K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2017

Các cấp độ tổ chức sống

Bào quan (ti thể, lục lạp) - tế bào (thực vật, động vật) - mô (mô phân sinh) - cơ quan (não, tim ...) - hệ cơ quan (hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa ...) - cơ thể (động vật, thực vật) - quần thể (đàn hươu, đàn trâu rừng ...) - quần xã (rừng ngập mặn, rừng mưa nhiệt đới ...) - hệ sinh thái (ao hồ, đồng ruộng ...)

25 tháng 8 2017

*Những cấp độ tổ chức sống :

Tế bào ->> cơ thể -> quần thể ->> quần xã ->hệ sinh thái->> sinh quyển

*Chúc bn học tốt,mong là đúng !

8 tháng 11 2023

- Khái niệm: Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

- Ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống:

+ Phân tử: protein, DNA, carbohydrate, lipid,…

+ Bào quan: ti thể, nhân, bộ máy Golgi, ribosome,…

+ Tế bào: tế bào tim, tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào hồng cầu,…

+ Mô: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.

+ Cơ quan: tim, gan, phổi, thận, não bộ,…

+ Hệ cơ quan: hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ thần kinh,…

+ Cơ thể: cơ thể con hổ

+ Quần thể: quần thể hổ

+ Quần xã – hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

22 tháng 3 2023

- Ví dụ về cấp độ tổ chức: Dạ dày.

- Giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức đó theo nguyên tắc thứ bậc: Một tế bào dạ dày chỉ thực hiện một chức năng nhất định (tế bào chính tiết ra pepsinogen – enzym pesin ở trạng thái chưa hoạt động, tế bào viền tiết ra HCl, hoặc tế bào cơ chỉ có tác dụng co dãn) nhưng nhiều tế bào tập hợp lại tạo thành dạ dày vừa có khả năng tiết dịch vị vừa co bóp để tiêu hóa thức ăn.

5 tháng 2 2023

Đặc điểm chung của của các cấp độ tổ chức sống:

1. Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

2. Các cấp độ tổ chức sống là những hệ thống mở tự điều chỉnh.

- Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở (không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường).

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

2 tháng 1

1. Từ tế bào đến mô

Mô là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định.

- Mô thực vật: Mô phân sinh, mô biểu bì, mô dẫn, mô cơ bản.

- Mô động vật: Mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì.

2. Từ mô đến cơ quan

Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.

- Cơ quan ở thực vật: Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.

- Cơ quan ở động vật: Dạ dày, ruột gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng,…

3. Từ cơ quan đến cơ thể

- Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định.

+ Thực vật: Hệ chồi, hệ rễ.

+ Động vật: Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,…

- Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều cơ quan và hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống.

- Tổ chức sống cấp trên có đặc điểm nổi trội so với tổ chức sống cấp dưới: Tế bào so với cơ quan. Cơ quan được cấu tạo từ nhiều mô, mà các mô được cấu tạo từ nhiều tế bào.

- Tổ chức sống là một hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh: Sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể.

- Điểm giống với sinh vật sống của robot là có khả năng di chuyển, tương tác với môi trường xung quanh. Khác là tất cả đặc điểm như khả năng di chuyển và tương tác với môi trường của robot là do con người tạo phần mềm lập trình sẵn, lưu vào bộ nhớ. Ngoài ra, robot không thể tự sinh trưởng, sinh sản, chuyển hóa vật chất và năng lượng như vật sống.

7 tháng 10 2023

 c on a

16 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc : tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

- Là những hệ thống mở và tự điều chỉnh : có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài, có khả năng tự kiểm soát và cân bằng hoá hệ thống trước những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh.

- Liên tục tiến hoá : sinh giới liên tục sinh sôi, nảy nở và không ngừng tiến hoá tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại gói gọn trong sự hài hoà và thống nhất.

  


 

19 tháng 4 2017

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.
Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...
Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh , tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.

19 tháng 4 2017

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.
Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...
Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh , tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.

22 tháng 7 2023

Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8 

 ( I -Khái niệm quần thể sinh vật sgk/173 + II - Các đặc trưng của quần thể sgk/174  )

  - Quần thể sinh vật là : Tập hợp các cá thể cùng loài , sinh sống trong một khoảng thời gian xác định , ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới 

 

  - Những đặc trưng cơ bản của quần thể đó là : Kích thước quần thể , mật độ cá thể trong quần thể , tỉ lệ giới tính , thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể