K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

a)Giống nhau:

-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.

b)Khác nhau

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.

4 tháng 6 2018

  a) Những điểm giống và khác nhạu của Đổng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

    - Giống:

      + Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành.

      + Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.

      + Diện tích rộng.

    - Khác:

      + Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn.

      + Địa hình:

        • Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.

        • Đồng bằng sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê, nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

  b) Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung

      + Có tổng diện tích 15.000km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên).

      + Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

      + Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Đất có đặc tính nghèo, ít phù sa.

4 tháng 2 2016

a) Giống nhau :

- Đều là đồng bằng châu thổ rộng lớn.

- Hai đồng bằng này đều được tạo thành và phát triển do phù sa  sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-  Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất

- Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

b) Khác nhau :

- Đồng bằng sông Hồng :

  + Diện tích 15.000km vuông

  + Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ nên.

  + Có hình dạng tam giác cân, đỉnh là Việt trì và đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình.

  +  Địa hình cao ở rìa phía tây  và tây bắc, thấp  dần ra biển.

  + Có đê sông ngăn lũ vững chắc ( dài trên 2.7000km), chia cắt bề mặt đồng bằng thành nhiều ô, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 đến 7m

  + Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm.

- Đồng bằng sông Cửu Long :

  + Diện tích : 40.000km vuông

  + Do phù sa hệ thống sông MeKong bồi tụ nên.

  + Có dạng hình thang.

  + Địa hình thấp và bằng phẳng hơn, có độ cao trung bình 2-3m so với mực nước biển.

  + Bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ nước ngập diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn.

  + Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tự giác Long Xuyên.... là những nơi chưa được bồi lấp xong.

4 tháng 2 2016

a)Giống nhau:

-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.

b)Khác nhau

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng  lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.

14 tháng 7 2018

Giống nhau:

Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Hai đồng bằng này đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

Địa hình tương đối bằng phẳng.

Khác nhau:

Đồng bằng sông Hồng:

Diện tích: khoảng 15000 km2.

Do phù sa của hệ thông sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ nên.

Có hình dạng tam giác cân, đỉnh là Việt Trì và đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình.

Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.

Có đê sông ngăn lũ vững chắc (dài trên 2700 km), chia cắt bề mặt đồng bằng thành nhiều ô, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 -7 m.

Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm.

Đồng bằng sông Cửu Long:

Diện tích: khoảng 40000 km2.

Do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

Có dạng hình thang.

Địa hình thấp và bằng phẳng hơn, có độ cao trung bình 2 - 3 m so với mực nước biển.

Bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn.

Đồng bằng có các vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên,... là những nơi chưa được bồi lấp xong.

6 tháng 2 2019

Đáp án C

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều được hình thành do phù sa của các hệ thống sông lớn bồi đắp nên có đất phù sa ngọt chiếm diện tích lớn, thuận lợi cho phát triển cây lương thực đặc biệt là lúa nước.

4 tháng 8 2019

Đáp án C

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều được hình thành do phù sa của các hệ thống sông lớn bồi đắp nên có đất phù sa ngọt chiếm diện tích lớn, thuận lợi cho phát triển cây lương thực đặc biệt là lúa nước.

 

 

18 tháng 4 2018

Chọn đáp án B

Hai đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta do hai hệ thống sông lớn là sông Hồng – Thái Bình và sông Cửu Long bồi đắp. Vì là đồng bằng châu thổ sông nên địa hình cả hai đồng bằng đều có nét giống nhau về địa hình thấp, không ngừng mở rộng ra biển, có một số vùng trũng chưa được phù sa bồi tụ hết; chỉ riêng trên bề mặt địa hình Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê kiên cố ngăn lũ còn Đồng bằng sông Cửu Long thì không.

4 tháng 4 2017

Chọn đáp án B

Hai đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta do hai hệ thống sông lớn là sông Hồng – Thái Bình và sông Cửu Long bồi đắp. Vì là đồng bằng châu thổ sông nên địa hình cả hai đồng bằng đều có nét giống nhau về địa hình thấp, không ngừng mở rộng ra biển, có một số vùng trũng chưa được phù sa bồi tụ hết; chỉ riêng trên bề mặt địa hình Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê kiên cố ngăn lũ còn Đồng bằng sông Cửu Long thì không.

3 tháng 4 2018

Đáp án C

4 tháng 4 2017

Đáp án: D

Giải thích: Điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là yếu tố khí hậu. Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh còn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu mang đậm tính chất cận xích đạo với sự phân mùa mưa – khô sâu sắc.