1 lời của bài ca dao là lời của ai ?Tại sao em khẳng định như vậy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1: Có thể nói đây là lời của người mẹ hát ru con
Bài 2: Lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ
Bài 3: Nỗi nhớ của con cháu với ông bà
Bài 4: Bài ca dao không chỉ ra lời của ai. Căn cứ vào nội dung:
- Đây là lời của ông bà nói với con cháu
- Lời cha mẹ dặn dò con cái phải biết yêu thương nhau
- Lời anh em trong nhà tâm sự bảo ban lẫn nhau
- dựa vào nội dung ta có thể thấy đây là lời người lao động, thương cho thân phận của mình,trong xã hội cũ
- biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của những tầng lớp trong xã hội thân phận lênh đênh chìm nổi,...
- sử dụng biện pháp điệp từ ,so sánh,..làm cho văn bản thêm sự gợi hình gợi cảm
-KL: trong xh những tầng lớp như nông dân ,phụ nữ, nô lệ luôn phải chịu những nỗi khổ nhiều bề như bị vùi dập ,bóc lột,..
chúc bạn học tốt
mk tl nhưng bn phải tích cho mk nhá
a) Bài ca dao là lời ns của ng dân lao động, của ng con gái có số phận cơ cực, khó khăn, bất hạnh, than vãn về số phận cuộc đời ng trg xh cũ vs n hủ tục lạc hậu.
b) Bài ca dao là lời than thân của n số phận nhỏ bé trg xh thời xưa, là ng lao động bày tỏ sự đồng cảm đối vs n ng cùng khổ. Là lời than thân của ng con gái vè số phận nhỏ bé của mk.
c) Tg đã sd hình ảnh của n con vật, sự vật gần gũi. Biện pháp ẩn dụ: để ns về sự bộn bề của n phận ng. Phép điệp ngữ lặp đi lặp lại từ Thương thay: lm cho câu hát trở nên hấp dẫn đồng thời thể hiện nỗi cơ cực về n hủ tục trọng nam kinh nữ
d) Tg dùng n hình tượng ( tằm, kiến, hạc, quốc)
n hĩnh hình ảnh con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng, qua đó thể hiện đc nỗi bất hạnh phải chịu nhiều áp bức, bất công của ng dân lao động xưa.
e) sorry bn mk k bt phần e.
Thui, bn tích cho mk nha, coi như là thành quả đánh mt đến mỏi tay của mk
bài 1:
a) Là lời của người dân lao động.
Dựa vào ngữ cảnh cho em biết điều này.
b) Là nổi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức bóc lột, chịu nhiều oan trái.
Vì hình ảnh con tằm tượng trung cho thân bị bòn rút sức lực; Còn kiến là thân phận nhỏ nhoi suốt đời phải suôi ngược mà vẫn nghèo khó; Con hạc là cuộc đời phiêu bạc lận đận; Con cuốc là thân phận thắt cổ bé họng nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ.
c) Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ.
Tác dụng là thể hiện niềm thương cảm và nhấn mạnh về nổi khổ của người lao động.
Bài 2:
a) Là lời của cô gái/
b) Nói về thân phận chìm nổi, lênh đênh vô định. Số phận thuộc vào người khác (Hoàn cảnh)
c) Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và so sánh.
Nhấn mạnh về thân phận nhỏ bé, đắng cay..... của người phụ nữ thời phong kiến.
Bài 1,2:
d) Giữa con người và con vật có nét tương đồng.
Làm tăng mức độ đau khổ, bất hạnh và làm cho sức phảng kháng tố cáo trở nên sâu sắc và mạnh mẽ.
Bài 3,4
a) Châm biến những người lười lao động.
Châm biếm những người bói toán, mê tín dị đoan.
b) Châm biếm những người nghiện ngập, lười lao động,....
Châm biếm những người hành nghề mê tín lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, cùng những người mê tín dị đoan một cách mù quáng.
c) (Nội dung)
Lựa chọn cách nói ngược, giễu nhại.
Chỉ ra cái hay của ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu
Bài 1:
Trong bài 1, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, hình ảnh lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: bấy nay chứ không phải ngày một ngày hai. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng. Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.
Bài 2:
Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.
Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
Ca dao, dân ca không chỉ là tiếng hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người mà còn là những tiếng than than thân trách phận của những cuộc đời, cảnh ngộ bất hạnh, đắng cay. Ngoài ý nghĩa than thở, những bài ca dao mang tiếng nói từ những kiếp người nhò bé đáng thương còn là lời tố cáo đanh thép cái xã hội phong kiến bất công tàn ác.
Người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật nhỏ bé tội nghiệp thường có sự đồng cảm tự nhiên và hay vận vào thân phận của mình. Chính vì vậy, toàn bộ bãi ca dao là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc về số phân hẩm hiu, khốn khổ. Con tằm bé nhỏ mà thật có ích. Chúng nhả ra những sợi tơ vàng óng dùng để dệt thành vải, lụa là phục vụ cho nhu cầu may mặc của con người. Nhưng chúng chỉ được ăn lá dâu – thứ lá tầm thường nơi bãi sông đồng ruộng. Đã vậy, sau khi giúp con người lấy được thứ cần thiết, thỏa mãn nhu cầu của con người thì tằm cũng chết. Cuộc đời tằm thật đáng thương, sống thì chẳng ăn được mấy mà cống hiến cho tới lúc lìa đời. Cuộc đời như thế khác nào cuộc đời người lao động xưa kia, suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực công lao.
Bé nhỏ hơn cả tằm là lũ kiến li li. Kiến sống thành đàn, đoàn kết hỗ trợ và giúp đỡ nhau. Ấy thế mà cả đời vẫn chỉ ngược xuôi tất bật. Người lao động trước đây cũng vậy, suốt đời vất vả ngược xuôi, cần cù làm lụng mà vẫn cơ cực nghèo khổ.
Có lẽ, đáng thương nhất vẫn là tiếng kêu não nùng, tiếng kêu rạc cổ khô họng, kêu ra máu của con cuốc giữa trời. Mặc dù ý thơ lấy từ sự tích vua Thục Đế đất nước, hận mà chết, biến thành con chim cuốc kêu ra rả suốt hè đến trào máu họng, nhưng nhân dân lao động xưa lại vận vào chính thân phận hèn kém của mình để nói lên nỗi bất công oan khuất. Song, những kẻ thấp cổ bé họng dù có kêu thấu trời cũng chẳng làm động lòng bọn thống trị nhẫn tâm, tàn ác.
Người lao động xưa phải chịu nỗi khổ nhiều bề và tiếng kêu, tiếng than ai oán của họ thực sự khiến người đọc xúc động cảm thương. Trước mỗi hình ảnh bất hạnh đáng thương là mô-típ quen thuộc trong ca dao: mô-típ thương thay. Điệp ngữ ấy nối nhau kéo dài suốt tám dòng thơ diễn tả sự xót xa vô hạn, nỗi thương cảm dâng trào như những con sóng ập vào lòng người đọc. Đọc hết bài ca dao, ta nhận ra rằng, tác giả dân gian không phải chỉ thương thay, chỉ là người đứng bên cạnh cảm thông chia sẻ với những số phận bất hạnh, hẩm hui mà đáng thương cho chính thân phận nghèo khổ bé mọn của mình.
''Ca dao than thân'' là lời than về số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, họ phải chịu sự khổ cực, phụ thuộc và hoàn toàn không có tiếng nói trong xã hội
''Ca dao than thân'' là lời than về số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, họ phải chịu sự khổ cực, phụ thuộc và hoàn toàn không có tiếng nói trong xã hội
2 Bài ca dao là lời than của những thân phận nhỏ bé trong xã hội thời xưa , là người lao động bày tỏ sự đồng cảm đối vs những người cùng khổ
1 bài ca dao là lời ns của người lao động có số phận cơ cực khó khăn than vãn về số phận cuộc đời của mk
3 Tác giả đã sử dụng hình ảnh các con vật gần gũi làm hình ảnh ẩn dụ để ns về sự bộn bề của những phận người trong xã hội cũ
bài ca dao j?
Bài 1 : Là lời của mẹ khi ru con nói với con
Bài 2 : Là lời anh em nói với nhau
Bài 3: Là lời của cặp tình nhân nói với nhau
Bài 4 : Là lời của cô gái nói với người yêu của mình