K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2017

Cây tre là người bạn lâu đời của người dân Việt Nam. Từ bao đời nay , cây tre đã có mặt ở trên khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam . Tre đi vào đời sống của con người Việt Nam như 1 người bạn thân . Và từ đó tre đã trở thành biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách của con người Việt Nam

Chúc bạn thi tốt hihihihi

3 tháng 5 2017

BÀI LÀM

Khi nhắc đến đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thì chắc hẳn ai cũng nghĩ đến hình ảnh cây tre Việt Nam trong bài: "Cây tre Việt Nam'' của tác giả: ''Thép Mới''. Cây tre đã gắn bó với đời sống con người Việt Nam từ bao đời nay. Tre giúp người trong lao động, chiến đấu và là nguồn vui của con người. Tre luôn là người bạn cố tri của con người, nếu trong chiến tranh giặc dùng những vũ khí hiện đại thì tre đây chỉ là chiếc gậy cùng, nhân dân ta đánh đuổi quân xâm lược. Tre còn giúp Ông Gióng đánh giặc. Tre luôn là biểu tượng cho người Việt Nam về các phẩm chất: dũng cảm, giản dị, chí khí,....

CHÚC BẠN THI TỐT VÀ ĐẠT ĐIỂM CAO!!!ok

1 tháng 8 2018

gia đình em tối thứ bảy nào cũng rất là vui

hết

1 tháng 8 2018

Bố em ngồi đọc báo trong phòng khách. Vừa đọc, bố vừa nhâm nhi ngụm chè nóng. Bố em có thói quen đọc báo vào buổi tối. Loại báo mà bố thích nhất là báo An ninh Thủ đô. Mỗi khi có mực cười vui, bố lại đọc to lên cho cả nhà cùng nghe. Em biết bố không đọc báo như chúng em đâu, bố không bỏ sót một chi tiết nào trong báo. Bà em ngồi xem vô tuyến. Đến phần thời sự có giới thiệu về cảnh đồng bào sông Cửu Long đang bị lũ lụt, bà chép miệng, đau xót, còn cả nhà chăm chú nhìn lên ti vi, xúc động khôn cùng... Trong khi bà em ngồi xem vô tuyến thì mẹ em ngồi đan áo. Đôi tay mẹ đan nhanh thoăn thoắt. Em chỉ nghe thấy tiếng hai chiếc kim đan va vào nhau “cách, cách”. Vì hôm nay là thứ bảy, nên em không phải học bài. Bố bảo: "Con nghỉ ngơi đi, ngày mai học cũng được”. Em đi lấy chiếc nhíp, nhổ tóc sâu cho mẹ. Tóc mẹ đã lốm đốm sợi bạc. Nhìn mẹ, em càng thấy thương mẹ hơn. Mẹ phải làm việc vất vả để cho hai chị em chúng con ăn học. Em chỉ ước sao tóc mẹ mãi màu xanh. Bé Nguyên đang ngồi trên lòng bố, khi thấy em được mẹ khen: “Con gái mẹ nhổ khéo quá” bé lại chạy ra vớ lấy tóc mẹ. Khi có chiếc tóc sâu, hai chị em tranh nhau nhổ. Những lúc ấy mẹ em lại nói: “Chị lớn phải nhường em, em bé phải nghe lời chị”. Đồng hồ điểm 20 giờ rười rồi, nồi khoai vừa chín. Mọi người vui vẻ nói chuyện đầm ấm. Bé Nguyên khoe “Mẹ ơi, hôm nay con được hai điểm mười đấy mẹ ạ”. Mẹ khen “Con mẹ giỏi quá, thế còn chị thì sao?”. Em nói: “Con được điểm chín môn Vật lí mẹ ạ”. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ, ông bà và thầy cô giáo.
 
Bây giờ là 21 giờ rồi, em mắc màn đi ngủ. Nằm trên giường ấm, em vẫn tưởng như buổi sum họp gia đình đang diễn ra. Em mong sao gia đình em sẽ có những buổi sum họp vui hơn hôm nay.

30 tháng 4 2020

câu 1 sách trắng

câu 2 con kiến 

câu 3 khi rửa tay

câu 4 trong quả dừa 

câu 5 bẳng lớp 

câu 5 cái U bò

tk cho mk nha bn

29 tháng 7 2018

bạn chú ý mấy cái này nè : 

1. Bạn nhân hóa hơi thái quá rồi :( bị cái cmn j mà nhân hóa cây nhãn vs mồng tói đậu xanh rau má gì ko bt...

2. Khu vườn trước cửa nhà em tỉnh giấc sau một chuỗi ngày dài.

Những cây rau dền, cây mồng tơi thi nhau biểu diễn những vũ điệu tuyệt đẹp đón mưa.

thấy ok thì k nha :>

28 tháng 12 2019

là bought 

28 tháng 12 2019

TL:

-Quá khứ của buy là bought.

-Phân từ quá khứ của buy cũng là bought.

học tốt

4 tháng 11 2018

111 trang sách

11 tháng 11 2018

học sinh lớp 5a1 hả

13 tháng 5 2017

- Ngày càng đa dạng, phong phú: từ 1 số ít dạng nguyên thủy ban đầu, sinh giới tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có 2 hướng lớn: giới thực vật với khoảng 50 vạn loài, giới động vật có khoảng 1,5 triệu loài.

- Tổ chức ngày càng cao: Tổ chức cơ thể từ dạng chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào đến đa bào. Cơ thể đa bào ngày càng có sự phân hóa về cấu tạo, chuyên hóa về chức năng. Những dạng xuất hiện sau cùng có tổ chức cấu tạo phức tạp, hoàn chỉnh nhất.

- Thích nghi ngày càng hợp lí: Những dạng ra đời sau thường thích nghi hơn và đã thay thế những dạng trước đó kém thích nghi. Trong lịch sử tiến hóa đã có khoảng 25 vạn loài thực vật, 7,5 triệu loài động vật đã bị diệt vong do không thích nghi được với điều kiện sống.

13 tháng 5 2017

lớp 7 nha mọi người

21 tháng 4 2019

Tuổi trẻ là lực lượng những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, thời gian cống hiến cho xã hội lâu dài. Họ có sức khoẻ, có khát vọng hoài bão, có lý tưởng, dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn hay lùi bước trước gian khổ. Nói một cách khác, họ là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi dân tộc. Còn tương lai đất nước là để chỉ con đường phía trước của một dân tộc. Nó có thể tươi đẹp hoặc có thể ảm đạm. Nói đến tương lai của đất nước là nói đến sự phát triển của mỗi dân tộc, tuổi trẻ có vai trò quyết định rất lớn. Bởi vì lịch sử của mỗi dân tộc, thì trong mỗi giai đoạn đều có những đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết mà con người phải đáp ứng. Và hơn hết, lực lượng tuổi trẻ là những con người có thể đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử.
Để hiểu rõ được điều này, chúng ta cần thấy được, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, tuổi trẻ đã làm được gì ? Xưa kia, những vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… đã làm cho để quốc phương Bắc hiểu rằng không dễ gì có thể thôn tính được dân tộc ta. Ví dụ như hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã dấy lên cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô vào thế kỷ thứ I, khiến toàn thể Giao Châu bị trấn động. Hay như ông Quang Trung, ông đã chỉ huy nhân dân ta, chiến thắng hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Ông là một con người đánh trăm trận trăm thắng Họ là những con người của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, họ cứ kế tiếp nhau đứng dậy đánh giặc, duy trì sự tồn tại của đất nước.
Vào những năm thế kỷ hai mươi, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tuổi trẻ Việt Nam đã lập được rất nhiều chiến công. Họ là những lực lượng bộ đôi du kích, dân quân, thanh niên xung phong, họ bảo vệ đất nước, họ đánh đuổi giặc, với một khát vọng giải phóng đất nước. Nào là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Bế Văn Đàn, … họ đã viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc ta. Và đặc biệt, người thiếu niên trẻ tuổi, tiêu biểu nhất đó là Nguyễn Ái Quốc. Người đã dùng sức mạnh của tri thức để giải phóng dân tộc ta. Với đức tình cần cù, ham học hỏi, Bác đã thu nhận được nguồn kiến thức to lớn khiến người đời phải than phục.
Tuổi trẻ hiện nay, chiến tranh đã lùi xa ba mươi năm, và hơn lúc nào hết, đây là lúc chúng ta phải góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước để thoả lòng mong ước của Bác Hồ : “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em.” Tuổi trẻ Việt Nam luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, kinh doanh, sản xuất,… Những tấm ngương học tập như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Phương Ngọc đã làm rạng danh cho nền toán học nước nhà, để thế giới phải khâm phục tuổi trẻ Việt Nam, hay như Đặng Lê Nguyên Vũ – một doanh nghiệp trẻ, Phan Hồng Huy – 15 tuổi giải nhất tin học không chuyên,… Và còn biết bao con người Việt Nam khác, họ đã trở thành những lực lượng thanh niên tình nguyện, đi đến những miền đất xa xôi của tổ quốc để lập nghiệp, cứu giúp những người còn nghèo khổ.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những học sinh, sinh viên không biết tôn trọng tuổi trẻ, sống hời hợt, vô trách nhiệm. Họ đam mê những thị yếu tầm thường, như là rượu chè, cờ bạc, nặng hơn nữa, họ lười lao động, sống bằng lừa đảo, trộm cắp.
Vậy, chúng ta phải làm gì ? Tuổi trẻ hiện nay phải sống có lý trí, có hoài bão và có đạo đức. Chúng ta phải trau dồi tri thức để đáp ứng kịp thời những nhu cầu của đất nước, của xã hội
 

21 tháng 4 2019

😘😘😘😘😘 cảm ơn bạn nhé!!!

11 tháng 12 2018

Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường hướng vể những hình ảnh, những sự việc bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con, bà cháu,... Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh cả nước chống dế quốc Mĩ xâm lược. Như nhiều tác phẩm đương thời, thơ Xuân Quỳnh hướng vào chủ đề bao trùm của cả nền văn học bấy giờ là lòng yêu quê hương, đất nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân, trước hết là của những người cầm súng. Do đó, tuy bài thơ có nhiều kỉ niệm riêng của bản thân nhà thơ, nhưng hình tượng nhân vật trữ tình lại là người chiến sĩ đang trên đường hành quân, ra tiên tuyến. Cái tôi riêng của người nghệ sĩ và cái ta chung của cả thế hệ, cả dân tộc hoà hợp tự nhiên, hồn nhiên, toả ra những cảm hứng vừa thân thương, gần gũi vừa cao cả thiêng liêng, lay động lòng người. Đây là tác phẩm viết theo thể thơ tự do, trừ cụm từ Tiếng gà trưa ba tiếng, còn lại, mỗi câu thơ gồm năm âm tiết, nối nhau, mở đầu và kết thúc theo ý tưởng và cảm xúc của nhà thơ. Ta có thể coi bài Tiếng gà trưa là thơ ngũ ngôn, một thể thơ gốc Việt Nam, bắt nguồn từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian. Bài thơ, vì thế, có giọng điệu kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng, thủ thỉ, tự sự, miêu tả và biểu cảm xen nhau. Trong bài thơ, cụm từ ba âm tiết Tiếng gà trưa điệp lại bốn lần ở đầu mỗi khổ thơ. Mỗi lần cất lên, câu thơ ấy gợi một hình ảnh, hoặc sự việc trong kỉ niệm tuổi thơ của chính tác giả và của nhân vật trữ tình - người chiến sĩ đang hành quân. Điệp ngữ Tiếng gà trưa như dòng nhạc chủ âm vừa kết nối các đoạn thơ vừa điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Dựa vào mạch cảm xúc và diệp ngữ ấy, chúng ta có thể hiểu và suy ngẫm về bài thơ theo ba đoạn : Tiếng gà cất lên trên đường hành quân - đoạn một (khổ một, bảy câu đầu) ; Tiếng gà gọi về tuổi thơ - đoạn hai (khổ hai, ba, bốn, năm, sáu - hai mươi sáu câu tiếp theo) ; Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu - đoạn ba (hai khổ thơ cuối). Đoạn một:                            Trên đường hành quân xa                             Dừng chân bên xóm nhỏ                             Tiếng gà ai nhảy ổ:                            "Cục... cục tác cục ta"                            Nghe xao động nắng trưa                             Nghe bàn chân đỡ mỏi                             Nghe gọi về tuổi thơ Người chiến sĩ chống Mĩ cứu nước - đoàn quân ra tiền tuyến, trong đó có nhà thơ - kể một sự việc bình thường mà thú vị. Trên đường hành quân, lúc lạm nghỉ ở một xóm nhỏ bên đường, chiến sĩ ta bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ vang lên Cục... cục tác, cục ta. Câu thơ ghi âm tiếng gà kêu nghe rất đỗi thân thương, gần gũi. Tiếp sau đó, điệp từ nghe nối nhau, nhắc lại ba lần như những dư ba kì diệu của tiếng gà. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi nơi người chiến sĩ và ... đánh thức những kì niệm xa xưa, gợi về tuổi thơ, đưa các anh, các chị sống lại những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp nhất của đời người. Bài thơ Tiếng gà trưa ra đời trong những ngày cả nước chống Mĩ sôi động và quyết liệt. Đoạn mở đầu này kể về một sự việc đời thường, thơ mộng, góp phần làm dịu bớt không khí nóng bức của chiến tranh, mở ra một không gian và thời gian thanh binh sâu lắng giúp cho những người lính, những bạn đọc thuở ấy cũng như chúng ta ngày nay được chút thời gian yên tĩnh trong cõi lòng để lắng sâu suy cám. Sau tiếng gà nhảy ổ ở hiện tại, sang đoạn hai, tiếng gà gọi về những kỉ niệm tuổi thơ. Ba khổ thơ, hai mươi sáu câu nối nhau cùng với Tiếng gà trưa điệp lại những ngày thơ bé với biết bao kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương:                            Tiếng gà trưa                             Ổ rơm hồng những trứng                             Này con gà mái tơ                             Khắp mình hoa đốm trắng                             Này con gà mái vàng                             Lông óng như màu nắng.                             Tiếng gà trưa                             Có tiếng bà vẫn mắng:                            - Gà đẻ mà mậy nhìn                             Rồi sau này lang mặt!                            Cháu về lấy gương soi                             Lòng dại thơ lo lắng                               Tiếng gà trưa                             Tay bà khum soi trứng                             Dành từng quả chắt chiu                            Cho con gà mái ấp  Qua thơ, chúng ta được cùng người chiến sĩ ấy sống những ngày tháng thật là dịu êm trong tình yêu thương của người bà, và... câu chuyện về những con gà cũng rất đáng yêu. Nào là hình hài màu sắc của mấy chị "Gà mái mơ, khắp mình hoa đốm trắng", "Gà mái vàng, lông óng như màu nắng". Nào là chuyện nhìn gà đẻ, bị bà mắng yêu. Nào là hình ảnh bà soi trứng, theo dõi quá trình gà ấp với bàn tay khum khum, với tấm lòng chắt chiu, nâng đỡ từng sự sống nhỏ nhoi trong từng quả trứng. Rồi chuyện bà : Mong trời đừng sương muối                            Để cuối năm bán gà                             Cháu được quần áo mới                            Ôi cái quần chéo go                             Ống rộng dài quét đất                             Cái áo cánh trúc bâu                            Đi qua nghe sột soạt... Càng về cuối, kỉ niệm tuổi thơ càng da diết cảm dộng. Qua những dòng thơ êm nhẹ, thánh thót như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà Việt Nam hiện lên đẹp như một bà tiên vậy. Bà dành tất cả sức lực và tình thương yêu cho đứa cháu nhỏ. Bà đã tần tảo, chắt chiu chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con, như chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ, nhỏ bé của đứa cháu yêu. Hình ảnh đứa cháu được mặc bộ quần áo mới do công lao nuôi gà của bà ban tặng, hồn nhiên, ngây thơ làm sao. Chí là "cái quần chéo go", "cái áo cánh trúc bâu" (những loại vải rẻ tiền, mà ngày nay ít người dùng) nhưng đứa cháu - chắc là một cô gái - đã vô cùng cảm động, sung sướng. Đấy đâu chỉ là bộ quần áo dài rộng, cựa quậy một tí là bật ra tiếng sột soạt, mà là biết bao hạnh phúc, biết bao tấm lòng bà đã dành cho cháu. Hình ảnh và tâm trạng người thiếu niên - những chiến sĩ chống Mỹ thuở ấu thơ - được khắc hoạ chân thực, mang bản chất nông dân, bản sắc Việt Nam, thật là đáng trân trọng. Đó là những con người giản dị, được lớn lên trong tình thương yêu, nâng đỡ của quê hương, của những người ruột thịt. Được hưởng hạnh phúc ấy, họ thực sự cảm động và mãi nhớ ơn quê hương, ông bà, cha mẹ. Riêng với nữ sĩ Xuân Quỳnh, có lẽ mối tình sâu nặng và ân nghĩa nhất là tình bà cháu. Nếu không nhớ thương, biết ơn bà, làm sao mà viết được những câu thơ, ghi lại được những kỉ niệm đẹp như thế. Thơ với đời, hiện tại và quá khứ cứ đan xen, gắn bó hài hoà, tự nhiên, hồn nhiên, trong veo như nắng trưa và gió mát ngày hè vậy. Từ tiếng gà trưa gọi về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối, người chiến sĩ - tác giả Xuân Quỳnh – trở lại với cuộc sống và cương vị của con người hiện tại. Tiếng gà trưa trớ thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ nhắc nhở giục giã người cầm súng. Họ tự nhủ và nhắn với bà:                            Cháu chiến đấu hôm nay                            Vì lòng yêu Tổ quốc                             Vì xóm làng thân thuộc                             Bà ơi, cũng vì bà                             Vì tiếng gà cục tác                             Ổ trứng hồng tuổi thơ. Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng thơ mớ rộng hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở, giục giã những chiến sĩ - trong đó có nhà thơ Xuân Quỳnh - hãy chắc tay súng tiến lên chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ gia đình, làng xóm quê hương và nền Độc lập, Tự do của Tổ quốc. Tóm lại, bài thơ Tiếng gà trưa viết về một loại âm thanh quen thuộc, bình dị trên quê hương, đất nước ta, nhưng đã thể hiện những suy nghĩ rất sâu sắc, những cảm xúc thật cao đẹp của nữ sĩ Xuân Quỳnh. "Tiếng gà trưa" đã gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đà thắm thiết. Những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu nước và nhắc nhà chúng ta tinh thần, trách nhiệm đối với đất nước. Bài thơ viết theo thể thơ năm tiếng có cách diễn đạt chân thành, tự nhiên vừa miêu tả biểu cảm, vừa tự sự biểu cảm bằng nhiều hình ảnh, ngôn ngữ bình dị, lay động lòng người.

 

11 tháng 12 2018

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"

hok tốt

nhớ k mk