Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa người với quê hương. Phân tích cách trình bày nội dung.
Làm giúp mình, mình cần trước 7h. Cảm ơn!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
đây nha bạn
Henry David Thoreau từng nói rằng "Thiên đường ở dưới chân ta cũng như ở trên đầu ta". Đó chính là thiên nhiên, ngay từ khi sinh ra con người đã có một sợ dây vô hình gắn kết với thiên nhiên trên trái đất này. Ngay từ khi con người xuất hiện, thiên nhiêm mang đến nguồn sống vô tận cho con người như không khí, lương thực, nước uống... Nhờ vậy mà con người có thể tồn tại đến ngày hôm nay. Thiên nhiên còn nuôi dưỡng và chữa lành cho tâm hồn của con người. Ngồi dưới bóng râm trong một ngày đẹp trời và ngắm nhìn phong cảnh xung quanh chính là sự nghỉ ngơi hoàn hảo nhất. Thiên nhiên không phụ bất kỳ ai nên những người tìm đến sẽ thấy lòng được an yên, tự tại. Thiên nhiên còn là mạch nguồn cho sự sáng tạo của con người được cất cánh bay cao trên những trang viết mãi lưu truyền đến ngàn đời. Vì vậy, mỗi chúng ta cần học các trân trọng và bảo vệ thiên nhiên.
Tham khảo:
Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người, những nguồn tài nguyên, lương thực, thực phẩm,... đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn.
Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư.
Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn,… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.
(link liên kết: https://vietjack.me/hay-viet-bai-van-nghi-luan-ve-moi-quan-he-giua-con-nguoi-voi-tu-nhien-167971.html)
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vonga, con sông Vonga đi ra biển. Tình yêu nhà, yêu miền quê trở thành tình yêu Tổ quốc” (Lòng yêu nước”- Ilia Erenbua). Cuộc sống dẫu có bao biến thân, nhân loại dù có ở thời kì chiến tranh hay thời bình thì trong mỗi chúng ta cũng luôn có tình yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn.
Cuộc đời của mỗi cá nhân vốn là một cuộc trường chinh, chúng ta có thể vì cuộc sống mưu sinh, vì một lý do cá nhân mà dịch chuyển về nhiều nơi khác nhau nhưng quê hương, đất nước thì chỉ có một mà thôi. Ấy là nơi trao cho ta dòng máu luôn chảy trong tim, là nơi trao cho tính cách và tâm hồn.
Tình yêu quê hương, đất nước là yêu cảnh sắc của quê hương mình. Những cảnh sắc ấy không phải là những gì lớn lao, kì vĩ, hùng hào, mà đến từ những gì bình dị và thân thuộc nhất. Ấy là cây đa, mái đình nơi gắn bao kỉ niệm ấu thơ. Ấy là con đường rợp bóng ta đi hằng ngày. Ấy là dòng sông tắm mát tuổi thơ. Ấy là cảnh sắc núi non hùng vĩ mà thơ mộng trải dọc nam chí bắc. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” hiện lên với cái tôi yêu Huế, yêu sông Hương, vì yêu mà sẵn sàng công phu đi kiếm tìm một huyền thoại về cái tên của nó và yêu Huê, chính là yêu quê hương, yêu đất nước đó thôi.
Tình yêu với quê hương, đất nước, chính là vì đất nước mà hi sinh con người mình. Hầu như mọi dân tộc đều phải trải qua những cuộc chiến tranh trường kì và gian lao, những cuộc chiến ấy đã làm đổ máu không biết bao người con của họ trên mảnh đất mẹ. Trong cuộc chiến tranh trường kì ấy, đất nước phải bảo vệ lãnh thổ của mình thì tình yêu với người mẹ đất nước ấy trước hết là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Từ đời Triệu, đến đời Đinh, đời Lý, đời Trần,.., đời nào cũng vậy, nếu không là chiến tranh ngoại quốc thì là nội tộc. Nếu không nhòe tình yêu nước của bao người thì dân tộc ta có được độc lập như ngày hôm nay? Nếu không nhờ những người như bác sĩ Đặng Thùy Trâm, như mười cô gái ngã ba Đồng Lộc, như anh Nguyễn Văn Thạc,.. bỏ lại phía sau cả một thời thanh xuân thì bầu trời xanh, thì một đất nước không có bom rơi, đạn nổ, chúng ta có thấy?
Khi đất nước đi qua thời chiến, trở về với thời bình, mỗi người dân không còn là một chiến sĩ mà trở về là những người bình thường trong cuộc sống mưu sinh đầy nhọc nhằn. Yêu nước giờ đây là đóng góp một phần sức mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ quốc. Con người, dù trên mặt trận nào cũng nguyện cống hiến hết sức mình để đưa đất nước ngày càng văn minh, hiện đại. Đặc biệt, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi mọi giá trị văn hóa lâu đời của quê hương xứ sở đang ngày càng mai một thì là một người con của đất nước, chúng ta phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn các giá trị đó. Trong bối cảnh giao lưu giữa Đông - Tây, yêu quê hương, đất nước còn là hiếu khách, là hòa nhập mà không hòa tan, là giữ gìn thể diện, giữ gìn hình ảnh đất nước với bạn bè năm châu.
Tình yêu quê hương, đất nước không phải đến từ những lời nói chung chung, những xáo ngữ mà phải bắt đầu từ hành động, từ trái tim của mỗi chúng ta. Quê hương, đất nước mãi chỉ có một, do đó, hãy luôn hướng về nó như hướng về người mẹ kính yêu…