Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...] Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.(Trích...
Đọc tiếp
Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]
Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
(Trích văn bản Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, trang 60)
1. Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào? Vì sao em biết?
2. Trong 2 đoạn văn trên, tác giả Hoài Thanh lập luận theo quan hệ nào? Tìm các từ ngữ thể hiện quan hệ lập luận đó.
3. Trong phần đầu văn bản, tác giả đã lý giải “nguồn gốc của văn chương”, tại sao trong đoạn văn trên, một lần nữa tác giả lại nhắc đến luận điểm này?
4. Em hiểu như thế nào về quan điểm văn chương còn sáng tạo ra sự sống của Hoài Thanh? Bằng những hiểu biết của mình về các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu giải thích và chứng minh ý kiến trên, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt (gạch chân, chú thích rõ tác dụng của câu đặc biệt đó).
5. Hãy cho biết tên của 2 tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCSlàm em hiểu rõ công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Lý giải vì sao em chọn 2 tác phẩm đó?
Nói tâm hồn là nói tới thế giới phong phú bên trong mỗi con người, là cơ sở để con người thực sự trở thành con người. Cái thế giới tinh thần ấy không có sẵn, không tự nhiên sinh ra. Nó cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, vun xới. Chính vì thế mà xã hội cần có những "kĩ sư tâm hồn".
"Kĩ sư" là những người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Công việc của họ có thẻ thiết kế, xây dựng các công trình, có thể là phát minh hay sửa chữa các loại máy móc, động cơ... xuất phát từ nghĩa gốc đó từ "kĩ sư" mà người ta gọi là "kĩ sư tâm hồn". Đó là một ẩn dụ đẹp về thiên chức và sứ mệnh của nhà văn : những nhà kĩ sư thiết kế, xây dựng tâm hồn của con người, bồi dưỡng, giáo dục con người theo lí tưởng của cái cao đẹp.
Tâm hồn của con người được tạo dựng từ nhiều nguồn tri thức, thông tin khác nhau: đạo đức, lịch sử, triết học, âm nhạc, hội họa...; từ nhiều phương tiện khác nhau: đài, báo, các phương tiện nghe nhìn.. Văn học không phải là độc quyền trong việc hình thành tâm hồn con người, nhưng trong lĩnh vực này, nó có những lợi thế đặc biệt. Văn học là "chiếc nôi" của mỗi con người. Từ thở ấu thơ, ta đã được bao bọc trong những câu ca dao mẹ ru, trong những truyện cổ tích huyền ảo. Những đạo lí làm người đã ngấm vào ta tự nhiên như khí trời, như cơm ăn, như nước uống. Trong tác phẩm văn học, con người được tái hiện một cách thẩm mĩ với tất cả tính tổng hợp, toàn vẹn và sống động trong các mối quan hệ của đời sống. Trong tác phẩm văn học, ta bắt gặp nhà văn không chỉ với những nhận thức về chân lí đời sống mà còn những rung động, khổ đau, ước mơ, khát vọng. Trong tác phẩm, ta bắt gặp nhân vật với những số phận, suy tư thầm kín... Tác phẩm văn học là không gian ở đó "tâm hồn ta gặp gỡ với những tâm hồn khác", nhờ thế làm phong phú thêm cho tâm hồn của chính mình.
Rõ ràng, bằng tư tưởng, tâm hồn đẹp của hình tượng nghệ thuật sinh động, nhà văn- qua tác phẩm văn học- đã góp phần định hướng giá trị cho người đọc. Trước tiên, văn học định hướng con người nhận biết và vươn tới cái chân, cái thiện, cái mĩ. Chỉ có tư tưởng coi trọng con người, thông cảm với nỗi đau khổ của con người. Nguyễn Du mới có sáng tạo nên một "Truyện Kiều" bất hủ. Đọc tán phẩm, ta kính trọng phẩm chất hiếu thảo, giàu lòng vị tha của nàng Kiều- người con gái đã hi sinh tuổi trẻ, tình yêu của mình để cứu cha và em. Truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao khiến con người ta cảm động trước cái nhân cách cao đẹp của "Lão Hạc" : rất mực nhân hậu, giàu lòng tự trọng và hết lòng thương yêu con trai mình. Bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh lại giúp ta hiểu biết những giá trị, những vẻ đẹp giản dị mà đầy chất thơ của làng quê, xứ sở... Quả thực, mỗi tác phẩm văn học dù vô danh, dù nhỏ bé đều giúp ta hoàn thiện nhân cách. Đọc một áng ca dao, ta biết yêu thương, kính trọng và biết ơn những người lap động : "Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần". Ta đã cảm nhận được ở câu ca dao sau vẻ đẹp lung linh của hình tượng, ta thấy được cái hay của một ngôn ngữ đầy nhạc tính và tìm thấy ở đó một cách tỏ tình độc đáo, tế nhị : "Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi". Mặt khác, qua tác phẩm văn học, nhà văn còn giúp người đọc nhận ra cái xấu, cái ác, lẽ bất công, điều giả dối. Đúng như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu nhận xét "Vì chưng hay gét cũng là hay thương". Yêu quý, trân trọng phẩm giá của nàng Kiều khiến ta thấy bất bình, căm giận xã hội với gương mặt của Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến đã đẩy người con gái có tài, có nhan sắc ấy vào số phận bi kịch. Chúng ta căm ghét tên "Lí Thông" lừa lọc qua truyện cổ tích "Thạch Sanh". Chúng ta ca rnh giắc trước những điều hiểm độc núp dưới vỏ bọc hiền lành qua câu tục ngữ "Miệng nam mô bụng bồ dao găm". "Bình ngô đại cáo" lại giúp ta căm thù sâu sắc tội ác của kẻ thù : "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ" Tóm lại sứ mệnh cao cả của nhà văn là xây dựng những tâm hồn cao đẹp, biết căm thù và biết yêu thương, hướng con người vươn tới những giá trị nhân bản. Khi nói "nhà văn là kĩ sư của tâm hồn" là muốn nói tới vai trò, vị trí của nhà văn trong xã hội, đồng thời cũng nhấn mạnh tới trách nhiệm của họ trước xã hội.
Bao giờ nhà văn cũng thông qua tác phẩm để gửi gắm, ước mong, những quan điểm của mình đến với độc giả. Ví dụ qua tác phẩm "Tắt Đèn", đặc biệt là qua hình tượng Chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã phát hiện và khẳng định nhân phẩm lành mạnh, đẹp đẽ của người phụ nữ lao động. Mặc dù sống trong cảnh nghèo đói tăm tối, tâm hồn họ vẫn trong sạch và ngát hương. Không dễ gì để có được một phát hiện như thế. Phải có tấm lòng yêu thương, trân trọng, biết cảm thông và trân trọng, thấu hiểu người lao động, nhà văn mới có thể nhận ra vẻ đẹp của người phụ nữ như chị Dậu. Kết tinh trong vẻ đẹp của hình tượng chị Dậu còn là vẻ đẹp của nhà văn, nhân cách của con người cầm bút chân chính.
Điều ấy nói lên rằn, muốn có tác phẩm lớn, nhà văn phải có một tâm hồn, một nhân cách lớn. Đó là điểm tựa để nhà văn đến với cuộc đời, phát hiện những bộn bề cuộc sống, những vẻ đẹo giá trị tâm hồn còn lẩn khuất.
"Nhà văn là kĩ sư của tâm hồn" là danh hiệu của bạn đọc dành cho các nhà văn chân chính với tất cả những kì vọng và trân trọng của mình. Chúng ta cảm ơn các nhà văn và mong muốn họ ngày càng có nhiều tác phẩm hay, góp phần làm giàu thêm cho dời sống tâm hồn tinh thần của xã hội.
Bn tham khảo bài này trên mạng đúng ko???
Mk có đọc rồi nhưng vì mới học lớp 7 nên ko dám đưa những bài lớp 8,9 như Lão Hạc hay Tắt đèn vào để phân tích trong bài
Cảm ơn bạn rất nhiều nhưng bạn có thể cho mk một số ý để viết được ko