Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý nước ta? Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2. Ý nghĩa của vị trí địa lí :
a) Đối với tự nhiên :
- Quy định đặc điểm cơ bản thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới, gió mùa.
+ Nền nhiệt cao
+ Lượng mưa lớn.
+ Gió mùa Châu Á hoạt động mạnh nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.
+ Biển Đông có tác động sâu sắc đến thiên nhiên nước ta. Vì thế thảm thực vật 4 mùa xanh tốt, khác hẳn thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi.
- Tạo ra sự đa dạng , phong phú về tài nguyên thiên nhiên.
+ Khoáng sản đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng.
+ Tài nguyên sinh vật phong phú
- Tạo ra sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, giữa ven biển và hải đảo. Hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
- Hạn chế :
+ Nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...) nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
b) Đối với kinh tế, văn hóa và quốc phòng.
- Về kinh tế :
+ Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hảo và hàng không quốc tế với cảng biển và sân bay quốc tế.
+ Nơi giao nhau gặp gỡ của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường hàng hải, hàng không tạo điều kiện cho nước ta giao lưu với các nước trên thế giới.
+ Là cửa ngõ biển thuận tiện của một số quốc gia láng giêngf
+ Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, học tập kinh nghiệm quản lí...
- Văn hóa - xã hội :
+ Việt Nam và các quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa - xã hội với mối quan hệ lâu đời tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á
- Về quốc phòng :
+ Có vị trí đặc biệt quan trọng ở Đông Nam A, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chínhh trị trên thế giới.
+ Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, bảo vệ đất nước.
TK
- Giới hạn lãnh thổ: Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc đến dãy Bạch Mã ở phía Nam.
+ Phía Bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.
+ Phía Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Tây giáp Lào.
+ Phía Đông giáp biển Đông.
- Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng:
+ Cầu nối hai đầu Bắc - Nam của đất nước.
+ Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ - vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi giao lưu, trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật,…
+ Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có.
+ Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.
Vị trí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta, tiếp giáp với:
Phía Bắc giáp Trung QuốcPhía Nam giáp vùng Bắc Trung BộPhía Tây giáp LàoPhía Đông giáp Vịnh Bắc BộLãnh thổ:
Diện tích: 100.965 km2 chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ cả nước.Đường biên giới dài giáp Nam Trung Quốc và Thượng Lào.Đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng YênÝ nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:
Có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.Có điều kiện giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế trong nước cũng như với Lào, Trung Quốc....Phát triển kinh tế cả đất liền và kinh tế biển.Tham khảo
- Yêu cầu số 1: Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
+ Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm trên Thái Bình Dương, ở phía đông của châu Á, có diện tích đất khoảng 378000 km2.
+ Lãnh thổ kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 45°B và từ khoảng kinh độ 123°Đ đến kinh độ 154°Đ.
+ Quần đảo Nhật Bản có hình vòng cung dài khoảng 3800 km, gồm 4 đảo lớn là: Hốc-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ khác.
+ Lãnh thổ Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế rộng, đường bờ biển dài khoảng 29000 km.
+ Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
- Yêu cầu số 2: Ảnh hưởng
+ Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên Nhật Bản phân hóa khá đa dạng.
+ Vị trí giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, giao thương với các nước bằng đường biển. Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạnh nên Nhật Bản có nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi xây dựng các cảng biển. Tuy nhiên, do lãnh thổ là các đảo nên việc đi lại giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
+ Ngoài ra, lãnh thổ Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuất hiện các hiện tượng núi lửa, động đất và sóng thần, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế,....
Tham khảo
*Đặc điểm nổi bật
- Phạm vi lãnh thổ:
+ Hoa Kỳ là quốc gia có diện tích đất rộng lớn, với khoảng 9,5 triệu km2.
- Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm 50 bang, trong đó: 48 bang nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mỹ, bang A-la-xca nằm ở tây bắc của lục địa và bang Ha-oai nằm giữa Thái Bình Dương.
- Vị trí địa lí:
+ Hoa Kỳ nằm gần như ở bán cầu Tây, phần lãnh thổ trung tâm lục địa Bắc Mỹ kéo dài từ khoảng vĩ độ 49°23′B đến vĩ độ 24°32′B và từ khoảng kinh độ 67°T đến kinh độ 124º44’T.
+ Phía bắc Hoa Kỳ giáp Ca-na-đa và phía nam giáp Mê-hi-cô; phía đông và phía tây là hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Bang A-la-xca giáp với Ca-na-đa ở phía đông, Bắc Băng Dương ở phía bắc.
*Ảnh hưởng
- Do có lãnh thổ rộng lớn nên thiên nhiên Hoa Kỳ đa dạng, có sự phân hóa sâu sắc theo chiều bắc - nam và đông - tây.
- Vị trí địa lí giúp cho Hoa Kỳ có nhiều điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển, giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới.
- Với vị trí tiếp giáp Đại Tây Dương và Thái Bình Dương giúp cho Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng bởi 2 cuộc chiến tranh thế giới.
- Tuy nhiên, do tiếp giáp với các đại dương nên Hoa Kỳ thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão.
TK:
Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. ... Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.
*Đặc điểm nổi bật:
- Tây Nam Á là khu vực nằm ở tây nam châu Á, có diện tích rộng khoảng 7 triệu km2, Với các quốc gia và vùng lãnh thổ có diện tích khác nhau.
- Phần lãnh thổ trên đất liền của Tây Nam Á kéo dài từ khoảng vĩ độ 12°B đến vĩ độ 42°B, từ khoảng kinh độ 27°Đ đến kinh độ 73°Đ.
- Tây Nam Á nằm trên ngã ba tuyến giao thông giữa châu Á, châu Âu và châu Phi:
+ Phía bắc và tây bắc tiếp giáp với châu Âu;
+ Phía tây giáp châu Phi;
+ Phía đông và đông bắc tiếp giáp khu vực Nam Á và Trung Á.
- Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như biển A-ráp thông ra Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Ca-xpi.
*Ảnh hưởng: có nhiều thuận lợi để giao thương với các nước, đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển; có vị trí chiến lược về mặt chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Tham khảo!
+ Miền Tây Liên bang Nga
Địa hình: chủ yếu là đồng bằng, đồng bằng Đông Âu và Tây Xi-bia. Dãy núi già Uran.
Các con sống lớn: sông Von-ga, sông Ô bi, sông Ênitxây…
Rừng: nhiều rừng lá kim
Đất: đất đen màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
Khoáng sản nhiều nhất là dầu khí, than, sắt.
Khí hậu: ôn đới hải dương, cận nhiệt đới và cận cực lạnh giá. Điều kiện nhiệt ẩm ôn hoà hơn miền Đông.
liên bang nga và hình ảnh về rừng lá kim đặc trưng
+ Miền Đông Liên bang Nga
Địa hình: chủ yếu là núi, cao nguyên.
Sông ngòi: sông Lê-na, có nhiều sông lớn chảy lên phía Bắc.
Rừng: chủ yếu là rừng lá kim.
Đất: đất Pốt dôn là chủ yếu, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Khoáng sản: phong phú như than, vàng, dầu khí…
Khí hậu: Ôn đới, cận nhiệt lục địa và cận nhiệt cực lạnh.
- Ảnh hưởng của đặc điểm đến phát triển kinh tế- xã hội:
+ Thuận lợi:
* Tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
* Giao lưu và phát triển các ngành kinh tế, nhất là kinh tế biển.
+ Khó khăn: Bảo vệ an ninh – quốc phòng; quản lí và khai thác lãnh thổ
a)Ý nghĩa tự nhiên
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
-Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
-Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.
b) Ý nghĩa kinh tế, văn hóa-xã hội và quốc phòng
-Về kinh tế:
+Tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các nước.
+Có ý nghĩa rất quan trọng việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ.
-Về văn hóa-xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
-Về an ninh-quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
Vị trí địa lí
Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.
– Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
– Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B, và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.
– Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.