K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a)

Đây là bài "Nghe thày đọc thơ''

Tác giả:Trần Đăng Khoa

Sáng tác năm 1967

b)

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương.

23 tháng 8 2019

Hướng dẫn:

Em có thể trình bày theo ý của mình: chọn phông, cỡ chữ, nét chữ và căn lề sao cho phù hợp, dễ đọc, ưa nhìn.

Nói chung nên trình bày tên bài thơ với cỡ chữ lớn hơn, nét đậm. Các câu thơ nên chọn cùng một phông, cỡ và kiểu chữ nếu không muốn nhấn mạnh từ ngữ nào.

Nên trình bày các dòng trích dẫn với phông chữ khác các câu thơ và cỡ chữ nhỏ hơn.

Kết quả:

 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như của tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời... …Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe. (Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa) Câu 1. Đoạn thơ viêt theo thể thơ gì? Trình bày đặc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như của tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời... …Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe. (Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa) Câu 1. Đoạn thơ viêt theo thể thơ gì? Trình bày đặc điểm của thể thơ đó? Câu 2. Hãy ghi lại 2 hình ảnh thiên nhiên được tác giả sử dụng để miêu tả tiếng thơ thầy đọc? Câu 3. Nội dung đoạn thơ? Câu 4. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ“Mái chèo nghe vọng sông xa/ Êm êm như tiếng của bà năm xưa”? Câu 5. Đọc đoạn thơ em hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình? Câu 6. Ghi lại suy nghĩ (khoảng 5-7 câu văn) của bản thân về những công ơn của thầy cô trong cuộc đời mỗi con người? Câu 7. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên

0
12 tháng 3 2022

TK

Qua đoạn thơ trên nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết nên những dòng thơ rất hay và giàu cảm xúc. Cậu học trò trong đoạn thơ ngày nào cũng được nghe thầy đọc thơ. Nghe thầy đọc thơ cậu học trò đã tưởng như nắng đỏ,cây xanh thì quanh nhà.Bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ tác giả đã nghe tiếng vọng của mái chèo.Nghe giọng đọc của thầy nhà thơ còn liên tưởng đến tiếng nói diu dàng trầm ấm của bà năm xưa.Điều đó cho ta thấy giọng đọc của thầy còn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.Ở câu thơ cuối đoạn,bằng biện pháp nhân hóa tác giả thấy tàu dừa đông đậy mà tưởng như trăng đang thở.Chắc hẳn người thầy trong bài có giọng đọc rất hay và cậu học trò cũng có một tâm hồn cảm nhận thơ văn phong phú mới tưởng được những vật xung quanh mình sinh động như vậy khi nghe thầy đọc thơ.

21 tháng 8 2021

Tham khảo:
Qua đoạn thơ trên nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết nên những dòng thơ rất hay và giàu cảm xúc. Cậu học trò trong đoạn thơ ngày nào cũng được nghe thầy đọc thơ. Nghe thầy đọc thơ cậu học trò đã tưởng như nắng đỏ,cây xanh thì quanh nhà.Bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ tác giả đã nghe tiếng vọng của mái chèo.Nghe giọng đọc của thầy nhà thơ còn liên tưởng đến tiếng nói diu dàng trầm ấm của bà năm xưa.Điều đó cho ta thấy giọng đọc của thầy còn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.Ở câu thơ cuối đoạn,bằng biện pháp nhân hóa tác giả thấy tàu dừa đông đậy mà tưởng như trăng đang thở.Chắc hẳn người thầy trong bài có giọng đọc rất hay và cậu học trò cũng có một tâm hồn cảm nhận thơ văn phong phú mới tưởng được những vật xung quanh mình sinh động như vậy khi nghe thầy đọc thơ.
Chúc bạn học tốt! Nhớ tick cho mình nha ^.^

21 tháng 8 2021

Tham khảo:
Hai câu đầu thể hiện rõ giọng đọc của thầy - hẳn diễn cảm lắm! Giọng thầy lúc trầm bổng, lúc tha thiết, có lúc lại nhẹ nhàng như 1 bản tình ca. Giọng đọc đó đã gợi lên cho các cô cậu học sinh những hình ảnh thân thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của tuổi học trò. Khi nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh. Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn. Nghe thầy đọc thơ - tưởng như con sông quê đang êm đềm chảy trước mắt. Trền con sông quê, những con thuyền khua mái chèo khuấy động mặt nước yên tĩnh. Tiếng nước càng làm tăng thêm vẻ thanh bình của chốn quê hương. Nghe thầy đọc thơ, bao kỉ niệm về người bà thân yêu ùa về trong tâm trí cậu học trò nhỏ. Nhưng sang đến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất ngờ, tự nhiên mà thú vị. Nghe thầy đọc thơ mà cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa ánh trăng lên thật sống động. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa. Từ “động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chyển mình trong vạn vật hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ. Câu thơ cuối bất ngờ, đột ngột, nhịp điệu nhanh mạnh như thể tính cách của mưa rào vậy. Câu thơ cũng là sự cao trào hạnh phúc của cậu học trò. Tiếng thơ của thầy đã khơi lên trong lòng cậu học trò những rung cảm tinh tế, giúp em biết yêu hơn cuộc sống xung quanh, yêu hơn những con người quê hương. Và với giọng đọc truyền cảm ấy, thầy giáo đã truyền tới học sinh tình yêu với quê hương, đất nước, con người. 
Chúc bạn học tốt!

Lục bát

a) bài thơ viết theo thể thơ lục bát