cho câu chủ đề : chị dâu là người phụ nữ yêu thương chồng con và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
"Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân ,vừa giàu tình yêu thương ,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Đúng vậy dù là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế chị phải bán khoai, bán chó... nhưng chị vẫn sáng ngời những vẻ đẹp của người phụ nữ. Trước tiên chị là người mẹ giàu tình yêu thương. Trước tiên là tình yêu thương với người chồng. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Chị dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Chị còn là người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sưu thuế chị phải bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị vô cùng đau lòng. Không chỉ là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chị còn có sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại". Nhưng tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ nhún nhường chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Ẩn trong một người phụ nữ như chị Dậu là sức mạnh tiềm tàng, muốn đứng lên đấu tranh để bảo vệ công lý hành động ấy thật đáng trân trọng.
Tham khảo
“Tắt đèn” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố về tình hình xã hội Việt Nam, về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ở “Tắt đèn” ta thấy nổi lên một hình ảnh đẹp về người phụ nữ nông dân, về người phụ nữ Việt Nam. Đó là nhân vật chị Dậu với nhiều phẩm chất đáng quý. Nhưng “nét nổi bật ở chị Dậu là tấm lòng yêu chồng thương con tha thiết, là tính vị tha và đức hi sinh”.
Đó chính là những tình cảm cao quý thiêng liêng mà chị luôn dành cho anh Dậu - chồng chị và những đứa con thơ. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác đến nỗi phải bán đứa con để lấy tiền nộp sưu, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình đã “lên đến bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Đó là hình ảnh gia đình chị Dậu nói riêng, gia đình những người dân Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
Cuộc sống của cả gia đình chị Dậu đã vất vả chạy từng bữa ăn lại càng khó khăn hơn khi trong cái xã hội thối nát đó vẫn còn nhan nhản, đầy rẫy những kẻ như Nghị Quế vợ, Nghị Quế chồng, quan phủ Tư Ân, bọn cai lệ, người nhà lí trưởng...
Đọc hai đoạn trích “Con có thương thầy thương u...” và “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn”, chúng ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất tiêu biểu thương chồng, yêu con. Dù trong mọi hoàn cảnh, em thấy chị Dậu vẫn luôn dành trọn tình cảm đối với chồng, con mà không hề nghĩ đến bản thân mình, đến những khó khăn vất vả mà mình chịu đựng.
Tình cảm chị dành cho chồng mà chị coi đó là trụ cột của gia đình còn hơn cả tình cảm của chị dành cho những đứa con, đặc biệt là cái Tí. Vì anh Dậu, chị sẵn sàng chịu đòn roi, nén nỗi đau tình mẫu tử để cứu chồng.
Vì tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng mình đã được Ngô Tất Tố khắc họa sâu sắc và rõ nét qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Sau khi nấu được nồi cháo, chưa nghĩ đến con cái chị múc ngay cháo ra một bát lớn, quạt cho chóng nguội rọi ân cần mời chồng: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.
Thái độ nhẹ nhàng, ân cần của chị đối với chồng thật cảm động biết bao. “Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống dó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không? Một tình cảm yêu thương sâu nặng của chị Dậu được biểu hiện một cách kín đáo nhưng vẫn sâu sắc, đậm đà biết bao qua việc quạt cháo cho nguội, ân cần mời chồng rồi xem chồng ăn có ngon miệng không.
Tình thương dó của chị còn được biểu hiện qua khía cạnh khác: việc chị bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ. Khi chúng sấn sổ đến trói anh Dậu thì “Chị Dậu xám mặt” vội vàng đặt con bé xuống chạy đến đỡ tay hắn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, các ông tha cho". Cách xưng hô “ông - cháu” ấy thể hiện rõ thái độ nhẫn nhục của chị Dậu. Nhưng chị nhẫn nhục chỉ vì muốn cứu chồng. Ban đầu chị Dậu nhẫn nhục chịu đựng, dùng lời lẽ ngon ngọt mong cứu được chồng. Nhưng chúng chẳng những không tha cho mà còn đánh cả mình khiến chị thay đổi cách xưng hô từ “ông - cháu” đến “ông - tôi”, rồi “mày - bà”.
Cách thay đổi thái độ nhanh chóng như vậy thể hiện việc chị không thể chịu đựng cảnh chồng bị đánh. Dù mình bị đánh, chị vẫn cố gắng nài nỉ van xin đừng đánh chồng chị. Rồi việc chị thay đổi thái độ, ngôn ngữ đã hàm chứa sự phản kháng quyết liệt để bảo vệ chồng. Và đỉnh cao của tình cảm yêu thương của chị đối với chồng chị là việc chị đánh thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Đó là một chiến thắng vẻ vang vì một người đàn bà chân yếu tay mềm lại chiến thắng và chiến thắng dễ dàng trước hai gã đàn ông.
Chính việc thương chồng, lo chồng bị đánh đã biến thành sức mạnh để chị chiến thắng hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng, bảo vệ chồng mình. Qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh một người vợ nông thôn hết mực thương yêu chăm sóc chồng.
Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh chị Dậu còn là hình ảnh một người mẹ rất mực yêu thương các con. Phải bán cái Tí, chị như đứt từng khúc ruột. Khi về nhà chị vẫn chưa nói cái tin sét đánh đó cho cái Tí nghe mà âm thầm chịu đựng. Nhưng sự hiếu thảo ngoan ngoãn của cái Tí vô tình lộ ra đã như lưỡi dao găm vào lòng chị, khiến chị càng nước mắt ngắn nước mắt dài.
Người mẹ nào sau những ngày tháng “mang nặng đẻ đau” mà chẳng thương yêu con. Bây giờ, phải đem con đi bán, người mẹ đó vẫn không đủ cam đảm nói ra cái điều đau đớn đó để trút bớt nỗi đau đang đè nặng trong lòng. Nỗi đau đó cứ nhân lên, nhân mãi lên như những mũi dao cứa vào lòng chị khi chị thấy cái Tí ngoan quá, hiếu thảo quá vậy mà phải đi làm tôi tớ ở nhà mụ Nghị Quế nổi tiếng độc ác, nhẫn tâm.
Phải có tình yêu sâu nặng lắm, thiết tha lắm đối với cái Tí, chị Dậu mới nén được nỗi đau mà chỉ lộ ra “rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau”. Tình thương yêu con vô bờ như vậy đã khiến chị Dậu một người mẹ lại phải van xin con của mình, van xin con chấp nhận hoàn cảnh. Bằng những lời nói thấm thía, chị khuyên cái Tí: “U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con cứ đi với u đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm... Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột đấy con ạ”. Thái độ van xin của chị đối với cái Tí thể hiện việc chị cảm thấy mình có lỗi với nó. Người đau đớn, khó xử nhất chính là chị Dậu. Muốn cứu chồng thì chị phải bán con. Không còn con đường lựa chọn nào khác. Nhưng qua thái độ tình cảm của chị đối với cái Tí ta thấy đây vẫn là người mẹ yêu thương con hết mực.
Và tình thương đó, chị còn dành cả cho cái Tỉu, thằng Dần. Khi cái Tí cứ khóc mãi, chẳng chịu đi, lại thêm thằng Dần cứ kêu gào ầm ĩ nhất định không cho cái Tí đi nếu là một người nhẫn tâm thì sẽ nổi cáu dọa ông lí sẽ bắt nó nếu không để chị đi. Khi thằng Dần đồng ý để cho chị đi thì chị Dậu hối vì mình đã nói dối trẻ con, tức thì chị nói chữa: “ừ, hễ cụ Nghị bằng lòng để cho chị con về nhà vài hôm thì u đem nó về với con”. Việc không dám nói dối trẻ con, rồi dù rất đói nhưng chị vẫn cho cái Tỉu bú trước đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của chị đối với con cái. Chị quan tâm tới chúng mọi lúc, mọi khi có thể, dù có lúc chị bỏ lơ. Nhưng đó vẫn là tình cảm thương yêu sâu nặng, đằm thắm chị dành cho các con. Và nét nổi bật nhất ở chị Dậu là sự hi sinh, sự hi sinh vốn có của những người phụ nữ Việt Nam. Khi phải bán con, chị giả điếc trước những lời lẽ van xin được ở lại nhà của cái Tí dù chỉ ăn khoai thôi. Chị phải hi sinh tình mẫu tử của mình - điều thiêng liêng và cao quý nhất của người mẹ là vì cái gì? Đó là vì “tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kìa (...). Để cho thầy con khổ đến nước nào nữa?”.
Rồi chị phải cầu khẩn cái Tí như với người ban ơn dù chính chị cũng đang còn đau đớn gấp trăm ngàn lần nó. Bởi vì chị đang đứng giữa hai con đường: một là chị phải bán con để cứu chồng, để gia đình khỏi mất đi trụ cột. Và rồi một lần nữa, chị Dậu phải liều mạng để cứu chồng. Việc chị nhẫn nhục chịu đựng, xưng hô “ông - cháu” rồi đến việc chị đấu lí cãi lại chúng khiến chị bị tên cai lệ đánh cho bôm bốp và rồi cuối cùng chị đánh nhau với bọn chúng thể hiện tình cảm sâu nặng thắm thiết của chị đối với anh Dậu. Ngoài ra còn là sự nhẫn nhục hi sinh. Chị hi sinh bản thân mình, hi sinh tình mẫu tử cao đẹp cũng chỉ vì chị lo lắng tới gia đình mình quan tâm đến người chồng khốn khổ. Hình ảnh chị đã rất cao đẹp với tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng cho con, giờ càng tỏa sáng và đáng quý hơn bởi sự hi sinh thầm lặng nhưng giàu ý nghĩa biết bao.
Tóm lại qua các đoạn trích các chương 10, 1l và 18, ta thấy nổi bật lên hình ảnh người phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng với tình yêu chồng, thương con tha thiết, giàu lòng vị tha, sức phản kháng và đức hi sinh. Đọc các đoạn trích này, em thấy trào dâng lên sự khâm phục, biết ơn trước những con người như thế. Họ thật xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng cho phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Bạn tham khảo nha:
"Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân ,vừa giàu tình yêu thương ,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Đúng vậy dù là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế chị phải bán khoai, bán chó... nhưng chị vẫn sáng ngời những vẻ đẹp của người phụ nữ. Trước tiên chị là người mẹ giàu tình yêu thương. Trước tiên là tình yêu thương với người chồng. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Chị dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Chị còn là người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sưu thuế chị phải bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị vô cùng đau lòng. Không chỉ là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chị còn có sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại". Nhưng tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ nhún nhường chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Ẩn trong một người phụ nữ như chị Dậu là sức mạnh tiềm tàng, muốn đứng lên đấu tranh để bảo vệ công lý hành động ấy thật đáng trân trọng.
Tham khảo
Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến, thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp. Đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Qua đó, ta thấy rằng chị Dậu là một người phụ nữ vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàn mạnh mẽ.
Bn tham khảo nha
Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi a Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng , bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước” còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị ” run run” xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ ” cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”, nhưng đến khi chính mình bị đánh , chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: ” chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiền hai hàm răng: ” mày trói ngay chồng bà đi, mà cho mày xem”. chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chếđộ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.
Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:
Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện.
Em tham khảo:
"Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân ,vừa giàu tình yêu thương ,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Đúng vậy dù là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế chị phải bán khoai, bán chó... nhưng chị vẫn sáng ngời những vẻ đẹp của người phụ nữ. Trước tiên chị là người mẹ giàu tình yêu thương. Trước tiên là tình yêu thương với người chồng. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Chị dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Chị còn là người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sưu thuế chị phải bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị vô cùng đau lòng. Không chỉ là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chị còn có sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại". Nhưng tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ nhún nhường chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Ẩn trong một người phụ nữ như chị Dậu là sức mạnh tiềm tàng, muốn đứng lên đấu tranh để bảo vệ công lý hành động ấy thật đáng trân trọng.