K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện gọi là các vật bị nhiễm điện( các vật mang điện tích).

VD: lấy thước nhựa cọ xát vào mảnh vải khô, sau khi cọ xát nó có thể hút các vụn giấy nhỏ.

3 tháng 5 2017

Vật bị cọ xát sẽ nhiễm điện và có khả năng hút các vật nhẹ khác.

VD:kim loại nhiễm điện sẽ hút giấy :v

vui

27 tháng 2 2018

1. hút các vật

2. có 2 loại điện tích(dương, âm)

Tương tác:

Nếu 2 loại điện tích cùng cọ xát với 1 vật thì chúng đẩy nhau

Nếu 2 loại điện tích cùng cọ xát với 2 vật khác nhau thì chứng hút nhau

mk chỉ biết từng này thôi

bn nhớ like cho mk nhé

thank you!!!!!!!!!!!

30 tháng 8 2019

Câu 3;

- Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện.

- Có 5 tác dụng của dòng điện:

• tác dụng nhiệt

• _______ từ

•________ hoá học

•________ phát sáng

•________ sinh lí

Câu 5:

- Dòng điện đc quy ước là dòng điện dời có hướng của các điện tích dương.

Mik chỉ làm những câu còn lại thôi nhé! Còn về các kí hiệu thì bn có thể lên mạng để tìm hiểu kĩ hơn.

Chúc bn hc tốt

20 tháng 4 2016

Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là: 

+ Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước ->giảm sức cản của nước khi bơi

+da trần phủ chất nhầy vá ẩm dễ thấm khí -> giúp hô hấp trong nước 

+các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón ->tạo thành chân bơi  để đẩy nước

tích cho mình nhé 

20 tháng 4 2016

đặc điểm cáu tạo ngoài của ếch thich nghi với đời sống ở cạn là : 

+ mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu ( mũi ếch thông với khoang miệng và phổi dể ngửi và để thở )-> dễ quan sát 

+mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra tai có màng nhĩ -> bảo vệ mắt gúp mắt không bị khô nhận biết âm thanh trên cạn 

+chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt -> thuận lợi cho việc di chuyển

23 tháng 10 2017

Câu 1: Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

- Phần lớn dị dưỡng

- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hay tiêu giảm

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

2. Các bước xử lí và mổ giun đất

- Xử lí mẫu

+ Rửa sạch đất ở cơ thể giun

+ Làm giun chết trong hơi ete hay cồn loãng

+ Để giun lên khay mổ và quan sát

- Mổ giun: em xem trong SGK trang 57

Câu 3:

Thủy tức Sứa
Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình trụ dài

- Phần dưới là đế, bám vào giá thể

- Phần trên có lỗ miệng có tua miệng tỏa ra, trên tua miệng có tế bào gai để tự vệ và tấn công

- Cơ thể hình dù

- Có miệng nằm ở dưới trên có tua miệng chứa tế bào gai

Di chuyển - Di chuyển nhờ tua miệng theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu - Di chuyển bằng cách co bóp dù

23 tháng 10 2017

Câu 4: Giun tròn có đặc điểm tiến hóa hơn giun dẹp là

- Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức

- Ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành các bộ phân khác nhau như: miệng, hầu, hậu môn

Câu 5: Trùng roi di chuyển nhờ roi bằng cách xoáy roi vào nước giúp cơ thể di chuyển về phía trước

Câu 6: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh

- Giác bám phát triển: bám chặt được vào nơi kí sinh ở cơ thể vật chủ

- Cơ dọc, cơ vòng phát triển: chun dãn, phồng dẹp chui rúc, luồn lách trong cơ thể kí sinh

- Hầu có cơ khỏe: hút được nhiều chất dinh dưỡng ở nơi kí sinh

- Ruột phân nhiều nhánh nhỏ: hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng

- Đẻ nhiều trứng và trải qua nhiều vật chủ trung gian: phát tán ấu trùng và đảm bảo được số lượng ấu trùng kí sinh trong cơ thể vật chủ

Câu 7:

  Trùng sốt rét Trùng kiết lị
Dinh dưỡng Kí sinh trong hồng cầu, hấp thụ chất dinh dưỡng có trong hồng cầu qua bề mặt cơ thể Nuốt hồng cầu
Di chuyển Ko có cơ quan di chuyển, di chuyển nhờ hồng cầu Di chuyển bằng chân giả
Cấu tạo Kích thước nhỏ, ko có bộ phận di chuyển và các ko bào Giống trùng biến hình, có chân giả ngắn
Sinh sản Vô tính bẳng cách phân đôi Vô tính bằng cách phân đôi
     

Câu 8:

- Tác hại của giun đũa: Kí sinh ở ruột non người, nhất là trẻ em

+ Gây đau bụng

+ Đôi khi tắc ruột và tắc ống mật

- Biện pháp:

+ Ăn chín uống sôi

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Vệ sinh cơ thể, môi trường, nhà cửa ... sạch sẽ

+ Uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần / năm

 

7 tháng 3 2018

- Cách phát tán nhờ gió :quả nhỏ, nhẹ , hạt nhỏ , có cánh hoặc túm long - VD : quả chò , hạt hoa sữa,...

- Cách phát tán của quả tự phát tán : quả chín vỏ quả tự nứt , hạt tung ra ngoài → quả khô nẻ - VD : quả cải , quả chi chi ,...

- Cách phát tán của quả nhờ động vật : quả có gai, có hương thơm , vị ngọt , vỏ cứng , có độ dính - VD : hạt thông , quả cây xấu hổ.

7 tháng 3 2018

Hỏi đáp Sinh học

4 tháng 5 2016

- Cách phát tán nhờ gió :quả nhỏ, nhẹ , hạt nhỏ , có cánh hoặc túm long - VD : quả chò , hạt hoa sữa,...

- Cách phát tán của quả tự phát tán : quả chín vỏ quả tự nứt , hạt tung ra ngoài → quả khô nẻ - VD : quả cải , quả chi chi ,...

- Cách phát tán của quả nhờ động vật : quả có gai, có hương thơm , vị ngọt , vỏ cứng , có độ dính - VD : hạt thông , quả cây xấu hổ.

21 tháng 5 2016

-Phát tán nhờ gió: thường có cánh hoặc có túm lông nên có thể nhờ gió đưa đi xa. vdụ: quả chò, hạt hoa sữa,...

-Phát tán nhờ động vật: quả thường có gai móc hoặc được động vật ăn. vdụ:quả thông, quả ké đầu ngựa,...

-Tự phát tán: vỏ quả có khả năng tự tách ra để hạt tung đi xa. vdụ: quả cải, quả đậu,...

18 tháng 4 2017

(*) Sự nóng chảy
+ Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.
+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định .Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy.
+ Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau
+ Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

(*) Sự đông đặc
+Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
+ Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ đông đặc.
+ Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau
+ Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

21 tháng 2 2017

từ các kết quả trên bàn ta có nhận xét vật bị cọ xát sẽ bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác

11 tháng 4 2017

Có 2 loại quả :

+ Quả khô : khi chín thì vỏ khô , cứng và mỏng . Có hai loại quả khô : Quả khô nẻ và quả khô không nẻ.

VD : Quả thìa là, qua chò ,...

+ Quả thịt : khi chín thì mềm , vỏ dày chứa đầy thịt quả . Có hai loại quả khô : quả mọng , quả hạch.

VD: Quả chanh , quả cà chua , quả táo , quả cam ,...

12 tháng 4 2017

-Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả mà người ta chia thành 2 loại quả.

-Đó là: +Quả khô

+Quả thịt

-Quả khô: khi chín thì vỏ của nó sẽ khô, cứng và mỏng.

VD: quả đỗ đen, đậu Hà Lan, quả bông gòn,...

-Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày và chứa đầy thịt quả

VD: quả chanh, quả vải, quả nhãn,...