K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2017
  1. Ẩn dụ:
    Thực chất Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Các em có thể hiểu nôm na ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của một sự vật hiện tượng. Giữa sự vật được gọi tên( A) và sự vật bị ẩn đi ( B) có nét tương đồng nào đó.

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

21 tháng 4 2017

a. Ẩn dụ:
- Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
+ Ẩn dụ hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
- Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…
b. Hoán dụ:
- Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.

28 tháng 4 2016

- Ẩn dụ là gọi tên sự vật , sự việc , hiện tượng , ... này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt

- Ẩn dụ cách thức là sự chuyển đổi tên gọi về cách thức thực hiện , hành động khi giữa chúng có nét tương đồng.

- Ẩn dụ phẩm chất là sự chuyển đổi tên gọi giữa những sự vật , hiện tượng có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về phẩm chất.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là sự chuyển đổi tên gọi giữa những sự vật , hiện tượng có nét tương đồng với nhau về cảm giác, Loại ẩn dụ này thường kết hợp với các từ chỉ cảm giác loại này với cảm giác loại khác.

7 tháng 5 2017

Cảm ơn Trần Việt Hà giúp

14 tháng 4 2016

Ẩn dụ hình thức: Vân xem trang trọng khác vời

                             Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

                              Hoa cười ngọc thốt đoan trang

                              Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Cách thức:Ngày xuân con én đưa thoi 

                   Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Phẩm chất: Thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ

Cảm giác: Cát lại vàng giòn

                    Ánh nắng chảy đầy vai

17 tháng 4 2016

Lộc giỏi cho Lộc một tick

11 tháng 8 2016

ẨN DỤ:

 Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó.(hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác).

Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật.

Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tư­ởng giống nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm.

Về mặt nội dung(cấu tạo bên trong), ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất. Nét giống nhau là cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ.

Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm. Hiện nay ẩn dụ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, không những trong văn xuôi nghệ thuật mà còn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất vẫn là trong thơ ca.

HOÁN DỤ

Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi với nhau (bộ phận - toàn thể; vật chứa đựng - vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật - sự vật; cụ thể - trừu tượng).

Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện.

Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh.

Về mặt nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng phát hiện ra mối quan hệ khách quan có thực có tính chất vật chất hoặc logic giữa các đối tượng.

Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức. Nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau nhưng thường đắc dụng trong văn xuôi nghệ thuật, vì sức mạnh của nó vừa ở tính cá thể hoá và tính cụ thể vừa ở tính biểu cảm kín đáo và sâu sắc.

 

11 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là

a) Ẩn dụ hình thức

VD:                                        Về thăm quê Bác làng Sen

                                        Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

b) Ẩn dụ cách thức

VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c) Ẩn dụ phẩm chất

VD:                                       Người Cha mái tóc bạc 

                                            Đốt lửa cho anh nằm.

d) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

VD: Nhìn thấy ớn, nghe mệt, nói ngọt, giọng chua lè, thơm điếng cả mũi,...

18 tháng 12 2021

1 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng

2 Cha lại dắt con đi trên cát mịn,ánh nắng chảy đầy vai.

3 bình minh vàng ,vầng trăng bạc

4 "mây" " sóng"

18 tháng 12 2021

1 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng

2 Cha lại dắt con đi trên cát mịn,ánh nắng chảy đầy vai.

3 bình minh vàng ,vầng trăng bạc

4 "mây" " sóng

1 tháng 4 2016

  - Ẩn dụ hình thức:     Vân xem trang trọng khác vời,

                                 Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

                                 Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,

                                Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

- Ẩn dụ cách thức:             Áo đỏ em đi giữa phố đông,

                                          Cây xanh như cũng ánh theo hồng.

                                          Em đi lửa thắp trong bao mắt,

                                          Anh đứng thành tro em biết không?

- Ẩn dụ phẩm chất:       Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
                                     Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Thời gian chạy qua tóc mẹ

                                                Một màu trắng đến nôn nao

 
30 tháng 3 2017

-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : - Ẩn dụ phẩm chất:

Em thấy cả trời sao Anh đội viên nhìn Bác

Xuyên qua từng kẽ lá Càng nhìn lại càng thương

Em thấy cơn mưa rào Người Cha mái tóc bạc

Ướt tiếng cười của bố. Đốt lửa cho anh nằm

Tick giùm mik nha ! Mới vào học à! chưa có điểm nào hết.khocroi

21 tháng 4 2016

1)ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

 Nắng vàng giòn chảy đầy sân nhà em.

MÌNH TỊT RỒI

 

2 tháng 3 2017

trong sách giáo khoa có mà

25 tháng 4 2016

+ Ẩn dụ phẩm chất:

Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm


+ Ẩn dụ hình thức:

Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

(trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
 

+ Ẩn dụ cách thức:

Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
 

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:


Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
 

8 tháng 4 2016

đặt câu nha bạn

8 tháng 4 2016

đặt câu chứ đừng có viết thơ nhahehe