Em hãy phân tích :
- Phản ứng tâm lí của bé Hồng khi nghe bà cô xúc phạm tới người mẹ bất hanhjbawngf những lời giả dối thâm độc.
- Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng người mej mà chú mong chờ mỏi mắt.
Qua đó nhận xét tình cảm của bé Hồng đối với mẹ của mk
Thái độ lời nói của bà cô Dụng ý Lời hỏi lần thứ nhất: “Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?...
Nét mặt khi cười rất kịch, giọng nói rất cay độc.
=> Gợi dậy nỗi đau của chú bé, để nói xấu về người mẹ.
Lời hỏi thứ hai: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?”
=> Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu bé, dù biết rằng mẹ cậu rất nghèo khổ nhưng vẫn cố tình nói mỉa.
Lời nói lần thứ ba: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ!”
Tươi cười khi nói về tình cảm thảm thương của mẹ chú bé “ăn mặc rách rưới, mặt xanh bủng, người gầy rạc. Trong lúc cậu bé đau đớn phẫn uất nước mắt ròng ròng.
=> Đánh vào nỗi đau đớn trong lòng cậu bé, nhằm chia rẽ tình mẹ con; gieo rắc trong đầu cậu bé Hồng những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Cười cợt trên nỗi đau khổ của cháu bé; nhục mạ hoàn cảnh đáng thương của người mẹ dâu góa bụa; nghèo khổ đang tha phương cầu thực kiếm sống ở phương xa.
= > Bà cô là người độc ác; nham hiểm, sống tàn nhẫn không có lòng vị tha, bao dung. Bà cô đại diện cho những thành kiến; những hủ tục đầy đọa người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Niềm đời chờ khao khát: Sống trong cảnh thiếu thốn tình thương của người mẹ, trong trái tim của cậu bé Hồng luôn khắc khoải một nỗi chờ mong chính vì vậy mới thoáng thấy bóng người giống mẹ chú đã gọi rối rít: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...” mà không cần kiểm chứng người đó có đúng là mẹ mình không? – Niềm khát khao ấy được ví như là người bộ hành khát nước giữa sa mạc.
- Sự cương quyết khi được gặp mẹ: Diễn tả niềm vui sắp được gặp mẹ của cậu bé Hồng, tác giả diễn tả hàng loạt hành động liên tiếp dồn dập, gấp gáp thể hiện sự cuống quýt, vội vã của cậu bé.
+ Tôi liền đuổi theo
+ Gọi bối rối
+ Tôi đuổi kịp
+ Thở hồng hộc
+ Trèo lên xe, ríu cả hai chân.
+ Òa lên khóc rồi cứ thế nức nở
= > Sự sung sướng hồi hộp khi được gặp mẹ. Tiếng khóc giải tỏa bao nhiêu uất ức dồn nén bấy lâu.
- Cảm giác sung sướng khi được ở trong lòng mẹ: Được tác giả miêu tả rất tỉ mỉ tinh tế.
+ Nhắm nhìn chân dung của mẹ một cách thỏa thích sau bao ngày mong nhớ “gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”.
“Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi áo quần mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
Đoạn văn là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt (Bài tập ngữ văn 8). Sự cảm nhận từ hơi ấm, mùi thơm, cái dịu dàng vuốt ve ôm ấp của mẹ làm cho cậu bé chìm đi trong sự ngây ngất sung sướng “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam). Trong giây phút đó, cậu bé dường như quên hết tất cả những đau khổ, những lời nói độc của bà cô, chỉ còn sự êm dịu, rạo rực, ngây ngất trong lòng mẹ.
=> Qua những phản ứng khi nói chuyện vớ bà cco và khi gặp mẹ , ta hiểu được rằng câu bé Hồng rất đỗi yêu thương mẹ . Dụng ý của bà cô là gieo rắc những hoài nghi trong đầu Hồng về người mẹ để Hồng xa lánh ruồng rẫy, thế nhưng tình yêu thương và lòng kính mến mẹ không hề bị “những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm”, ngược lại chú càng thương mẹ, càng muốn bảo vệ mẹ...