K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới : Từ '' Xe chạy chầm chậm ..... cho đến ....... Từ ngã tư đầu đường học về đến nhà , tôi ko còn nhớ mẹ tôi đã ? tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu j '' ( Nguyên Hồng , Trong lòng mẹ ) . Vì bài dài nên mk ko chép đk . Yêu cầu 1 . Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên ( Chú ý chỉ ra các từ ngữ , câu văn ,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới :

Từ '' Xe chạy chầm chậm ..... cho đến ....... Từ ngã tư đầu đường học về đến nhà , tôi ko còn nhớ mẹ tôi đã ? tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu j '' ( Nguyên Hồng , Trong lòng mẹ ) . Vì bài dài nên mk ko chép đk .

Yêu cầu

1 . Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên ( Chú ý chỉ ra các từ ngữ , câu văn , hình ảnh , chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm ) . Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ?

2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên , sai đó chép lại các câu văn người kể và việc thành 1 đoạn . Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn trên để rút ra nhận xét : Nếu ko có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng ntn ? Từ đó rút ra kết luận về vai trò , tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong kể chuyện .

3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên , chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? ( Nó có thành '' chuyện '' ko ? Vì sao ? ) Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự .

1
2 tháng 10 2017

Câu 1: Phần chữ in nghiêng là phần miêu tả và biểu cảm. Như vậy, câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa con - "tôi" và người mẹ đã được kết hợp, đan xen với rất nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Các yếu tố miêu tả có trong những câu:

- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.

- Mẹ tôi không còm cõi.

- Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước dan mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

Các yếu tố biểu cảm có trong đoạn trích là :

- Diễn tả sự suy nghĩ : Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hàu máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

- Bộc lộ sự cảm nhận : Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

- Phát biểu cảm tượng : Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Các yếu tố trên không tách riêng mà đan xen vào nhau, vừa kể, vừa tả và biểu cảm.

Có thể thấy trong đoạn văn sự đan xen đó:

- Về sự việc : tôi ngồi trên đệm xe.

- Tả : đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi.

- Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

Câu 2: Nếu lược đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn trích chỉ còn lại những sự việc rất giản đơn: Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi vẫy tôi, tôi đuổi kịp mẹ tôi. Cả hai mẹ con đều khóc. Mẹ lau nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe, ôm tôi vào lòng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Như thế, sẽ không gây được trong lòng người đọc ấn tượng đậm nét về hình ảnh "trong lòng mẹ", tình cảm mẹ con sâu sắc, khao khát tột bậc của người con.

Câu 3:

Người đọc sẽ không tưởng tượng ra một cách cụ thể cảnh hai mẹ con gặp nhau (bắt đầu thế nào, diễn biến rồi kết thúc ra sao) và làm mờ nhạt đi diễn biến của mạch c

1 tháng 10 2018

a) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?

- Đoạn văn tả màu sắc của biển thay đổi tùy theo sắc mây trời.

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?

- Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những lúc khác nhau : khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi dông gió lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

- Gạch dưới những hình ảnh trong đoạn văn thể hiện những liên tưởng thú vị của tác giả khi quan sát biển.

11 tháng 6 2017

b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

- Con kênh được quan sát suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa và lúc trời chiều.

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác, để thấy được màu sắc thay đổi của con kênh. Ngoài ra còn bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.

- Gạch dưới những hình ảnh thể hiện sự liên tưởng của tác giả khi quan sát và miêu tả con kênh. Nêu tác dụng của những liên tưởng đó.

- Giúp người đọc hình dung được cái nắng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.

1 tháng 12 2019

a) Bài văn "Công nhân sửa đường" có 3 đoạn:

- Đoạn 1: từ "Bác Tâm… cứ loang ra mãi".

- Đoạn 2: từ "mảnh đường… như vá áo ấy".

- Đoạn 3: Đoạn còn lại.

b) – Đoạn 1: cảnh bác Tâm đang vá đường vô cùng vất vả, khó nhọc.

- Đoạn 2: Miếng vá đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên làm cho bé Thư ôm cổ mẹ nói: "Đẹp quá!..."

- Đoạn 3: bác Tâm hài lòng về thành quả lao động của mình.

c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn:

- tay phải cầm búa

- tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng

- đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau

- hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng

- đứng lên vươn vai, nheo mắt rồi cười

13 tháng 4 2019

Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:

   - Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.

   - Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.

   - Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :

      + Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

9 tháng 4 2019

Chọn đáp án: D

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

 

“Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza). Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách trong một năm.

 

Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy. Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới với nền khoa học-công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.

 

Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?

 

( Ngẫm về “ tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái theo Báo mới)

 

a, Văn bản trên thuộc phong cách chức năng ngôn ngữ nào?

 

b, Nêu các ý chính của văn bản? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

 

c, Những số liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản cho anh/chị hiểu thêm điều gì về hiện trạng mà văn bản đề cập tới?

 

d, Văn bản trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn hóa đọc với lối sống và nhận thức của giới trẻ hiện nay?

1
11 tháng 3 2022

a,

Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí.

b, 

Các ý chính của văn bản: 

- Tỉ lệ đọc sách trên một năm của người dân các nước Âu - Mỹ và một số nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Mối tương quan giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia.

- Suy ngẫm về thực trạng đọc sách của người Việt Nam trong tương quan với sự phát triển về mọi mặt của đất nước.

c, 

Nhận xét về cách lập luận của tác giả:

- Hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng chân thực, cụ thể. 

- Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh để người đọc thấy rõ sự khác biệt về văn hóa đọc giữa các nước trên thế giới: Trong khi các nước đều có thể sử dụng những thành tựu công nghệ cao để tích lũy kiến thức thì ở các nước phát triển, người dân vẫn giữ gìn văn hóa đọc, đọc thường xuyên và hiệu quả; ngược lại người Việt Nam ta rất lười đọc sách.

d, 

Việc sử dụng số liệu giúp:

- Có cái nhìn chính xác, chân thực về thực trạng văn hóa đọc giữa các quốc gia. Việc "người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/ năm" cho thấy văn hóa đọc của nước ta ở mức rất thấp. Đó là một điều đáng buồn, đáng suy ngẫm bởi văn hóa đọc có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển đất nước. Điều đó đi ngược với xu thế phát triển của đất nước.

- Từ đó, tác giả muốn thức tỉnh mỗi con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước về việc hình thành thói quen đọc sách. 

e, em tham khảo những ý này nha:

Những suy nghĩ được gợi lên từ mối quan hệ giữa văn hóa đọc và lối sống nhận thức, thái độ của giới trẻ là:

- Văn hóa đọc được hiểu là đọc sách một cách có văn hóa. Nghĩa là phải biết chọn lựa sách để đọc, đọc đúng cách để có hiệu quả, từ đó vận dụng vào cuộc sống. Để việc đọc sách trở thành một nét đẹp văn hóa cần hình thành thói quen đọc sách, sở thích và kĩ năng đọc sách ở mỗi cá nhân và trong cả cộng đồng. 

- Hiện nay, văn hóa nghe - nhìn ngày càng thu hút giới trẻ, trong khi đó văn hóa đọc ở họ lại ngày càng trở nên yếu kém. Giới trẻ thường ít đọc sách, phần lớn đọc do đòi hỏi bắt buộc của công việc, học tập chứ không tự nguyện, ham thích.

- Sách và việc đọc sách có vai trò to lớn trong việc mở mang kiến thức, kĩ năng và bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người. Tuy nhiên, đa số bạn trẻ hiện nay không nhận thức được điều đó hoặc có nhưng cố tình phớt lờ, trong khi họ - những chủ nhân tương lai của đất nước rất cần học hỏi, trau dồi cả đức và tài. Hậu quả là họ rỗng nhiều kiến thức, kĩ  năng thiếu và yếu, nhận thức sai lệch, không làm được việc,... Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng báo động.

-  Tuy nhiên, vẫn có không ít bạn trẻ yêu thích đọc sách và đang nỗ lực tuyên truyền, cho văn hóa đọc. Đặc biệt, từ năm 2013, ngày 21/4 hằng năm đã trở thành ngày hội Sách và văn hóa đọc. Đó là một nỗ lực to lớn để xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng.

- Bài học:

+ Cần nâng niu, trân trọng sách, hình thành thói quen đọc sách, sở thích đọc sách, tránh sa vào các hình thức giải trí vô bổ, độc hại khác.+ Thông minh khi lựa chọn sách, lựa chọn cách đọc và vấn dụng vào thực tế cuộc sống. 

 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN    Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của...
Đọc tiếp

 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

   Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

                                       (“Đức tính giản dị của Bác Hồ” - Phạm Văn Đồng,  SGK Ngữ văn 7)                                                                     

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn từ 8-10 câu về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác. Đoạn văn có sử dụng một phép liệt kê và một dấu chấm lửng (gạch chân và chú thích).

2
16 tháng 5 2021

Câu 1: nghị luận

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và mối quan hệ với mọi người.

Câu 3: mik chưa bt

16 tháng 5 2021

Câu 3: 

- Đoạn văn chứng minh sự giản dị của Bác qua những việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. 

- Những chứng cứ thuyết phục vì:

+ Luận cứ chân thật, rõ ràng

+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, mang tính thực tế bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của Bác

26 tháng 2 2018

a) Phân biệt nghĩa các cụm từ: Khu dân cư : khu vực dành cho nhân dân ăn, ở, sinh hoạt. Khu sản xuất : khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp. Khu bảo tồn thiên nhiên : khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.