K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 7 2017

Tác phẩm "Vũ trung tuỳ bút" (tuỳ bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút ký sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê - Trịnh, vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tuỳ bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến. "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là một trong những câu chuyện được kể lại trung thực giúp ta hiểu rõ về bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn chúa Trịnh được che đậy trong lớp vỏ vàng son hào nhoáng.
Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) là người nổi tiếng với biệt danh Chiêu Hổ, là người am hiểu văn hoá nếp sống của Thăng Long - Kẻ Chợ. Vốn dòng dõi quan lại đời Lê nên ông có điều kiện hiểu rõ những kẻ thuộc giới quý tộc kinh kỳ. Những điều nhà văn ghi lại tưởng như là sự ghi nhận một thời vô sự - bốn phương yên hưởng thái bình. Mỉa mai thay, thực trạng ấy lại là một bức tranh với sắc chói chang của mũ mão cân đai rỡ ràng đối lập với thực tại tinh thần tối sầm những cảm giác bất an trong đời sống dân lành. Thực trạng ấy từng được mô tả trong "Thượng kinh ký sự" của Hải Thượng Lãn Ông, "Tang thương ngẫu lục" của danh sĩ Nguyễn Aùn. Nhưng câu chuyện của Chiêu Hổ vẫn có sức hấp dẫn riêng .
Thời gian, khung cảnh câu chuyện được thuật lại rất tỉ mỉ. Trong bối cảnh trong nước vô sự, việc an hưởng thái bình, du ngoạn cảnh đẹp của một ông Chúa có lẽ chẳng có gì đáng nói. Việc ăn chơi của Chúa đáng nói ở chỗ "đình đài được làm liên tục". Hãy so sánh với những gì trong phủ Chúa được Hải Thượng Lãn Ông mô tả :"nơi nào cũng lâu đài, đình các, rèm châu cửa ngọc, áng nước mây loà, suốt cõi toàn hoa, hoa cỏ kỳ lạ, gío thoảng hương trời, thú đẹp chim quý, nhảy nhót bay hót, giữa đất bằng nhô lên một ngọn núi cao, cây to bóng mát, nhịp cầu sơn vẽ bắc qua lạch nước quanh co, lại có lan can làm toàn bằng đá màu ...". Ngoài cung cũng là cả một sự cầu kỳ xa xỉ như vậy. Chúa thưởng ngoạn cảnh đẹp kéo theo cả một đội quân tiền hô hậu ủng, với binh lính, nội thần, các quan hỗ tụng đại thần...Quang cảnh phô bày qua sự mô tả của tác giả khiến cho người đọc hình dung một sự sắp đặt nhằm làm đẹp lòng Chúa của đám nịnh thần mặt trắng, đồng thời hiện rõ tính chất phồn vinh giả tạo của cuộc sống kinh kỳ. Thức ngon sẵn bày, đàn hay sáo ngọt. Chỉ cần vài cảnh đã cho thấy sự xa hoa của tráng lệ xứng đáng với tiếng tăm của Trịnh Vương, quyền hành dưới mà trên cả hoàng đế.
Đằng sau những vẻ phô trương hào nhoáng đó là sự lố bịch hiện hình : bọn nội thần mặc quần áo đàn bà đứng bán hàng, cảnh đi chợ của các quan như trò chơi trẻ con cho thấy sự phồn vinh giả tạo. Nhằm thoả mãn nhu cầu ích kỷ của mình, bao nhiêu những trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì". Quyền lực, xa xỉ, ngang ngược, hống hách là những gì chúng ta có thể hình dung về ông Chúa nổi tiếng ăn chơi này.Tác giả đã bình bằng một điềm báo : "Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót vang khắp bốn bề hoặc nửa đêm ồn ào trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường". Câu văn miêu tả vẽ ra viễn cảnh u ám, đầy âm khí như kết đọng nỗi oán hờn của dân gian, chứa đựng ý nghĩa cảnh báo sự sụp đổ không thể tránh khỏi của một vương triều quái thai mục ruỗng.
"Thượng bất chính, hạ tắc loạn" (Trên không nghiêm, dưới sinh loạn) ! Quả thật những gì Phạm Đình Hổ diễn tả tiếp nối về hành động của bọn tay chân nhà Chúa đục nước béo cò, "nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm". Nhà dột từ nóc, bởi thế người đọc không nghi ngờ gì về bản chất thối nát của vương triều Lê - Trịnh. Tất yếu, những hành vi của chúng gây tác hại cho dân lành như thế nào : bị vu oan, hãm hại cửa nát nhà tan . Không phải là cách nói ví von mà Phạm Đình Hổ còn kể lại câu chuyện sinh động :"Hòn đá hoacë cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà huỷ tường để khiêng ra". Người giàu có của bỗng trở thành miếng mồi ngon cho bầy diều quạ hung dữ mượn danh Chúa đục khoét, hành hạ. Không những thế, người kể chuyện còn đưa ra bằng chứng ngay trong nhà mình như xác minh tính chân thực của câu chuyện kể : " Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xoá thơm lừng ; trước nhà trung đường, cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi cũng vì cớ ấy". Bản thân gia đình tác giả thuộc hàng quý tộc chốn cung đình, vậy mà còn trở thành nạn nhân của Chúa Trịnh. Ta chứng kiến cái đẹp bị huỷ hoại bởi lẽ không cái đẹp nào được phát triển tự nhiên dưới ách bạo quyền. Câu chuyện kết thúc ở đó, nhưng giá trị tố cáo đã thật đầy đủ, không cần nói thêm, viết thêm.
Một chuyện cũ viết lại qua lời kể chuyện, miêu tả sinh động của Phạm Đình Hổ đã giúp ta hình dung tất cả sự thối nát tàn bạo của triều đình vua Lê - Chúa Trịnh và hiểu rõ nguyên nhân sụp đổ của nó. Khi những kẻ cầm quyền chỉ biết vun vén bản thân, bỏ mặc nhân dân, chắc chắn sẽ mất lòng lòng dân, lời ta thán của dân chúng sẽ biến thành sức mạnh khởi nghĩa lật nhào chế độ. Có lẽ, đó còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của Chiêu Hổ cho triều đại nhà Nguyễn đương thời. Ông đã vạch đúng bản chất chung của giai cấp phong kiến, qua những trang tuỳ bút đặc sắc.
"Vũ trung tuỳ bút"là tập ký hoạ về thời đại qua tài hoa của cây bút Phạm Đình Hổ. Dù thời ấy đã qua, nhưng những câu chuyện trong đó vẫn còn giá trị tư liệu , giá trị lịch sử và văn chương. Người đọc có thể nhận thấy sức mạnh huỷ diệt của thế lực đồng tiền khi song hành với quyền lực và bả phù hoa huỷ hoại nhân tính con người đến mức nào !

22 tháng 7 2017

'' Vũ trung tùy bút '' của Phạm Đình Hổ !?

5 tháng 1 2018

Đất nước vào thời vua Lê- chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII rơi vào tình cảnh khốn cùng, hỗn độn

    Vua chúa ăn chơi, hưởng lạc, sống cuộc sống xa hoa. Phủ chúa đầy những loại chim quý, thú lạ, cây cổ thụ… những Người đứng đầu triều đình, không chăm lo việc triều chính, bỏ mặc dân chúng. Bọn quan lại ỷ vào điều đó hành động, nhũng nhiễu. Đến cả những nhà giàu cũng không yên với chúng. Nhân dân khắp chốn làm than, đói khổ.

17 tháng 3 2018

Cảm nhận về tình trạng của đất nước thời vua Lê – chúa Trịnh.

- Thời đại phong kiến Lê Trịnh là thời đại thối nát, mục ruỗng, quan lại không chăm lo cho dân chúng mà ra sức cướp bóc, hà hiếp dân chúng.

- Vua chúa bày ra những trò lố lăng, kịch cỡm, tốn kém để ăn chơi, tiệc tùng.

- Nhân dân không chỉ chịu đói khổ mà còn chịu ấm ức bởi bị ấm ức vì bị bóc lột, ăn cướp.

→ Triều đại thối nát, mục riễng dự báo tiền đồ, triều ấy sụp đổ là điều không tránh khỏi.

27 tháng 3 2022

THAM KHẢO:

- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).

- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.

27 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Nguồn:Loigiaihay

Mục a

a) Nông nghiệp:

- Vua Lê tiến hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển nông nghiệp.

+ Cho quân lính về quê sản xuất.

+ Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

+ Đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

+ Thực hiện phép quân điền, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.

+ Chú trọng công tác thủy lợi.

=> Sản xuất nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện.

Mục b, c

b) Thủ công nghiệp

- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống ở làng xã, kinh đô Thăng Long.

- Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời.

- Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,..

- Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

=> TCN phát triển.

c) Thương nghiệp

- Trong nước: khuyến khích lập chợ, họp chợ.

- Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ.

=> Kinh tế: ổn định, phát triển hưng thịnh.

 

9 tháng 2 2022

Câu 36: Ở Đàng Ngoài, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị nhưng phải dựa
vào danh nghĩa của vua Lê tình hình đó gọi là:
A. vua Trịnh - chúa Lê.
B. Lê - Trịnh phân tranh.
C. vua Lê - chúa Trịnh.
D. Trịnh - Nguyễn phân tranh

14 tháng 2 2018

a)Nông nghiệp

- Chia ruộng cho nd

- Khai khẩn đất hoang đc mở rộng

- Chú trọng thủy lợi ổn định, phát triển

-Nghề dệt lụa, kéo tơ , làm giấy,...đc khuyến khích

b) Thủ công nghiệp

- Lập nhiều xưởng mới

- Nghề cổ tr/ th tập trung phát triển

c) Thương nghiệp

- Đcú tiền đồng lưu thông trong nc

- Trung tâm bb và chợ làng quê đc hình thành ở các địa phương

- Bb vs nc ngoài

d)Đời sống xã hội và văn hóa

- Cuộc sống nd còn đơn giản, bình dị

- Gd chưa phát triển

- Đạo phật đc truyền bá rộng rãi

- Chùa chiền đc xd ở nhiều nơi. Nhà sư đc coi trọng

- Nhiều loại hình vhóa dgian phát triển

=>Phát triển mạnh mẽ hơn và nổi trội hơn

14 tháng 8 2023

Tham khảo
- Biểu hiện cho thấy sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ:

+ Trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng trên thực tế chỉ là “con rối” trong tay họ Trịnh.

+ Họ Trịnh xưng vương, lập vương phủ ngay bên cạnh triều đình vua Lê và thâu tóm toàn bộ quyền hành.

- Giải thích thuật ngữ:

+ “Vua Lê - chúa Trịnh”: chính quyền trung ương thời Lê trung hưng, trong đó, vua Lê vẫn là người đứng đầu nhưng quyền lực thực tế nằm trong tay chúa Trịnh.

+ “Chúa Nguyễn”: chính quyền của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

+ “Đàng Trong - Đàng Ngoài”: Sau chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672), hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến chia đôi đất nước, gọi là Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) và Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc).

Thắng lợi tiêu biểu:

-1773-1774: Chiếm được phủ thành Quy Nhơn, từng bước kiểm soát Bình thuận đến Quảng Nam.

-1777: Lật đổ được chính quyền nhà Nguyễn ở đàng trong

-1786: Lật đổ được chính quyền chúa Trịnh ở đàng Ngoài. Sau đó giao chính quyền đàng Ngoài cho nhà Lê

-1787: Đàng ngoài rối loạn dưới sự lãnh đạo của nhà Lê

-1788: Chính quyền nhà Lê ở đàng Ngoài sụp đổ. Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh

2 tháng 11 2017

Đó là tên gọi đồng tiền đầu tiên của Việt Nam do nhà Đinh là một triều đại người Việt cho đúc bắt đầu từ năm 970. Đây được xác định là đồng tiền xưa nhất do một triều đại của người Việt đúc. Tiền Thái Bình hưng bảo góp phần khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa mà Đinh Tiên Hoàng đã xác lập.