M.n giải giúp mình 3 tình huống này của môn GDCD 76. Tình huống: Cứ đến ngày rằm và mồng một hàng tháng là bà ngoại của T lại thắp hương khấn vái trước bàn thờ tổ tiên. Hơn thế nữa, bà ngoại T rủ một số bạn bè cùng tín ngưỡng đi lễ chùa để cầu nguyện. T cho rằng việc làm của bà là mê tín dị đoan vì việc làm ấy không mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống.a. Em có đồng ý với ý...
Đọc tiếp
M.n giải giúp mình 3 tình huống này của môn GDCD 7
6. Tình huống: Cứ đến ngày rằm và mồng một hàng tháng là bà ngoại của T lại thắp hương khấn vái trước bàn thờ tổ tiên. Hơn thế nữa, bà ngoại T rủ một số bạn bè cùng tín ngưỡng đi lễ chùa để cầu nguyện. T cho rằng việc làm của bà là mê tín dị đoan vì việc làm ấy không mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống.
a. Em có đồng ý với ý kiến của T không ? Vì sao ?
b. Nếu gặp trường hợp như T em xử lý như thế nào?
7. Tình huống: Trong quá trình chuẩn bị bài học ở nhà, qua thảo luận B và L đều cho là Quốc hội và Chính phủ là hai cơ quan giống nhau. Nhưng khi giải thích nguyên nhân vì sao thì lại có sự khác nhau:
B: Nguyên nhân là do hai cơ quan này đều là cơ quan ở trung ương.
L: Nguyên nhân là do hai cơ quan này đều có quyền lực cao nhất.
Em có đồng ý với cách lí giải của hai bạn hay không ? Vì sao?
8. Ông B đang khoẻ mạnh bỗng nhiên ngã bệnh nặng. Đến trạm xá của xã khám hai lần nhưng bác sĩ vẫn chưa phát hiện được chính xác căn bệnh của ông. Có vài người hàng xóm đến thăm và đưa ra một số lời khuyên cho ông như sau :
a) Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.
b) Đi xem bói và mời thầy bói về nhà yểm bùa, cúng trừ bệnh tật.
c) Đến miếu thiêng để xin nước thánh về uống cho hết bệnh tật. Theo em, ông B nên nghe theo lời khuyên nào ? Tại sao
Quốc hội và Chính phủ tuy cùng là cơ quan nhà nước ở trung ương nhưng là hai loại cơ quan khác nhau : Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, còn Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta.
Bổ sung:Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội