moi nguoi giup minh nha !
chung minh he thong song day dac va nguon nuoc doi dao o chau au ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Khí hậu châu Âu có sự phân hoá từ bắc xuống nam và từ tây sang đông tạo nên các đới và kiểu khí hậu khác nhau.
- Đới khí hậu cực và cận cực quanh năm giá lạnh, lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.
- Đới khí hậu ôn đới có sự phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau.
+ Khí hậu ôn đới hải dương: ôn hòa, mùa đông tương đối ẩm mùa hạ mát, có mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm từ 800-1000 mm trở lên.
+ Khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng và ẩm. Lượng mưa nhỏ, trung bình năm chỉ trên dưới 500 mm, mưa chủ yếu vào mùa hạ.
- Đới khí hậu cận nhiệt ở châu Âu chỉ có một kiểu là cận nhiệt địa trung hải, mùa hạ nóng và khô, thời tiết ổn định; mùa đông ấm và mưa nhiều hơn. Lượng mưa trung bình năm khoảng 500 – 700 mm.
- Ngoài ra, khí hậu ở các vùng núi có sự phân hoá theo độ cao.
1. Nguyên nhân sinh ra gió: Do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp(áp xuất khí quyển) Ở nơi nhiệt độ cao thì khí áp thấp nhiệt độ thấp khí áp cao nên không khí di chuyển từ nơi có khí áp cao về nơi khi áp thấp và tạo thành gió.
2. Cách tính:
- Lượng mưa trong ngày: Bằng chiều cao tổng cộng của cột nước ở đáy thùng đo mưa sau các trận mưa trong ngày.
- Lượng mưa trong tháng: Cộng lượng mưa của tất cả các ngày trong tháng.
- Lượng mưa trong năm: Cộng lượng mưa của 12 tháng.
3. - Độ muối của nước biển và đại dương không giống nhau vì: Tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ
VD: Biển Hồng Hải mặn hơn biển Ban Tích vì nằm ở vùng chí tuyến, độ bốc hơi cao, ít sông chảy vào.
4. - Hệ thống sông: Do sống chính cùng các phụ lưu, chi lưu hợp thành.
- Mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và thủy chế của sông: Nếu sống chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước thì thủy chế của nó tương đối đơn giản; còn nếu sống phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau thì thủy chế của nó phức tạp hơn.
TẤT CẢ CÁC CÂU HỎI CỦA BẠN ĐỀU CÓ TRONG SÁCH HẾT SÁCH CHƯƠNG TRÌNH MỚI ĐÓ BẠN CÓ HẾT LUN VỀ NHÀ MÀ XEM ĐỠ PHẢI HỎI BẠN Ạ
Thể tích bể là: 2.1,2.1=2,4 (m3)
Thời gian vòi nước chảy đầy bể là: 2,4:0,5=4,8 (giờ)
ĐS: 4,8 giờ
cam on the hao nha minh cung lam nhu vay ma ko biet dung hay sai nen moi hoi cac ban
Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối với những người đã giúp đỡ mình? Trước mắt ta, không thiếu những kẻ trâng tráo vô ơn làm nên những hiện tượng “ăn cháo đá bát” mà nhân dân ta ai cũng cực lực phê phán. Những kẻ ấy đã không hiểu được một đạo lí truyền thống của dân tộc ta đã được đúc kết từ thực tế, một mối quan hệ cần thiết trong đời sống con người đó là : “Uống nước nhớ nguồn”. Ta nên hiểu câu tục ngữ này ra sao? Trong cuộc sống hiện nay, ý nghĩa của câu trên càng trở nên sâu sắc hơn như thế nào?
Trước tiên ta cần hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ đã bắt đầu bằng một hình ảnh cụ thể, dễ thấy và dễ hiểu đó là “uống nước”. ”Uống nước” là thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hay thành quả đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã qua rồi còn để lại. Nguồn là nơi xuất phát dòng nước. Nói rộng hơn, là nguyên nhân dẫn đến, là con người : cá nhân hay tập thể đã đổ tâm huyết và công sức làm ra thành quả đó. ”Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai, đang và sẽ thừa hưởng thành quả được tạo nên do công lao của bao thế hệ người đi trước.
Có điều là vì sao “uống nước” phải “nhớ nguồn” cũng như ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây? Điều này thật là dễ hiểu! Bởi vì trong thiên nhiên cũng như trong xã hội, không có bất cứ một sự vật nào, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động làm nên cả. Giống như hoa thơm trái ngọt phải có người trồng cây đổ biết bao mồ hôi công sức đôi khi cả xương máu của mình nữa để cây xanh non tươi tốt. Của cải vật chất trong xã hội cũng vậy, cũng đều cần đến bàn tay khối óc cần lao của người lao động khổ công nhọc trí làm ra.
Ngay cả đến một dải đất nước giàu đẹp của chúng ta hiện nay cũng chính là thành quả của biết bao thế hệ ông cha đã đổ máu xương công sức ra gầy dựng và tiếp truyền cho. Trong phạm vi hạn hẹp hơn là gia đình thì con cái là “thành quả” do các bậc cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục. Người thừa hưởng sử dụng các thành quả đó phải biết đến công lao của những người tạo ra chúng. Vì thế “nhớ nguồn” là đạo lí tất yếu. Ân nghĩa, thủy chung, không quên công lao của tổ tiên từ đó đã là một trong những phẩm chất tốt đẹp đã trở thành truyền thống cao quý của con người Việt Nam. Ta đã từng bắt gặp tình cảm ấy trong ca dao, tiếng nói tâm tình của dân tộc ta :
Ai ơi ! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy” ta phải biết trân trọng nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương, muôn phần đắng cay” để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống thanh bình, no ấm hiện nay nhất thiết ta phải khắc ghi công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đi trước đã hi sinh biết bao xương máy mồ hôi và nước mắt.
Do đó, ”Uống nước nhớ nguồn” chính là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết đầy đạo lí làm người. Ai chẳng biết là lòng vô ơn, bội bạc, thái độ “ăn cháo đá bát” sẽ làm con người trở nên nhỏ nhen, ích kỉ ăn bám gia đình và xã hội.
Thế nhưng để “nhớ nguồn” chúng ta phải làm gì? Là người Việt Nam, tự hào với lịch sử anh hùng, và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, chúng ta phải ra sức góp phần bảo vệ đất nước, tích cực học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn.
Không những chỉ có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình mà chúng ta chứ không phải ai khác – phải ý thức tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà.
Ngoài ra, để “nhớ nguồn” chúng ta phải có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. Có như thế mới xứng đáng trọn nghĩa trọn tình đúng với truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của cha ông.
Tóm lại, câu tục ngữ trên là lời khuyên, lời nhắc nhở ngắn gọn, súc tích, hình tượng rõ ràng đơn giản dễ hiểu mà ý nghĩa thật sâu sắc. Từ bao đời nay, cha ông chúng ta vẫn dùng câu tục ngữ để giáo dục chúng ta đạo lí làm người Việt Nam.
Là học sinh, hơn ai hết, chúng ta phải khắc ghi trong lòng công ơn sinh thành nuôi nấng của cha mẹ và công lao tận tâm dạy dỗ của thầy cô giáo. Phải biết bảo vệ các thành quả vật chất lẫn tinh thần của bao thế hệ cha ông để lại, và đồng thời cũng biết kế thừa phát huy và giữ gìn giá trị vật chất, tinh thần của những thành quả đó.
– Dân số tăng từ 360 triệu lên 442 triệu người
– Diện tích rừng giảm từ 240,2 xuống còn 208,6 triệu ha.
⟹ Dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm, do cất nhà, sử dụng thêm đường giao thông, bệnh viện, trường học …
Chúc bạn học tốt!
vào khoảng thế kỉ thứ 8-7 TCN
noi dong do Bạch Hạc(Phú Thọ)
nguoi dung dau vua Hùng (Hùng Vương)
so do sgktr37
nhận xét Đây là bộ máy đầu tiên tổ chức còn đơn giản và sơ khai nhưng đây là tổ chức bộ máy chính quyền của cả nước từ trung ương đến địa phương .Gíup ổn định và phát triển kinh tế ,đất nước
1) Xác định vị trí ,trình bày đặc điểm khí hậu của :
* Môi trường nhiệt đới gió mùa
- Vị trí địa lí Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.
* Môi trường nhiệt đới
- Vị trí : Khoảng từ vĩ tuyến 5o đến c hí tuyến ở 2 bán cầu
- Khí hậu :
+) Nóng quanh năm
+) Mưa tập trung vào một mùa
+) Cảng về gần 2 chí tuyến , thời kỳ khô hạn càng kéo dài , biên độ nhiệt càng lớn
2) Dặc điểm khí hậu của :
* Môi trường ôn đới lục địa
Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.
* Môi trường Địa trung hải
Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu - đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa. thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.
3) * Ô nhiễm không khí
- Nguyên nhân : Khói bụi từ các nhà máy và các phương tiện giao thông thải vào bầu khí quyển
- Hậu quả :
+) Gây mưa axit
+) Tăng hiệu ứng nhà kính :
+ Trái Đất nóng lên , băng ở hai cực tan chảy ,mực nước biển dâng cao...
+ Khí hậu toàn cầu biến đổi
+) Thủng tầng ôzôn
- Biện pháp :
+) Giáo dục cộng đồng
+) Kiểm soát khí thải
+) Sử dụng nhiên liệu sạch
+) Hạn chế sự gia tăng phương tiện...
+) Kí nghị định Ki-ô-tô , cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm
* Ô nhiễm nước :
- Ô nhiễm sông ngòi ;
+) Nguyên nhân :
- Nước thải của các nhà máy
- Sử dụng nhiều phân hóa học , thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng
- Chất thải sinh hoạt , nông nghiệp của con người
+) Hậu quả ; Gây các bệnh ngoài da , bệnh đường ruột cho con người ,...
- Ô nhiễm biển và đại dương
+) Nguyên nhân :
- Váng dầu và các dàn khoan trên biển
- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển
- Các chất độc hại theo sông đưa ra biển
+) Hậu quả ; Tạo hiện tượng '' thủy triều đen '' , '' thủy triều đỏ '' làm chết các sinh vật sống trong nước ...
===> Giải pháp : Xử lý nước thải công nghiệp , nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào cống , sông ,suối ,biển ,...