Bạn nào giải giùm mình câu 3 trong chương trình "Tem bưu chính 2017" với!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:Cho đến nay Bưu Điện Việt Nam đã có 21 lần phát hành tem để kỷ niệm ngày Thương binh‐Liệt sĩ.
Câu 2:
Tem số 1. Nguyễn Viết Xuân: NGƯỜI CHÍNH TRỊ VIÊN ĐẠI ĐỘI VỚI KHẨU LỆNH "NHẰM THẲNG QUÂN THÙ, BẮN"
Ông sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên nay thuộc Vĩnh Phúc. Năm 7 tuổi ông phải đi ở đợ cho gia đình địa chủ trong vòng 10 năm. Tháng 11 năm 1952 ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong chiến tranh Đông Dương đơn vị ông chiến đấu với không quân của đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5 tháng 1 năm 1955 ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, đồng chí đã cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu, không ngại hy sinh, gian khổ, góp phần vào thắng lợi.
Năm 1964 bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc nước ta, trận đánh địch ngày18 tháng11 năm 1964. Mỹ đã huy động nhiều tốp máy bay đánh phá ác liệt vùng ChaLo thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình. Ngay đợt đầu, 3 chiếc máy bay F.100 bất ngờ lao vào trận địa của đại đội Nguyễn Viết Xuân. Loạt đạn đầu tiên của khẩu đội 3 đã đón đánh chiếc đi đầu trong tốp, bọn địch đổi hướng tấn công và tập trung oanh tạc vào Khẩu đội 3. Cả trận địa nổ súng giòn giã, đánh trả quyết liệt lũ cướp trời, một chiếc trong tốp bay của địch trúng đạn bốc cháy, nhưng một chiếc khác đã phóng một loạt tên lửa về phía khẩu đội 3. Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc tỏ rõ khí phách và hô lớn: "Nhằm thẳng quân thù, bắn!"
Giữa làn bom đạn địch, tiếng hô dõng dạc của anh vang trên trận địa đã trở thành khẩu hiệu khích lệ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến quyết thắng, đồng chí bị thương nặng, gãy nát đùi bên phải. Nhưng Nguyễn Viết Xuân vẫn thản nhiên bảo y tá cắt nốt phần thịt dính vào chân, bỏ chân đi cho đỡ vướng. Đồng chí nói: "Tôi không việc gì" và căn dặn y tá không được cho mọi người biết, vết thương quá nặng, máu ra nhiều, Nguyễn Viết Xuân đã hy sinh.
Với những thành tích xuất sắc đạt được trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đồng chí Nguyễn Viết Xuân được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 01 Huy chương Kháng chiến hạng Nhì, 6 bằng khen và giấy khen.
Ngày 1 tháng1 năm 1967, Nguyễn Viết Xuân được Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tem số 2. Nguyễn Văn Trỗi: (hay còn gọi là Tư Trỗi). Là con thứ ba trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp ước Geneve gia đình anh vào miền nam sinh sống. Lớn lên anh làm thợ điện tại nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964 anh được huấn luyện cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An).
- Ngày 2 tháng 5 năm 1964 anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho 1 đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964. Chúng tra tấn anh rất dã man và tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc nhưng anh không hề lay chuyển. Chúng hỏi anh muốn gì? Anh trả lời: "Tao muốn giết hết bọn Mỹ, tao muốn miền Nam được giải phóng."
- Chính quyền Việt Nam cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự và kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Michael Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý trao đổi tù binh nhưng sau khi Michael Smolen được thả thì Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.
Ngày 17/10/1964 Anh đã Nhà nước được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tem số 3. Võ Thị Sáu: Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu có cha tên là Võ Văn Hợi và mẹ là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương. Năm 14 tuổi chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng ở trên chiến khu.
Năm 1949, chị tham gia đội công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, tại trận chiến đất đỏ, chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Tòa án binh Pháp kết tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sự biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành hình, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đưa chị đi thủ tiêu. Lúc một tên giết người bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vỗ vào mặt lũ đao phủ: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!". Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn đang ở nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo.
Ngày 2 tháng 3 năm 1993, chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho chị.
Câu 3:
- Tem thứ 1:
+ Là con tem bưu chính
+ Bên dưới có ghi số 12
+ Tem phát hành bình thường
- Tem thứ 2:
+ Là con tem thương binh
+ Bên dưới có ghi chữ "Bưu chính"
+ Tem phát hành nhân ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ 27/7
Câu 4:
Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.
Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Hình ảnh anh Kim Đồng, một chiến sỹ giao liên cách mạng được giới thiệu trên tem Bưu chính Việt Nam thông qua bộ tem "Kỷ niệm 35 năm truyền thống ngành Bưu điện".
Câu 5:
Hoạt động giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, người già có công với cách mạng là một hoạt động giàu ý nghĩa thể hiện tình yêu thương con người và lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với những người đã hi sinh cho sự nghiệp hòa bình độc lập của dân tộc. Hàng năm, cứ sắp đến ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 là địa phương em lại tổ chức một đợt hoạt động thiết thực, thăm hỏi, động viên và giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ. Đợt hoạt động năm trước em đã may mắn và vinh dự được tham gia. Buổi hôm ấy đã để lại trong lòng em những ấn tượng sâu đậm.
Chưa đến sáu giờ sáng hôm đó, tiếng loa phóng thanh đã rộn vang khắp làng. Đó là tiếng loa thúc giục những người tình nguyện khẩn trương có mặt tại sân tập trung nhà văn hóa để bác trưởng thôn phổ biến kế hoạch làm việc. Đúng sáu giờ, em đã có mặt tại vị trí tập trung, quần áo gọn gàng, đội chiếc mũ xanh tình nguyện mà em mượn được của chị gái. Chiếc mũ xanh làm em trở lên nổi bật giữa rất nhiều những chiếc nón của các bà, các chị và những chiếc mũ cối của các bác các anh. Một vài người còn trêu: "Cô "sinh viên tình nguyện" hôm nay phải làm việc hăng hái nhất đấy nhé!". Em mỉm cười không nói gì nhưng tự nhủ với lòng mình: Tất nhiên là như thế rồi! Bài học về sự biết ơn những người đi trước em vẫn nhớ in. Với lại đó là những người em rất yêu quí và kính trọng. Việc phổ biến kế hoạch đã xong. Làng em có hai gia đình nằm trong diện gia đình chính sách. Đó là gia đình bà Năm và gia đình ông bà Hiền. Đó đều là những gia đình có con đi bộ đội bị hi sinh. Nhà bà Hiền thì ông còn là thương binh, một cánh tay của ông đã gửi lại chiến trường. Đội quân tình nguyện còn chia làm hai nhóm, em nằm trong nhóm đến giúp đỡ gia đình ông bà Hiền. Loáng một cái, mọi người đã dừng chân trước nhà ông bà. Tuy đã được báo trước nhưng có vẻ ông bà vẫn ngạc nhiên bởi đội quân hôm nay hết sức hùng hậu. Vừa nhìn thấy ông bà, mọi người đã tíu tít chào hỏi. Ông Hiền, với cánh tay còn lại trịnh trọng bê ra một ấm trà xanh thơm mát mời mọi người. Tất cả mọi người, không ai bảo ai đều đồng thanh bảo ông để đó rồi làm xong mọi người sẽ uống. Và thế là bắt tay vào công việc luôn. Người vào trong nhà, với chiếc chổi quét mạng nhện dài, người mang chổi quét nhà, người quét sân, người hòa vôi quét lại tường, những người còn lại thì túa ra vườn, rẫy cỏ, dựng lại bờ rào...Người nào cũng như bị cuốn vào, làm việc một cách say sưa. Em còn nhỏ tuổi nên được phân công quét dọn trong nhà và đánh rửa lại bát đũa, cốc chén cho sạch. Chờ cho Bác Tiến quét mạng nhện xong, em lấy chổi, nhẹ nhàng đưa, thấp và dứt khoát. Mẹ em bảo làm như thế thì mới không làm bụi tung lên, làm bẩn đồ đạc và bay vào mọi người. Đây là căn nhà tình nghĩa được Nhà nước phối hợp với địa phương em xây dựng cho ông bà cách đây năm năm. Đó là một căn nhà mái bằng, không rộng lắm, mọi thứ giản dị nhưng khá tươm tất. Nhờ được tu sửa thường xuyên và lại được ông bà hết sức nâng niu nên giờ nhìn nó vẫn còn mới. Quét nhà xong, em múc một thau nước lớn, bê vào đặt trước hè và mang những cốc chén trong nhà ra rửa. Trong số những chiếc cốc mới, có một số chiếc cốc xem chừng có từ lâu lắm rồi. Em không giám hỏi nhưng chỉ thầm đoán đó hẳn là những kỉ vật mà ông bà giữ lại hồi chiến tranh. Em nhẹ nhàng cọ rửa từng chiếc một cố gắng cho khỏi va chạm. Bê chén cốc vào nhà, em lấy một chiếc giẻ ướt cẩn thận lau chùi lại bàn ghế, giường tủ cho sạch sẽ. Công việc đơn giản nhưng hoàn thành rất nhanh. Trong nhà mọi thứ cũng đã tươm tất. Em chạy ra ngoài, lăng xăng giúp đỡ mọi người: lấy hộ người này ít nước, cầm cho người kia cái xô, lấy gầu hót những chỗ rác đã được vun đống và thêm một việc nữa là "giám sát" không để cho ông bà Hiền làm bất cứ một việc gì. Nhìn cặp mắt của ông bà, em biết hai người đang xúc động nhiều lắm, em cũng thấy lòng mình hạnh phúc và ấm áp lạ lùng.
Mọi người vẫn hối hả làm viêc. Công việc vừa xong thì ánh nắng mặt trời cũng đã gay gắt. Mọi người lục đục đi vào trong nhà uống nước, nói chuyện. Ấm nước được chuyển bị từ sáng được bưng ra, lại thêm một rổ quả reo béo múp míp. Em nhanh tay rót nước mời mọi người. Trời nắng nên ai cũng nhễ nhại mồ hôi nhưng vẫn cười nói vui vẻ. Em ngồi im nghe các bác, các anh chị nói chuyện, chỉ biết mỉm cười nhưng lòng cũng cảm thấy đầy hạnh phúc. Ngày hôm nay, cũng giống như mọi người, em đã làm được một việc đầy ý nghĩa.
Ngày hôm đó, khi ở nhà ông bà Hiền ra về em đã suy nghĩ rất nhiều về bài học biết ơn những người đi trước. Không chỉ là một buổi hôm ấy, em sẽ thường xuyên đến thăm hỏi giúp đỡ ông bà trong những ngày bình thường. Và em cũng sẽ học tập tốt sau này trở thành người có ích góp phần xây dựng quê hương đất nước cho xứng đáng với mồ hôi, xương máu của tầng lớp cha anh đi trước đã đổ xuống. Lại sắp đến một ngày 27/7 nữa. Ngày ấy năm nay em nhất định sẽ tham gia.
Câu 1: Tới nay, Bưu Điện Việt Nam đã có 21 lần phát hành tem để kỉ niệm ngày Thương binh – Liệt sĩ.
Câu 2:
1. Anh hùng Nguyễn Viết Xuân sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc). Năm 7 tuổi, ông phải đi ở đợ cho nhà địa chủ trong 10 năm. Tháng 11 năm 1952, ông gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam. Trong Chiến tranh Đông Dương, đơn vị ông chiến đấu với không quân đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5 tháng 1 năm 1955, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sáng ngày 18 tháng 11 năm 1964, trong trận chiến với Không quân Hoa Kỳ tại phía Tây tỉnh Quảng Bình, ông bị máy bay bắn trúng đùi phải, song ông yêu cầu phẫu thuật bỏ chân, tiếp tục được vào bờ công sự và chỉ huy chiến đấu, động viên cán binh bằng khẩu lệnh “Nhằm thẳng quân thù! Bắn!”. Trong đời binh nghiệp, ông từng làm trinh sát thuộc C3 Đoàn 99, kế đó là Tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi Chính trị viên phó đại đội pháo cao xạ. Khi tử trận, ông mang quân hàm Thiếu úy, Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư doàn 325, Quân khu 4. Hiên hài cốt của ông được an táng tại nghĩa trang xã Ngũ Kiên.
2. Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó anh còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp ước Genève, gia đình anh vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, anh làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An). Ngày 2 tháng 5 năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho một đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, mặc dù anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Michael Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn lập tức dừng việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý sẽ trao đổi tù binh, nhưng sau khi Michael Smolen được thả, Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.
3. Anh hùng Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Giống như các anh mình, chị đã tham gia các hoạt động bí mật ở địa phương. Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia các hoạt động cách mạng ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 tại trận chiến Đất Đỏ, chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định: “Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Tòa án binh Pháp kết án tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lí do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đưa chị đi thủ tiêu. Mộ của Võ Thị Sáu hiện đang còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân.
Khi hỏi người lớn tuổi, các em cần chú ý những điểm sau:
+ Chú ý cách xưng hô phù hợp, lịch sự
+ Thể hiện được sự lễ phép, văn minh.
+ Bộc lộ được mục đích lời hỏi
Em nên dùng cách hỏi: " Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
1. Bộ Tem "Kỷ niệm 15 năm ngày giải phóng Thủ đô" (MS 231 - Phát hành ngày 10/10/1969)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Phạm Ngọ, Thành Tô, Trịnh Quốc Thụ thiết kế, khuôn khổ 41x32(mm), in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Trong đó, hình ảnh mẫu tem thứ 2 thể hiện nội dung các em thiếu nhi đang vui chơi với mô hình xây dựng cột cờ tại Thủ đô.
Bộ tem đoạt giải tại cuộc thi vẽ mẫu tem do Bưu điện Việt Nam tổ chức
2. Bộ Tem "Thiếu niên, nhi đồng" (MS 236 - Phát hành ngày 08/3/1970)
Bộ tem gồm 08 mẫu do họa sỹ Trần Ngọc Uyển, Kim Điệp thiết kế, khuôn khổ 31x31(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Hung-ga-ri. Trong đó, thể hiện hình ảnh các em thiếu nhi với các hoạt động thường ngày: Trẻ em tại lớp mẫu giáo - Tại nhà trẻ - Thiếu nhi tăng gia trồng cây - Vừa chăn trâu vừa học - Thiếu nhi chăn nuôi - Thiếu nhi tập đàn - Thiếu nhi chơi tầu lượn - Thiếu nhi đi học.
3. Bộ Tem "Kỷ niệm 25 năm ngày Thương binh Liệt sỹ" (MS 279 - Phát hành ngày 27/7/1973)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Đỗ Việt Tuấn thiết kế, in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Trong đó, mẫu tem thứ 1 thể hiện nội dung các em thiếu nhi đến thăm chú thương binh nhân ngày Thương binh Liệt sỹ.
4. Bộ Tem "Vẽ bản đồ thống nhất" (MS 327 - Phát hành ngày 10/9/1977)
Bộ tem gồm 05 mẫu do họa sỹ Nguyễn Văn Chiến, Trịnh Quốc Thụ thiết kế, khuôn khổ 29x41(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Nhà in Tiến Bộ. Hình ảnh trên 05 mẫu tem cùng một mẫu thiết kế thể hiện hình ảnh thiếu nhi vẽ bản đồ Việt Nam thống nhất, các mẫu tem được in thay mầu đổi giá.
5. Bộ Tem "Tranh thiếu nhi Việt Nam" (MS 550 - Phát hành ngày 25/9/1988)
Bộ tem gồm 07 mẫu và 01 blốc do họa sỹ Đinh Lực thiết kế lại trên cở sở sử dụng các tác phẩm tranh vẽ củ các em thiếu nhi. Khuôn khổ 42x30(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Liên Xô. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh các bức vẽ: Mẫu 1: "Gia đình em" - tranh của Triệu Khắc Tiến. Mẫu 2: "Ngôi nhà của em" - tranh của Phương Ty. Mẫu 3: "Quê em" - tranh của Lâm Hoàng Thắng. Mẫu 4: "Thả diều" - tranh của Nguyễn Xuân Oanh. Mẫu 5: "Chăn trâu gảy đàn" - tranh của Quỳnh Mây. Mẫu 6: "Mưa" - tranh của Hồng Hạnh. Mẫu 7: "Chim bồ câu" - tranh của Tạ Phương Trà. Mẫu Blốc: "Bé ngủ" - tranh của Hồng Hạnh
6. Bộ Tem "Toàn xã hội chăm sóc trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi không nơi nương tựa" (MS 655 - Phát hành ngày 22/12/1993)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 32x43(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh chủ đề: Tất cả trẻ em là trẻ em của chúng ta và Dưới mái ấm tình thương.
7. Bộ Tem "Vì tương lai con em chúng ta" (MS 692 - Phát hành ngày 20/9/1994)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Nguyễn Thị Sâm và Vũ Kim Liên thiết kế, khuôn khổ 37x27(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh chủ đề: Giúp đỡ trẻ em và Dưới mái nhà chung. Trong đó mẫu tem đầu tiên "Giúp đỡ trẻ em" có in phụ thu 100đ dành cho "Quỹ bảo trợ trẻ em"
8. Bộ Tem "Đồ chơi tết Trung thu" (MS 894 - Phát hành ngày 16/8/2002)
Tết Trung Thu là một trong những lễ tết mang đậm nột đặc trưng văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ em. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của nhiều loại đồ chơi ngoại nhập đang dần làm mất đi những nột văn hóa cổ xưa của Tết Trung Thu. Để góp phần gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc, Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Đồ chơi Tết Trung Thu Việt Nam", gồm 04 mẫu, giá mặt 800đ; 800đ; 2.000đ; 7.000đ.
Bộ tem do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 37x37(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Bộ tem thể hiện hình ảnh về 04 loại đèn Trung thu phổ biến của trẻ em Việt Nam tiêu biểu cho cả ban miền đất nước: Đèn ông sao - Đèn ông sư - Đèn con thỏ ôm trăng - Đèn xếp.
1. Bộ Tem "Kỷ niệm 15 năm ngày giải phóng Thủ đô" (MS 231 - Phát hành ngày 10/10/1969)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Phạm Ngọ, Thành Tô, Trịnh Quốc Thụ thiết kế, khuôn khổ 41x32(mm), in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Trong đó, hình ảnh mẫu tem thứ 2 thể hiện nội dung các em thiếu nhi đang vui chơi với mô hình xây dựng cột cờ tại Thủ đô.
Bộ tem đoạt giải tại cuộc thi vẽ mẫu tem do Bưu điện Việt Nam tổ chức
2. Bộ Tem "Thiếu niên, nhi đồng" (MS 236 - Phát hành ngày 08/3/1970)
Bộ tem gồm 08 mẫu do họa sỹ Trần Ngọc Uyển, Kim Điệp thiết kế, khuôn khổ 31x31(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Hung-ga-ri. Trong đó, thể hiện hình ảnh các em thiếu nhi với các hoạt động thường ngày: Trẻ em tại lớp mẫu giáo - Tại nhà trẻ - Thiếu nhi tăng gia trồng cây - Vừa chăn trâu vừa học - Thiếu nhi chăn nuôi - Thiếu nhi tập đàn - Thiếu nhi chơi tầu lượn - Thiếu nhi đi học.
3. Bộ Tem "Kỷ niệm 25 năm ngày Thương binh Liệt sỹ" (MS 279 - Phát hành ngày 27/7/1973)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Đỗ Việt Tuấn thiết kế, in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Trong đó, mẫu tem thứ 1 thể hiện nội dung các em thiếu nhi đến thăm chú thương binh nhân ngày Thương binh Liệt sỹ.
4. Bộ Tem "Vẽ bản đồ thống nhất" (MS 327 - Phát hành ngày 10/9/1977)
Bộ tem gồm 05 mẫu do họa sỹ Nguyễn Văn Chiến, Trịnh Quốc Thụ thiết kế, khuôn khổ 29x41(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Nhà in Tiến Bộ. Hình ảnh trên 05 mẫu tem cùng một mẫu thiết kế thể hiện hình ảnh thiếu nhi vẽ bản đồ Việt Nam thống nhất, các mẫu tem được in thay mầu đổi giá.
5. Bộ Tem "Tranh thiếu nhi Việt Nam" (MS 550 - Phát hành ngày 25/9/1988)
Bộ tem gồm 07 mẫu và 01 blốc do họa sỹ Đinh Lực thiết kế lại trên cở sở sử dụng các tác phẩm tranh vẽ củ các em thiếu nhi. Khuôn khổ 42x30(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Liên Xô. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh các bức vẽ: Mẫu 1: "Gia đình em" - tranh của Triệu Khắc Tiến. Mẫu 2: "Ngôi nhà của em" - tranh của Phương Ty. Mẫu 3: "Quê em" - tranh của Lâm Hoàng Thắng. Mẫu 4: "Thả diều" - tranh của Nguyễn Xuân Oanh. Mẫu 5: "Chăn trâu gảy đàn" - tranh của Quỳnh Mây. Mẫu 6: "Mưa" - tranh của Hồng Hạnh. Mẫu 7: "Chim bồ câu" - tranh của Tạ Phương Trà. Mẫu Blốc: "Bé ngủ" - tranh của Hồng Hạnh
6. Bộ Tem "Toàn xã hội chăm sóc trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi không nơi nương tựa" (MS 655 - Phát hành ngày 22/12/1993)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 32x43(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh chủ đề: Tất cả trẻ em là trẻ em của chúng ta và Dưới mái ấm tình thương.
7. Bộ Tem "Vì tương lai con em chúng ta" (MS 692 - Phát hành ngày 20/9/1994)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Nguyễn Thị Sâm và Vũ Kim Liên thiết kế, khuôn khổ 37x27(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh chủ đề: Giúp đỡ trẻ em và Dưới mái nhà chung. Trong đó mẫu tem đầu tiên "Giúp đỡ trẻ em" có in phụ thu 100đ dành cho "Quỹ bảo trợ trẻ em"
8. Bộ Tem "Đồ chơi tết Trung thu" (MS 894 - Phát hành ngày 16/8/2002)
Tết Trung Thu là một trong những lễ tết mang đậm nột đặc trưng văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ em. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của nhiều loại đồ chơi ngoại nhập đang dần làm mất đi những nột văn hóa cổ xưa của Tết Trung Thu. Để góp phần gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc, Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Đồ chơi Tết Trung Thu Việt Nam", gồm 04 mẫu, giá mặt 800đ; 800đ; 2.000đ; 7.000đ.
Bộ tem do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 37x37(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Bộ tem thể hiện hình ảnh về 04 loại đèn Trung thu phổ biến của trẻ em Việt Nam tiêu biểu cho cả ban miền đất nước: Đèn ông sao - Đèn ông sư - Đèn con thỏ ôm trăng - Đèn xếp.
1. Bộ Tem "Kỷ niệm 15 năm ngày giải phóng Thủ đô" (MS 231 - Phát hành ngày 10/10/1969)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Phạm Ngọ, Thành Tô, Trịnh Quốc Thụ thiết kế, khuôn khổ 41x32(mm), in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Trong đó, hình ảnh mẫu tem thứ 2 thể hiện nội dung các em thiếu nhi đang vui chơi với mô hình xây dựng cột cờ tại Thủ đô.
Bộ tem đoạt giải tại cuộc thi vẽ mẫu tem do Bưu điện Việt Nam tổ chức
2. Bộ Tem "Thiếu niên, nhi đồng" (MS 236 - Phát hành ngày 08/3/1970)
Bộ tem gồm 08 mẫu do họa sỹ Trần Ngọc Uyển, Kim Điệp thiết kế, khuôn khổ 31x31(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Hung-ga-ri. Trong đó, thể hiện hình ảnh các em thiếu nhi với các hoạt động thường ngày: Trẻ em tại lớp mẫu giáo - Tại nhà trẻ - Thiếu nhi tăng gia trồng cây - Vừa chăn trâu vừa học - Thiếu nhi chăn nuôi - Thiếu nhi tập đàn - Thiếu nhi chơi tầu lượn - Thiếu nhi đi học.
3. Bộ Tem "Kỷ niệm 25 năm ngày Thương binh Liệt sỹ" (MS 279 - Phát hành ngày 27/7/1973)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Đỗ Việt Tuấn thiết kế, in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Trong đó, mẫu tem thứ 1 thể hiện nội dung các em thiếu nhi đến thăm chú thương binh nhân ngày Thương binh Liệt sỹ.
4. Bộ Tem "Vẽ bản đồ thống nhất" (MS 327 - Phát hành ngày 10/9/1977)
Bộ tem gồm 05 mẫu do họa sỹ Nguyễn Văn Chiến, Trịnh Quốc Thụ thiết kế, khuôn khổ 29x41(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Nhà in Tiến Bộ. Hình ảnh trên 05 mẫu tem cùng một mẫu thiết kế thể hiện hình ảnh thiếu nhi vẽ bản đồ Việt Nam thống nhất, các mẫu tem được in thay mầu đổi giá.
5. Bộ Tem "Tranh thiếu nhi Việt Nam" (MS 550 - Phát hành ngày 25/9/1988)
Bộ tem gồm 07 mẫu và 01 blốc do họa sỹ Đinh Lực thiết kế lại trên cở sở sử dụng các tác phẩm tranh vẽ củ các em thiếu nhi. Khuôn khổ 42x30(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Liên Xô. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh các bức vẽ: Mẫu 1: "Gia đình em" - tranh của Triệu Khắc Tiến. Mẫu 2: "Ngôi nhà của em" - tranh của Phương Ty. Mẫu 3: "Quê em" - tranh của Lâm Hoàng Thắng. Mẫu 4: "Thả diều" - tranh của Nguyễn Xuân Oanh. Mẫu 5: "Chăn trâu gảy đàn" - tranh của Quỳnh Mây. Mẫu 6: "Mưa" - tranh của Hồng Hạnh. Mẫu 7: "Chim bồ câu" - tranh của Tạ Phương Trà. Mẫu Blốc: "Bé ngủ" - tranh của Hồng Hạnh
6. Bộ Tem "Toàn xã hội chăm sóc trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi không nơi nương tựa" (MS 655 - Phát hành ngày 22/12/1993)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 32x43(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh chủ đề: Tất cả trẻ em là trẻ em của chúng ta và Dưới mái ấm tình thương.
7. Bộ Tem "Vì tương lai con em chúng ta" (MS 692 - Phát hành ngày 20/9/1994)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Nguyễn Thị Sâm và Vũ Kim Liên thiết kế, khuôn khổ 37x27(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh chủ đề: Giúp đỡ trẻ em và Dưới mái nhà chung. Trong đó mẫu tem đầu tiên "Giúp đỡ trẻ em" có in phụ thu 100đ dành cho "Quỹ bảo trợ trẻ em"
8. Bộ Tem "Đồ chơi tết Trung thu" (MS 894 - Phát hành ngày 16/8/2002)
Tết Trung Thu là một trong những lễ tết mang đậm nột đặc trưng văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ em. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của nhiều loại đồ chơi ngoại nhập đang dần làm mất đi những nột văn hóa cổ xưa của Tết Trung Thu. Để góp phần gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc, Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Đồ chơi Tết Trung Thu Việt Nam", gồm 04 mẫu, giá mặt 800đ; 800đ; 2.000đ; 7.000đ.
Bộ tem do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 37x37(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Bộ tem thể hiện hình ảnh về 04 loại đèn Trung thu phổ biến của trẻ em Việt Nam tiêu biểu cho cả ban miền đất nước: Đèn ông sao - Đèn ông sư - Đèn con thỏ ôm trăng - Đèn xếp.
1. Bộ Tem "Kỷ niệm 15 năm ngày giải phóng Thủ đô" (MS 231 - Phát hành ngày 10/10/1969)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Phạm Ngọ, Thành Tô, Trịnh Quốc Thụ thiết kế, khuôn khổ 41x32(mm), in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Trong đó, hình ảnh mẫu tem thứ 2 thể hiện nội dung các em thiếu nhi đang vui chơi với mô hình xây dựng cột cờ tại Thủ đô.
Bộ tem đoạt giải tại cuộc thi vẽ mẫu tem do Bưu điện Việt Nam tổ chức
2. Bộ Tem "Thiếu niên, nhi đồng" (MS 236 - Phát hành ngày 08/3/1970)
Bộ tem gồm 08 mẫu do họa sỹ Trần Ngọc Uyển, Kim Điệp thiết kế, khuôn khổ 31x31(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Hung-ga-ri. Trong đó, thể hiện hình ảnh các em thiếu nhi với các hoạt động thường ngày: Trẻ em tại lớp mẫu giáo - Tại nhà trẻ - Thiếu nhi tăng gia trồng cây - Vừa chăn trâu vừa học - Thiếu nhi chăn nuôi - Thiếu nhi tập đàn - Thiếu nhi chơi tầu lượn - Thiếu nhi đi học.
3. Bộ Tem "Kỷ niệm 25 năm ngày Thương binh Liệt sỹ" (MS 279 - Phát hành ngày 27/7/1973)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Đỗ Việt Tuấn thiết kế, in ốp-xét nhiều màu tại nhà in Tiến Bộ. Trong đó, mẫu tem thứ 1 thể hiện nội dung các em thiếu nhi đến thăm chú thương binh nhân ngày Thương binh Liệt sỹ.
4. Bộ Tem "Vẽ bản đồ thống nhất" (MS 327 - Phát hành ngày 10/9/1977)
Bộ tem gồm 05 mẫu do họa sỹ Nguyễn Văn Chiến, Trịnh Quốc Thụ thiết kế, khuôn khổ 29x41(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Nhà in Tiến Bộ. Hình ảnh trên 05 mẫu tem cùng một mẫu thiết kế thể hiện hình ảnh thiếu nhi vẽ bản đồ Việt Nam thống nhất, các mẫu tem được in thay mầu đổi giá.
5. Bộ Tem "Tranh thiếu nhi Việt Nam" (MS 550 - Phát hành ngày 25/9/1988)
Bộ tem gồm 07 mẫu và 01 blốc do họa sỹ Đinh Lực thiết kế lại trên cở sở sử dụng các tác phẩm tranh vẽ củ các em thiếu nhi. Khuôn khổ 42x30(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Liên Xô. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh các bức vẽ: Mẫu 1: "Gia đình em" - tranh của Triệu Khắc Tiến. Mẫu 2: "Ngôi nhà của em" - tranh của Phương Ty. Mẫu 3: "Quê em" - tranh của Lâm Hoàng Thắng. Mẫu 4: "Thả diều" - tranh của Nguyễn Xuân Oanh. Mẫu 5: "Chăn trâu gảy đàn" - tranh của Quỳnh Mây. Mẫu 6: "Mưa" - tranh của Hồng Hạnh. Mẫu 7: "Chim bồ câu" - tranh của Tạ Phương Trà. Mẫu Blốc: "Bé ngủ" - tranh của Hồng Hạnh
6. Bộ Tem "Toàn xã hội chăm sóc trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi không nơi nương tựa" (MS 655 - Phát hành ngày 22/12/1993)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 32x43(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh chủ đề: Tất cả trẻ em là trẻ em của chúng ta và Dưới mái ấm tình thương.
7. Bộ Tem "Vì tương lai con em chúng ta" (MS 692 - Phát hành ngày 20/9/1994)
Bộ tem gồm 02 mẫu do họa sỹ Nguyễn Thị Sâm và Vũ Kim Liên thiết kế, khuôn khổ 37x27(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh chủ đề: Giúp đỡ trẻ em và Dưới mái nhà chung. Trong đó mẫu tem đầu tiên "Giúp đỡ trẻ em" có in phụ thu 100đ dành cho "Quỹ bảo trợ trẻ em"
8. Bộ Tem "Đồ chơi tết Trung thu" (MS 894 - Phát hành ngày 16/8/2002)
Tết Trung Thu là một trong những lễ tết mang đậm nột đặc trưng văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ em. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của nhiều loại đồ chơi ngoại nhập đang dần làm mất đi những nột văn hóa cổ xưa của Tết Trung Thu. Để góp phần gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc, Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Đồ chơi Tết Trung Thu Việt Nam", gồm 04 mẫu, giá mặt 800đ; 800đ; 2.000đ; 7.000đ.
Bộ tem do họa sỹ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, khuôn khổ 37x37(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In tem Bưu điện. Bộ tem thể hiện hình ảnh về 04 loại đèn Trung thu phổ biến của trẻ em Việt Nam tiêu biểu cho cả ban miền đất nước: Đèn ông sao - Đèn ông sư - Đèn con thỏ ôm trăng - Đèn xếp.
Sau gần 10 năm dựng cờ khởi nghĩa kháng chiến chống quân Minh xâm lược (giữa năm 1427), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi, tuy Nghĩa quân Lam Sơn đã kiên trì, anh dũng chiến đấu, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, dựng lại nền thái bình cho dân tộc.
Tượng đài chiến thắng Chi Lăng |
Do vậy, Nghĩa quân quyết định vây các thành (trong đó có Thành Đông Quan) và diệt viện binh địch. Trước tình thế quân đồn trú trong các thành có thể bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhà Minh vội điều quân tăng viện, ứng cứu, do Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường Vân Nam và Quảng Tây. Qua phân tích, đánh giá kỹ tình hình, Bộ Thống soái quyết định chọn đạo quân Quảng Tây do Liễu Thăng chỉ huy làm đối tượng tác chiến chủ yếu. Bởi lẽ, đạo quân này tuy có nhiều ưu thế, mạnh hơn, nhưng nếu bị tiêu diệt thì đạo quân Vân Nam dù không bị đánh cũng tự phải rút chạy. Nhiệm vụ đặt ra cho Nghĩa quân lúc này là phải tiếp tục vây hãm các thành, không cho địch hợp quân với viện binh; đồng thời, nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt (dựng rào, đắp luỹ); chọn những địa bàn hiểm yếu, “thuận” đối với ta, nhưng lại “nghịch” đối với địch để bố trí lực lượng mai phục; thực hiện nhiều mưu, kế, lừa, dụ địch vào thế trận đã bày sẵn để tiêu diệt. Với sự phân tích, đánh giá và nghệ thuật dùng binh tài tình, độc đáo của Lãnh tụ Nghĩa quân, chúng ta đã làm nên một trận Chi Lăng - Xương Giang lịch sử, thất kinh, bạt vía quân thù.
Dụ địch đến, khéo léo dẫn chúng vào trận địa mai phục để tiêu diệt. Nghĩa quân Lam Sơn quyết định chọn Chi Lăng làm nơi bày thế trận; bởi Chi Lăng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc mai phục, giấu quân, đánh gần, đánh từ trên xuống… Nơi đây đã từng là mồ chôn quân cướp nước ở nhiều thế kỷ trước. Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi quyết định bố trí 1 vạn quân của các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lĩnh, Đinh Liệt, Lê Thụ mai phục ở Chi Lăng, còn quân trấn giữ Ải Pha Luỹ do tướng Trần Lựu chỉ huy có nhiệm vụ vừa đánh vừa lui từng bước (từ Pha Luỹ về Ải Lưu rồi về Chi Lăng) để dụ, dẫn địch vào thung lũng Chi Lăng.
Thế trận đã bày sẵn, nhưng điểm mấu chốt là phải dụ địch như thế nào để chúng tiến thẳng vào Chi Lăng1? Do đại phá viện binh địch được Nghĩa quân xác định là nhiệm vụ tối quan trọng, nên Lãnh tụ Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã có mặt tại trận địa để trực tiếp chỉ huy. Với nghệ thuật khích tướng khéo léo, Nghĩa quân đã đánh trúng tâm địa kiêu ngạo, coi thường đối phương của Liễu Thăng, làm cho hắn “hăm hở” dẫn cả 1 vạn quân tiên phong thẳng tiến vào Chi Lăng. Bộ Thống soái Lam Sơn đã trực tiếp chỉ đạo quân trấn giữ Ải Pha Luỹ vừa chiến đấu ngăn chặn, làm giảm tốc độ, sức mạnh tiến quân của địch, vừa lui dần, dụ địch về Chi Lăng, nhưng tuyệt đối không để địch phát hiện ra mưu kế của ta. Bằng nghệ thuật dùng binh và thực hiện các biện pháp đánh địch tài tình, Nghĩa quân đã khôn khéo để quân tiên phong của Liễu Thăng dễ dàng đẩy lui và vượt qua các cửa ải. Liễu Thăng đã lầm tưởng là quân của tướng Trần Lựu chặn đánh “quyết liệt” từ Pha Lũy, Ải Lưu, thậm chí ngay tại cửa Ải Chi Lăng, Trần Lựu vẫn còn giao chiến mà vẫn “không chặn được bước tiến của chúng”. Những tình huống trên làm cho Liễu Thăng chủ quan, mất cảnh giác. Cùng với nghệ thuật đánh vào tâm lý, nghệ thuật vừa đánh vừa lui của Nghĩa quân đã làm cho Liễu Thăng cùng toàn bộ quân tiên phong của chúng bị dụ vào Chi Lăng và bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ghìm chân, căng địch ra mà đánh. Chiến thắng Chi Lăng đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, trong đó có cả chủ tướng Liễu Thăng. Đây là một đòn sấm sét bất ngờ đánh vào đội quân xâm lược, làm đảo lộn hệ thống chỉ huy, xáo trộn mọi kế hoạch tác chiến của chúng và gây ra tình trạng rối loạn, hoang mang cao độ trong hàng ngũ binh lính của địch. Nhiệm vụ tác chiến ở Chi Lăng đã hoàn thành, các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt và Trần Lựu… được lệnh rút quân ra khỏi Chi Lăng, tiếp tục bám sát, khoá đuôi, chờ thời cơ tiến công tiêu diệt địch. Tuy nhiên, địch vẫn còn khoảng 9 vạn quân và chúng vẫn đủ sức vượt qua Chi Lăng để tiến về Đông Quan, nên Nghĩa quân quyết định ghìm chân địch trên đường hành quân, nhằm tiêu hao, tiêu diệt, giảm tốc độ tiến công của chúng. Trên đường tiến quân, có đoạn quân địch nối tiếp nhau trải dài tới chục ki-lô-mét; hành quân trong tình trạng rối loạn, không có đội hình, chỉ huy thiếu chặt chẽ… Trước tình hình đó, quân của các địa phương (thổ binh, hương binh) được lệnh bí mật, bất ngờ, lúc ẩn, lúc hiện cả ngày lẫn đêm “băm vằm” địch suốt dọc đường, buộc chúng phải thận trọng đề phòng và tìm cách đối phó. Quân của Triều đình theo lệnh của Bộ Thống soái luôn bám sát địch, khi thì tập trung, lúc thì phân tán thành tốp nhỏ, đánh mạnh vào hai bên sườn, phía sau và cả phía trước, làm cho địch luôn phải căng kéo đội hình chống đỡ. Khi sức mạnh bị suy giảm đáng kể, không thể tiếp tục hành quân, địch quyết định dừng chân nghỉ tại Cần Trạm. Nhưng vừa đến nơi, chúng đã bị quân của các tướng Lê Lý, Lê Văn An (khoảng 3 vạn quân) ở các vị trí mai phục tiến ra bao vây. Địch hoàn toàn bị bất ngờ, giữa vòng vây không kịp điều chỉnh đội hình đối phó, bị ta đánh thiệt hại nặng; chủ tướng Lương Minh cũng bị giết tại trận. Sau khi chủ tướng chết, tham tướng của địch là Thôi Tụ lên nắm quyền, dốc sức mở đường máu thoát vây để chạy xuống cánh đồng Xương Giang, với hy vọng có thể được quân trong Thành Xương Giang ra chi viện, ứng cứu. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt, linh hoạt của Bộ Thống soái, các đạo quân đã “mở đường” cho chúng chạy về Xương Giang. Ngày 18-10-1427, đạo kỳ binh do tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy bất ngờ tiến ra đánh vào bên sườn, chia cắt đội hình đang chạy về Phố Cát của địch. Đội quân lương của địch đi sau cũng bị quân của Trần Nguyên Hãn và các đạo quân của Lê Lý, Lê Sát bao vây cô lập, thu hết lương thảo, khí giới. Được tin đội quân lương bị ta tiêu diệt, tướng tham mưu của địch là Lý Khánh đã vô cùng tuyệt vọng, thắt cổ tự tử.
Gói địch lại mà diệt. Tướng địch Thôi Tụ, Hoàng Phúc kéo được tàn quân đến Xương Giang, mới hay Thành đã bị quân ta chiếm. Xương Giang trở thành “khu vực chốt”, chặn đường tiến quân, chia cắt hoàn toàn đạo quân viện binh với địch trong Thành Đông Quan. Địch rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, tiến thì bị quân thủy, quân bộ của Nghĩa quân trên sông Thương và Thành Xương Giang chặn đánh và địch cũng chưa có phương hướng tiến thế nào? Còn lui cũng không xong, vì các đạo quân của tướng Lê Lý, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú vẫn bám sát phía sau. Trong tình trạng rệu rã về tổ chức vì hai lần mất chủ tướng, tổn thất quân số đã đến một phần ba, kiệt quệ về thể lực, bại hoại về tinh thần, địch lâm ngay vào thế phải “phơi mình” trên cánh đồng Xương Giang trống trải.
Về phía ta, Bộ Thống soái đã chủ động triển khai sẵn thế trận bao vây, cô lập chúng ở Xương Giang để tiêu diệt. Nhưng khi địch đã nằm gọn trong vòng vây, Nghĩa quân không vội tiến công ngay mà chủ trương vây hãm, nhằm một mặt tiếp tục để chúng khốn đốn, kiệt sức hơn nữa; mặt khác, dành thời gian để giải quyết các vấn đề cấp bách hơn. Đó là, kịp thời thực hiện kế hoạch tiêu diệt đạo quân Mộc Thạnh, không cho chúng tiến sâu vào đất nước ta ứng cứu, giải toả bọn đang bị vây khốn trên chiến trường. Mặc dù bị bao vây, khốn đốn nhưng địch vẫn ngoan cố, án binh, bất động, chờ quân cứu viện từ Đông Quan, Bình Than, Vân Nam tới. Tình hình đó đòi hỏi Nghĩa quân phải có hành động kiên quyết. Ngày 03-11-1427 (tức 15-10 năm Đinh Mùi), các đạo quân của ta ở mặt trận Xương Giang được lệnh tiến công tiêu diệt địch. Trận đánh lịch sử Chi Lăng - Xương Giang kết thúc khi “Đô đốc Thôi Tụ quỳ gối chịu tội/ Thượng thư Hoàng Phúc trói tay nộp mình” (Bình Ngô đại cáo).
Tích cực “đánh vào lòng người”, làm lung lay ý chí quân xâm lược, tăng thêm sức mạnh cho các lực lượng tiến công. Đây là nghệ thuật kết hợp tài tình, khéo léo giữa chính trị với quân sự của Nghĩa quân, nhằm mục đích giành thắng lợi với tổn thất ít nhất không chỉ cho ta mà cho cả địch. Khi biết Liễu Thăng chỉ huy một đạo quân tiến vào nước ta, để kích động tính kiêu ngạo, khinh thường kẻ khác của Liễu Thăng, Nguyễn Trãi đã khéo léo dụ Liễu Thăng bằng những lời lẽ của người chắc thắng (nên lui quân, nếu không sẽ bị đánh, hối không kịp), làm cho Liễu Thăng càng hung hăng, mất cảnh giác. Vốn là tên tướng kiêu ngạo, khi nhận được thư của Nguyễn Trãi, Liễu Thăng đã không thèm quan tâm, cứ dẫn quân tiến vào Chi Lăng. Đối với đạo quân của Mộc Thạnh, Nghĩa quân Lam Sơn sử dụng nghệ thuật “khuếch trương chiến quả” bằng tin thắng lợi của các trận Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát (mang bằng sắc, ấn tín của Liễu Thăng) và bức thư của Lê Lợi đến báo tin cho Mộc Thạnh biết rằng đạo quân Quảng Tây đã bị thiệt hại nặng, đang sắp bị tận diệt. Mộc Thạnh nhận được thư, trông thấy ấn tín, bằng sắc của Liễu Thăng và nghe tin Lương Minh, Lý Khánh tử trận, vô cùng kinh hãi “sợ mà vỡ mật” (Bình Ngô đại cáo). Hắn vội vàng ra lệnh rút quân về nước ngay trong đêm và một mình một ngựa tẩu thoát về Vân Nam. Trận này, Nghĩa quân toàn thắng “mà không tốn một mũi tên” (Bình Ngô đại cáo). Trong lúc quân địch bị bao vây khốn đốn, Nguyễn Trãi lại gửi cho địch một bức thư như một tối hậu thư, nói rõ là mở đường về cho chúng, trong ba ngày phải lên đường... đã làm lung lay ý chí quân xâm lược, tạo điều kiện cho trận Xương Giang toàn thắng.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã có những trận đánh xuất sắc, tiêu biểu, kết thúc thắng lợi nhiều cuộc chiến tranh, mà trận Chi Lăng - Xương Giang là một trong số đó. Nghệ thuật đánh địch đặc sắc, độc đáo của ông cha ta trong trận Chi Lăng - Xương Giang xưa kia để lại nhiều bài học quý báu vẫn còn nguyên giá trị; ngày nay cần tiếp tục nghiên cứu để phát huy trong điều kiện mới./.