Câu 1: Dùng kiến thức lịch sử dẫ học, từ năm 1858 dến cuối thế kỷ XIX. Chứng minh câu nói nỗi tiếng của Nguyễn Trung Trực " Bao giờ người Tây hết nhổ cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
Câu 2: Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thực dân Pháp thi hành những chính sách j về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam.
Câu 3: Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam?
Ai biết cỉ giúp mình với ạ..
Câu 5 hơi dài bạn nhé:
+ Chứng minh câu nói:
- Khi bị thực dân Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
- Khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất và quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. Thực tế lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã chứng minh điều đó:
* Tại mặt trận Đà Nẵng:
~ Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng (1/9/1858) quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện "vườn không nhà trống" ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền ... Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Pháp thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", buộc phải thay đổi kế hoạch.
* Tại mặt trận Gia Định:
~ Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (12/1861).
~ Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 - 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo ...
* Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì:
~ Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.
~ Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh ... với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân ... Dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị ...
* Mặt trận Bắc Kì:
~ Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến. Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối địch, đốt kho đạn của giặc ... Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng.
~ Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh ... Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận.
~ Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến.
~ Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giăc. Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè ...
~ Ngày 19/5/1883 quân ta giàng thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2. Ri-vi-e bị giết tại trận. Quân Pháp hoang mang, toan bỏ chạy ...
=> Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất của nhân dân ta.
Mình chứng minh rõ ràng ra còn nếu muốn ngắn lại thì bạn tự tóm tắt các ý chính rồi ghi lại nha
mik thấy hơi ngắn