K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2017
DỰA VÀO HÌNH 20.1 VÀ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC, NÊU Ý NGHĨA CỦA SÔNG HỒNG Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư + Mặt tích cực: -Bồi đáp phù sa tạo nên châu thổ rộng lớn, màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp -Cung cấp phù sa cho đồng ruộng và nguồn nước để tăng vụ. -Các diện tích mặt nước là địa bàn nuôi thủy sản. -Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, tôm cá cho đời sống dân cư. -Giúp cho việc giao thông thêm thuận lợi. + Mặt tiêu cực: -Chế độ nước thất thường gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, trở ngại cho sinh hoạt dân cư. -Tốn kém nhiều để xây dựng và bảo vệ hệ thống đê

Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư

+ Mặt tích cực:

- Bồi đáp phù sa tạo nên châu thổ rộng lớn, màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp

- Cung cấp phù sa cho đồng ruộng và nguồn nước để tăng vụ.

- Các diện tích mặt nước là địa bàn nuôi thủy sản.

- Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, tôm cá cho đời sống dân cư.

- Giúp cho việc giao thông thêm thuận lợi.

+ Mặt tiêu cực:

- Chế độ nước thất thường gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, trở ngại cho sinh hoạt dân cư.

- Tốn kém nhiều để xây dựng và bảo vệ hệ thống đê.

29 tháng 7 2017

- Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích về phía vịnh Bắc Bộ.

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Do đặc điểm về thủy chế sông Hồng nên phải có hệ thống đê điều ven sông vững chắc để bảo vệ sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân.

9 tháng 5 2021

chào mừng câu hỏi đầu tiên ^^

9 tháng 5 2021

vâng chjyeu

TL
28 tháng 1 2021

Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

 

- Cung cấp nguồn nước tưới cho phát triển sản xuất nông nghiệp (đặc biệt cây lúa nước).

 

- Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích về phía vịnh Bắc Bộ.

 

- Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt.

 

- Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông

22 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

+ Diện tích 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21% dân số cả nước (năm 2002).

+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc

- Vị trí tiếp giáp:

   + Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.

   + Phía Tây giáp Tây Bắc.

   + Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.

   + Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

→ Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).

Quan sát hình 20.1, hãy xác định:

- Ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.

11 tháng 6 2017

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

13 tháng 10 2017

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

− Thuận lợi

+ Diện tích lớn, đất phù sa.

+ Nhiều loại, có loại đất phù sa màu mỡ nhất ở dọc sông Tiền và sông Hậu (1,2 triệu ha).

− Khó khăn

+ Đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.

+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng…

b) Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất nhiễm mặn?

− Địa hình thấp, sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển nhưng không có đê bao, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.

− Mùa khô kéo dài sâu sắc làm cho mực nước và nước ngầm hạ thấp, tạo thuận lợi cho nước biển xâm nhập sâu vào đồng bằng.

24 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

a) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng

− Đất nông nghiệp chỉ chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên của vùng.

− Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ còn 0,04 ha (thấp nhất cả nước, chưa bằng 1/3 mức bình quân của Đồng bằng sông Cửu Long).

− Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế.

− Đất nông nghiệp đã được thâm canh ở mức cao.

− Hiện nay:

+ Thực hiên chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. đẩy mạnh phát triển vụ đông thành vụ chính sản xuất các loại cây thực phẩm hàng hóa.

+ Mở rộng diện tích cây ăn quả ở nhiều nơi.

+ Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản (nước ngọt và nước lợ).

b) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

− Diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 3,5 lần Đồng bằng sông Hồng.

− Bình quân đầu người 0,15 ha.

− Dải đất ven sông Tiền, sông Hậu được cải tạo tốt, thâm canh 2 – 3 vụ lúa hoặc trồng cây ăn quả quy mô lớn.

− Các công trình thủy lợi lớn, cải tạo đất được tiến hành ở nhiều nơi đã mở rộng hàng trăm nghìn ha đất canh tác, biến ruộng một vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.

− Hàng trăm nghìn ha đất mới được bồi đắp ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy hải sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với:

+ Quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất.

+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ (mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu, thu hẹp diện tích lúa mùa), đa dạng hóa cây trồng (mở rộng diện tích cây ăn quả).

+ Phát triển nuôi trồng thủy sản.

26 tháng 10 2023

a. Vai trò của các nhân tố kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta:

- Nhân tố dân số: Dân số là yếu tố quyết định trong việc phân bố nông nghiệp. Khi dân số tăng, cần có sự mở rộng và cải tiến trong nông nghiệp để cung cấp thực phẩm và nguồn sống cho dân số đông đúc. Đồng thời, dân số cũng là thị trường tiềm năng cho sản phẩm nông nghiệp.

- Nhân tố đất: Loại đất, tình trạng đất, và sự sử dụng hiệu quả của đất đều ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Đất tốt và phương pháp canh tác hiện đại giúp tăng năng suất và đáp ứng nhu cầu thực phẩm của dân số.

- Nhân tố thời tiết và khí hậu: Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến việc trồng trọt và nuôi dưỡng thực phẩm. Nước ta có khí hậu đa dạng, từ vùng nhiệt đới đến vùng cận nhiệt đới, điều này cho phép trồng nhiều loại cây và chăn nuôi nhiều loại gia súc khác nhau.

- Nhân tố kinh tế: Sự phát triển kinh tế quyết định khả năng đầu tư vào nông nghiệp, cải thiện hạ tầng nông thôn và hỗ trợ cho nông dân.

- Nhân tố chính trị và hành chính: Chính phủ và các cơ quan liên quan đóng vai trò quyết định trong việc phân bố nguồn lực và thực hiện các chính sách nông nghiệp.

b. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng của nước ta được chứng minh bằng Atlas Địa lý Việt Nam. Việt Nam có một nền công nghiệp đang phát triển đa dạng với các ngành như:
   - Công nghiệp chế biến và sản xuất: Bao gồm chế biến thực phẩm, sản xuất đồ điện tử, điện máy, dệt may, và công nghiệp chế tạo.
   - Công nghiệp xây dựng và xây lắp: Gồm xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, và các dự án công trình lớn.
   - Công nghiệp năng lượng: Bao gồm sản xuất điện từ các nguồn năng lượng như điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân.
   - Công nghiệp khai thác và sản xuất nhiên liệu: Bao gồm khai thác dầu mỏ, than đá, quặng kim loại và sản xuất nhiên liệu như xăng dầu và khí đốt.

9 tháng 3 2017

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

- Mật độ dân số cao.

- Phân bố không đều.

- Có sự phân hoá về mật độ.

b) Khác nhau

- Về mật độ: Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) cao hơn, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thấp hơn.

- Về phân bố: ĐBSH tương đối đồng đều giữa các tỉnh, ĐBSCL không đều giữa các khu vực, các tỉnh.

- Về phân hoá:

+ ĐBSH: Mật độ cao nhất ở khu vực trung tâm (Hà Nội) và phía đông nam (Thái Bình, Nam Định); thấp ở rìa đông nam (Ninh Bình).

+ ĐBSCL: Mật độ cao nhất ở dọc sông Tiền, sông Hậu; thưa thớt ở phía tây bắc (Đồng Tháp Mười), tây nam (Hà Tiên) và đông nam (bán đảo Cà Mau).