K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ được in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vât tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động.

Hành động kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc-đanh, tuổi ngoài bốn mươi, thuộc tầng lớp dân thành thị phong lưu. Ông Giuốc-đanh tiếp một bác phó may và một tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến nhà ông.

Lớp kịch được chia thành hai cảnh :

- Cảnh đầu có bốn nhân vật ông Giuốc-đanh, bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục và một gia nhân của ông Giuốc-đanh. Cảnh này, nhân vật ít hơn và chủ yếu là lời thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may.

- Cảnh hai nhộn nhịp hơn cảnh trước bởi vì ngoài bốn nhân vật vẫn có mặt ở cảnh đầu còn thêm bốn tay thợ phụ nữa. Cảnh hai, mặc dù chỉ có hai nhân vật nói với nhau là ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ (người mang lễ phục đến), nhưng ta hình dung cả bốn tay thợ phụ kia cũng xúm xít vây quanh, dò vậy ông Giuốc- đanh như là nói với cả tốp thợ năm người. Hơn nữa, cảnh trước chủ yếu chỉ là những lời đối thoại, cảnh sau, ngoài đối thoại còn có các cử chỉ, động tác, âm thanh : các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh, cảnh nhảy múa và âm nhạc rộn ràng. Do vậy, cảnh này sôi động hơn cảnh trước.

Câu hỏi 2. Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ?

Ở cảnh đầu, cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may xoay quanh một số sự việc như đôi bít tất, đôi giày, bộ tóc giả, lông đính mũ nhưng chủ yếu nói về bộ lễ phục.

Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện rất rõ trong viộc học đòi cách ăn mặc của những bậc quý phái.

Lẽ thường may áo bao giờ người ta cũng may hoa hướng lên trên, nhưng không biết vì sơ suất, vì dốt nát hay cố tình mà bác phó may đã may ngược hoa. Ông Giuốc-đanh nhanh chóng nhận ra điều đó và chê trách bác phó may. Bác phó may đã nhanh trí bịa ra chuyện những người quý phái đều mặc áo ngược hoa hết. Để được coi là quý phái, ông Giuốc-đanh ưng thuận mặc áo ngược hoa :

Ông Giuốc-đanh - Lại cần phải bảo may hoa xuôi ư ?

Phó may - Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế này cả.

Ông Giuốc-đanh - Ồ ! Thế thì bộ áo này may được đấy.

Phó may - Nếu ngài muốn thì tôi sẽ may hoa xuôi lại thôi mà.

Ông Giuốc-đanh - Không, không.

Phó may - Xin ngài cứ việc bảo.

Ông Giuốc-đanh - Tôi đã hảo không mà. Bác may thế này được rồi...

Bác phó may đang ở thế bị động (bị chê may áo ngược hoa) chuyển sang thế chủ động tấn công lại ông Giuốc-đanh bằng hai đề nghị : “Nêu ngài muốn thì tôi sè may hoa xuôi lại thôi mà", “Xin ngài cứ việc bảo". Ông Giuốc-đanh trở thành người bị động: “Không, không.", “Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rối...". Ông Giuốc-đanh lùi dần từng bước, sau đó nói lảng sang chuyện khác, hỏi bộ lễ phục ông mặc có vừa không: “Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa vặn không ?". Đây là đoạn có kịch tính cao.

Ông Giuốc-đanh phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình để may áo cho bác, ông chuyển sang thế chủ động bằng hai lời thoại : “Ô kìa, bác phó ! Vài này là thứ hàng tôi đưa bác may hộ lễ phục trước cửa tôi dây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi", “Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải". Bác phó may chống đỡ yếu ớt. Bí thế, bác lảng sang chuyện khác : bác hỏi ông Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục không. Vì đang muốn học làm sang nên ông Giuốc-đanh chấp nhận ngay lời đề nghị của bác phó may và quên chuyện bác phó may ăn bớt vải của mình. Đây là nước cờ cao tay của bác phó may vì nó đánh trúng vào tâm lí đang muốn học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.

Câu hỏi 3. Tinh cách đó của ông thế hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?

Cảnh ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ đối thoại thể hiện tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh ở một khía cạnh khác. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục, tay thợ phụ tôn ông Giuốc-đanh là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng cứ mặc lễ phục vào là nghiêm nhiên trở thành quý phái. Tay thợ phụ dùng mánh khóe xu nịnh để moi tiền ông, điểm đúng huyệt thích học làm sang của ông. Thấy ông mắc mưu nên tay thợ phụ tôn ông lên mỗi lần một bậc chỉ bằng các từ “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” và mỗi lần như thế ông đều ban thưởng tiển cho lay thợ phụ.

Ông Giuốc-đanh thấy mình không tôn minh lên nữa thì nói riêng : "Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi". Rõ ràng, thói trưởng giả học làm sang của ông vẫn còn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được coi là người quý phái.

Câu hỏi 4. Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào ?

Lớp hài kịch đem đến cho khán giả những trận cười thoải mái. Khán giả cười ông Giuốc-đanh ngu dốt, chỉ thích học làm sang, để cho thầy trò bác thợ may lợi dụng kiếm chác; cười ông ngớ ngẩn tưởng rằng mặc áo hoa ngược thì mới sang trọng, cười vì ông cứ phải vì mấy cái danh hão mà mất tiền cho bọn lừa bịp. Khán giả còn cười khi thấy cái cảnh ông bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra mặc cho oộ lễ phục lố lăng rồi nhảy theo điệu nhạc mà vênh vang cứ tưởng đó là bộ lễ phục của người quý phái.

5 tháng 2 2022

hơi dài nhưng rất hay và đúng

 

9 tháng 4 2018

- Lớp kịch được chia thành hai cảnh:

    + Cảnh 1: Lời thoại của ông Giuốc- đanh và bác phó may.

    + Cảnh sau: Đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ.

  - Số lượng nhân vật xuất hiện trong từng cảnh:

    + Cảnh 1: Sân khấu xuất hiện bốn nhân vật: ông Giuốc- đanh, bác phó may, gia nhân, thợ phụ mang lễ phục.

    + Cảnh 2: Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.

  - Không khí kịch càng về sau càng sôi động, đến cuối cảnh thì không khí hài kịch thực sự náo nhiệt.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch

+ Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" đã giúp cho việc miêu tả khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba một cách rõ nét, giúp người đọc có thể hình dung dễ dàng hơn.

+ Câu chỉ dẫn "như tuyệt vọng" trước lời thoại "Trời!" của Hồn Trương Ba đã nhấn mạnh tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh câu chuyện.

31 tháng 8 2023

- Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật là:

+ "Đan Thiềm: Tôi ở đây. (Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ.").

+ Vũ Như Tô (thản nhiên): Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu."

→ Chỉ dẫn "thản nhiên" ở nhân vật Vũ Như Tô đã thể hiện suy nghĩ, thái độ của nhân vật khi nghe tiếng quân reo dữ dội khi đòi giết mình.

+ "Đan Thiềm (thở hổn hển): Nguy đến nơi rồi...Ông Cả!"

→ Chỉ dẫn “thở hổn hển” thể hiện rõ hành động mệt mỏi, khó thở của nhân vật Đan Thiềm khi vội vã chạy đến giục Vũ Như Tô đi trốn.

+ "Đan Thiềm: Ông phải trốn đi. (Có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí). Ông phải trốn đi (lời có vẻ van lơn). Trong lúc biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt..."

→ Chỉ dẫn nằm trong ngoặc kép đã làm rõ hoàn cảnh xung quanh cuộc đối thoại của các nhân vật.

31 tháng 8 2023

- Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.

+ Chỉ dẫn "Ánh đèn từ trên lầu xuống dưới nhà....bóng tối mờ" đã làm sáng tỏ bối cảnh gặp mặt giữa Trương Chi và Mị Nương.

+ Chỉ dẫn “Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở” đã làm sáng tỏ hành động của Mị Nương, giúp cho tâm lý và tâm trạng nhân vật được thể hiện rõ ràng hơn.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Chỉ dẫn "Ánh đè từ trên lầu xuống dưới nhà....bóng tối mờ" đã miêu tả lại bối cảnh gặp mặt giưa Trương Chi và nhân vật Mị Nương.

Chỉ dẫn cho hành động của nàng Mị Nương khi nhìn Trương Chi bỏ đi sau khi nhìn thấy nhan sắc thật của chàng (Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở) đã diễn tả nội tậm nhân vật Mị Nương tại thời điểm đó. Lời nói muốn ngăn cản, nhưng trong lọng lại rối ren. Và để biểu thị cho tâm lí nhân vật, chỉ dẫn đã đưa ra hành động của nhân vật là bưng mặt khóc nức nở.

Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu (in đậm) dưới đây thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. (Khi gộp, có thể thêm hoặc bớt những từ cần thiết nhưng không làm thay đổi nghĩa chính của các câu và vế câu ấy.)a) Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.(Ca dao)b) Đây là cảnh một rừng thông. Ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại. Nhưng bao nhiêu người qua lại cũng chỉ...
Đọc tiếp

Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu (in đậm) dưới đây thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. (Khi gộp, có thể thêm hoặc bớt những từ cần thiết nhưng không làm thay đổi nghĩa chính của các câu và vế câu ấy.)

a) Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

(Ca dao)

b) Đây là cảnh một rừng thông. Ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại. Nhưng bao nhiêu người qua lại cũng chỉ mải suy tính xem rừng này mỗi năm lấy được bao nhiêu nhựa thông, bao nhiêu củi thông. Đến lúc có người nhìn cảnh chỉ vì mến cảnh và biết quên mình trong cảnh, từ lúc ấy mới có văn thơ.

(Hoài Thanh)

c) Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà", "Giác ngộ", "Bên kia sông Đuống",... ra đời. Sự ra đời của các vở kịch ấy đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.

(Theo Đình Quang)

1
22 tháng 9 2017

a, Anh em hòa thuận khiến cho hai thân vui vầy.

b, Đây là cảnh rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại.

c, Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”… ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.

(1) Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều "bóng xế tà", đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng một nỗi buồn man mác.

Thời điểm đó có lợi thế cho tác giả là: Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhó, qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha thương.

(2) - Các chi tiết:

    +Không gian: Đèo Ngang 

    +Thời gian: bóng xế tà

    +Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa

    +Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi

    +Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà

    +Các từ láy: lác đác, lom kham tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt

    ==> Điểm chung: thể hiện sự vắng vẻ của Đèo Ngang

    +Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia

    ==> Điểm chung: gợi lên nỗi nhớ thương nhà gia diết

(3) Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bứ tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện bóng dáng con người nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu, đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

8 tháng 10 2016

(1)Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vàovào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà " đây thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác.

(2)Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

-Thời gian: bóng xế tà. - Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

 - Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết. 
(3)Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

 

8 tháng 2 2017

Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo ra tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

31 tháng 8 2023

- Những chỉ dẫn sân khấu giúp cho khung cảnh, tâm trạng của nhân vật thể hiện rõ ràng, sinh động hấp dẫn. 

(thản nhiên); (Có tiếng quân reo dữ dội...); (Có tiếng nhà đổ, cửa đổ)...

Đọc các văn bản sau và tìm hiểu việc triển khai các lí lẽ, dẩn chứng trong mỗi văn bản sau :1. CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂNVăn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cx pải sống mới hiểu được đời, mới hiểu đc văn. Không lịch lãm nhìu thì lm sao tưởng tượng đc những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay ? Không đau khổ nhìu thì lm sao thấu rõ đc những tình tiết kể...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và tìm hiểu việc triển khai các lí lẽ, dẩn chứng trong mỗi văn bản sau :

1. CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂN

Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cx pải sống mới hiểu được đời, mới hiểu đc văn. Không lịch lãm nhìu thì lm sao tưởng tượng đc những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay ? Không đau khổ nhìu thì lm sao thấu rõ đc những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo ?

Một thanh niên không ra tời miền bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu :

Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ

Tre làng dăm bảo biếc trong sương

của Vũ Hoàng chương, hoặc câu :

Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn,

Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang...

của Bàng Bá Lân, tuy nhận đc tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất ko thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất bắc, và hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết đc cái hay của thơ.

Câu :

Hoa bưởi hoa rồi : đêm đã khuya.

của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra thì chẳng có j đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền bắc.

Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, những pải đợi ts lúc tôi nằm trong một cái ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, ms thấm đc hết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảnh bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu :

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông ko một chuyến đò ngang.

Ko cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

2. SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC

Âm nhạc với những đường nét giai điệu trầm bổng, nhặt khoan đã có tác động tới nhiều mặt trong cuộc sống xung quanh ta.

Đời xưa, người ta đã gắn cho nghẹ thuật này một sức mạnh có tính chất huyền bí tới vạn vật xung quanh, nhưng ngày nay, bằng những thí nghiệm khoa học, người ta cũng đã ghi nhận được những tác dụng khá cụ thể. Sử dụng một loại âm nhạc nào đấy trên tàu đánh cá thì sẽ thu hút được cá kéo nhau chui vào lưới; sử dụng loại nhạc nào đó thì lượng sữa sẽ được nhiều hơn khi người ta vắt sữa bò; có loại cây phát triển nhanh khi ta cho phát một loại nhạc nào đấy ở khu vực trồng...

Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng âm nhạc trong các xí nghiệp, công trường để nâng cao năng suất lao động của công nhân [...] Ở Việt Nam ta, Viện Quân y 103 cũng đã bước đầu nghiên cứu sử dụng âm nhạc vào việc chữa bộnh và tìm được kết qủa tốt.

Tuy nhiên, tác dụng lớn lao nhất của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận được là hằng những âm thanh có tổ chức (tức là những bài ca, bản nhạc), thông qua thính giác mà tác động đến tư tưởng và tình cám của con người.

0