu những tia sáng như những hòn ngọc quý báu. Từ xa nhìn lên cây cầu, anh chàng chỉ bé như một con kiến li ti bò lên cây cầu rồi đột nhiên biến mất với cả cây cầu. Ngồi xuống và nghĩ: em lại thấy kính trọng ông hơn, ông đúng là một vị tiên tốt. Do sơ ý em đã để bị phát hiện, ông hỏi em từ đâu đến, em nói "cháu bị lạc vào đây ông ạ", ông đã đưa về nhà của ông. Bị ngạc nhiên đột ngột, em đứng ngây người ra vì chưa bao giờ em thấy cảnh ở đâu lại đẹp như thế. Tứ phía núi bao quanh. Ngôi nhà gỗ đơn sơ nổi trên mặt nước, trước nhà có một cái sân cũng nổi trên mặt nước.
Bao quanh ngôi nhà là hồ nước xanh biếc. Thác dội nhẹ nhàng xuống hồ. Muốn vào nhà phải đi qua cây cầu tre cong vút. Cây cối, hoa cỏ mọc xung quanh, toả mùi hương thơm mát. Vào nhà ông lấy trong tay áo ra quả cầu ngũ sắc màu nhiệm toả ra những ánh hào quang chói lọi. Cái phất của ông đã làm cho quả cầu hiện lên cảnh đám cưới của anh chàng to lớn. Thật vui vì anh ta đã cưới được vợ. Ông tiên bảo "Trời giao cho ta một trách nhiệm nặng nề và rất khó khăn. Ta là một ông tiên để cứu giúp mọi người, giúp đỡ muôn dân lầm than có cuộc sống ấm no. Ta khuyên con ăn ở phải có đạo, phúc đức thì sẽ gặp may mắn. Em nói: "Thế mai kia cháu muốn làm tiên như ông thì sao?". Ông tiên cười phúc hậu. Bỗng ò ...ó ...o - tiếng gà gáy ở đâu đó cất lên, em chợt tỉnh dậy và biết đây chỉ là giấc mơ. Nhưng câu nói ấy của ông vẫn vang bên tai em, như thôi thúc em.
Giấc mơ đã cho em bài học rất đáng quý về đạo lý làm người. Em mong các bạn và mọi người hãy ăn ở hiền lành, làm nhiều việc phúc đức để gặp nhiều may mắn về sau, cũng như câu tục ngữ" Thương người như thể thương thân".
Bài làm
Nếu được hỏi ai là người em yêu quý nhất, thì đó chính là người mẹ của em. Mẹ cho em cuộc sống quý giá, nuôi nấng em từ thuở lọt lòng. Mẹ như vầng trăng đêm khuya, ru em vào những giấc ngủ bình yên. Với em, hình ảnh của mẹ luôn khắc sâu trong tâm trí và trái tim của mình.
Mẹ em năm nay đã 44 tuổi, mẹ cao khoảng 160 cm, người mẹ mảnh khảnh và dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ để mái tóc dài óng mượt, xoăn nhẹ phần đuôi tóc. Khuôn mặt mẹ tròn nhìn rất phúc hậu. Đôi môi của mẹ phớt hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng tô điểm thêm nét dịu hiền trên khuôn mặt mẹ. Mỗi khi nhìn em, mẹ đều luôn nở nụ cười tươi với ánh mắt trìu mến. Đôi bàn tay mẹ không còn tròn trịa như ngày mẹ trẻ mà đã gầy guộc và chai sạn hơn, đó là dấu vết của thời gian, của những năm tháng vất vả mẹ đã hi sinh vì chăm sóc cho hai chị em em. Giọng nói của mẹ rất ấm áp, lúc mượt mà lúc trầm bổng, ngân vang. Em thích nhất thói quen ngày bé khi được mẹ đọc truyện cổ tích mỗi tối. Mẹ như hóa thân vào từng nhân vật với giọng nói truyền cảm để giúp em hiểu nội dung câu chuyện hơn.Công việc của mẹ em là một nhân viên văn phòng, mẹ thường xuyên phải tiếp khách với khách hàng để xử lí công việc. Vì vậy mẹ rất khéo léo trong cách ứng xử và trò chuyện hàng ngày, mọi người xung quanh đều quý mến mẹ em. Dù công việc bận rộn là thế nhưng hàng ngày mẹ vẫn luôn sắp xếp nhà cửa gọn gàng và nấu những bữa ăn ngon cho cả gia đình. Mỗi chiều đi làm về, mẹ lại tất tả chuẩn bị bữa cơm chiều. Mẹ dạy em nấu những món ăn từ đơn giản đến phức tạp. Mẹ nói niềm hạnh phúc nhất của mình là được nấu các món ăn ngon cho người mình yêu thương. Em thường giúp đỡ mẹ những việc trong gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa ấm chén…. Buổi tối, mỗi khi em có bài tập khó, mẹ thường giảng cho em hiểu. Điều em nhớ nhất là những khi em ốm, mẹ luôn lo lắng, quan tâm và chăm sóc cho em. Bàn tay mẹ luôn che chở và vỗ về. Những lúc vậy, em chỉ muốn được ôm mẹ và nói: "Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ."
Mẹ dạy em những bài học cuộc sống quý giá, biết quý trọng từng nhành cây, nâng niu từng đóa hoa hay biết nói lời chào và cảm ơn với mọi người. Mẹ còn dạy em về lòng nhân ái, biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ nuôi nấng em khôn lớn, mẹ đã giúp em trưởng thành hơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống.
Em luôn tự hào về mẹ. Mẹ là tấm gương, là món quà quý giá nhất mà cuộc sống này dành riêng cho em. Tình yêu thương của em dành cho mẹ thực sự không thể đo đếm bằng lời. Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
Được sinh ra trên cuộc đời này tôi đã thấy rất hạnh phúc rồi, nhưng được những người sinh ra mình quan tâm chăm sóc mình thì thôi càng cảm thấy yêu cuộc sống này biết bào. Và tôi muốn cho cả thế giới này biết rằng tôi rất hạnh phúc. Đặc biệt ngoài sự yêu thương của cha mẹ, anh chị em trong gia đình thì tôi còn được sụ yêu mến của ông nội tôi. Ông như một tấm gương sáng để tôi noi theo về phẩm chất và tích cách tuyệt vời ấy.
Ông có một khuôn mặt rất đẹp theo như nhiều người nhận xét là như thế. Khuôn mặt của ông mang một vẻ đẹp rất riêng rất đàn ông và lịch lãm. Cũng chính vi vẻ đẹp ấy mà bà nội tôi đã phải lòng ông. Gò má hơi cao cộng thêm đôi môi đẹp và chiếc mồm rộng khiến cho ông tôi thật đẹp cả đến khi ông già đi như bây giờ mà tôi vẫn thấy được vẻ đẹp đó. Người ta nói đàn ông mồm rộng thì sang phải chăng ông tôi sang trọng lịch lãm nhờ cái mồm.
Ông tôi giờ đã chín mươi tuổi, ông vẫn hồng hào trông ông như một ông bụt, ông tiên trong truyện cổ tích chui ra. Mái tóc ông bạc phơ như sợi cước, tùng mảnh trắng bạc phơ như màu của đám mây. Thỉnh thoảng có những sợi tóc lạc đàn phất phơ trước gió mềm như mây vậy. Dù già đi nhưng ông tôi vẫn rất khỏe ông vẫn đi lại bình thường, vẫn mang về cho tôi những món quà kẹo ngon ngọt của trẻ con. Mắt ông tinh lắm, tôi mới ít tuổi đầu mà đã cận trong khi ông tôi mắt sáng mở to tròn khi nào mà bị ông dọa cho thì sợ phải biết. ông rất hiền chả bao giờ chùng mắt với tôi, nhưng khi ông dọa ma thì nhìn đôi mắt to của ông hơi sợ. Ông tôi gầy lắm chỉ có bốn lăm cân thôi, nhìn thân hình ông chỉ còn có da bọc sương thế nhưng ông vẫn ngày ngày tập thể dục thường xuyên để giữ gìn sức khỏe.
Trên khuôn mặt ông còn có điểm nhấn là bộ râu. Ông tôi để râu trông thật hiền lành, bộ râu ấy cũng bạc phơ như mái tóc trông thật như phật sống. Đôi lông mày cũng chuyển sang màu trắng nhìn ông với mái tóc bộ râu đôi lông mày cùng nước da hồng hào ấy nhìn thật đẹp lão biết bao. Ông là một người liêm khiết nhất mà tôi từng thấy. Khi nhà nước tặng ông một mảnh đất trên thủ đô thì ông lại từ chối. Ai cũng bảo rằng ông quá liêm khiết nêu như ông nhận miếng đất ấy thì bay giờ con cháu có thể sung sướng trên hà nội rồi. Bởi dẫu gì có một mảnh đất trên thủ đô cũng rất có giá. Thế nhưng ông nhất định không nhận, ông quả thật là liêm khiết hết mức. Và điều đó rất đáng để tôi học tập và noi theo. Mỗi khi buồn tôi thường đến bên ông để vuốt ve mái tóc bạc trắng ây, vuốt râu của ông và nghe giọng cười khanh khách giòn giã của nội. Những nét đẹp trên khuôn mặt nội hay vẻ đẹp tâm hồn đều làm cho tôi thấy yêu quý và khâm phục trân trọng nội tôi nhiều hơn.