K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2017

Chúng ta đã trải qua những trang lịch sử lâu dài và vẻ vang, tuy từng lúc mạnh yếu khác nhau, nhưng vẫn luôn hiện hữu niềm tự hào trong mỗi người dân Việt Nam về những con người yêu nước, dành trọn tình yêu cho quê hương của họ.Trong số đó, có những vị anh hùng nổi bật như Lý Công Uẩn- tác giả của “Chiếu Dời Đô”, Trần Quốc Tuấn trong “Hịch Tướng Sĩ” và Nguyễn Trãi của “Nươc Đại Việt Ta”.
Kinh đô là trung tâm hành chính, chính trị, là tâm điểm của một đất nước.Khi dời kinh đô đi nơi khác ,người đứng đầu phải có sự hiểu biết sâu rộng về địa hình, có cả sự nhạy bén và can đảm để đi đến quyết định cuối cùng cho bao nhiêu con người sống tại nơi đó.Qua đó, ta mới thấy được tài năng của Lý Công Uẩn- một vị vua anh minh và tài giỏi.
Ông nắm được tình hình, thời vận của quê hương minh, ông muốn mọi thứ dưới quyển hành của ông phải thật tốt đẹp:dân ấm no, đất nước hưng thịnh, thái bình và chính vì vậy, ông dời đô- không có gì là trái với luân lý, trái với quy luật tự nhiên cả.Muốn vậy, việc dời đô là phải tìm một nơi trung tâm của trời đất , địa thế rồng cuộn hổ ngồi và ông đã chọn Đại La.Đại La ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng Nam- Bắc- Đông – Tây, có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoàng, tránh được nạn lụt lội chật chội, còn là kinh đô cũ của Cao Vương, muôn vật cũng tốt tươi, “xem khắp Việt Nam, chỉ có nơi đây là thắng địa”!Nhìn sâu vào khát vọng của người vua anh minh này, chúng ta mới cảm nhận được tình yêu nước mãnh liệt của ông.Ông luôn đặt hết tình yêu thương, những mong muốn cháy bỏng và dồn hết tải năng của mình cho đất nước, cho quê hương, cho những con người ông xem như con, như cháu, như những người bạn (qua bài Chiếu dời đô, bạn sẽ thấy rõ được điều đó), Lý Công Uẩn chính là một trong những người bước lên và đã có công khiến cho con thuyền Đại Việt băng băng lướt tới. Kính thay!
Tiếp đến là Trần Quốc Tuấn, một vị tướng tài ba, chứng mình lòng yêu nước của mình qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý niệm sẵn sàng hy sinh cho đất nước trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã làm bao người khâm phục.
Là một chủ tướng có lòng yêu nước hào hùng, ông không thể “mắp lấp tai ngơ” trước những hành động tàn bạo của kẻ thù, ông căm thù chúng, làm ông không tiếc lời nhục mạ, cay xé để lên án hành động như nghênh ngang đi lại ngoài đường như một đất nước không vua, “uốn lưỡi củ diều” mà sỉ nhục triều đình, hay thu vét vàng bạc, ngọc lụa để vung đầy túi tham không đáy của chúng.Từ lòng căm thù, chính tôi lại càng xúc động và càm thương người chủ tướng khi ông quên an mất ngủ, đau đớn đến thắt tim thắt ruột, “nước mắt đầm đìa” vì uất ức, chưa trả được mối thù nhà nợ nước.Từ đó, tấm lòng xả thân vì nước, nguyện hy sinh trăm thân này cho quê hương của ông đã được làm nổi bật, làm cho bao con người xúc động và than phục.Có thể vì lẽ đó, ông đã phải nghiêm khắc thức tỉnh các tướng sĩ còn đang sống trong xoa hoa, niềm vui chiến thắng, ông muốn họ phải cùng ông chống lại bọn giặc còn đang lâm le ngoài bờ cõi, ông muốn các tướng sĩ và bao nhiêu đồng bào khác được sống trong ấm no và hưng thịnh, ,được lưu danh ngàn đời.Qua đó, chúng ta mới hiểu được tấm lòng của con người như ông, tấm lòng cao cả và anh minh, tấm lòng yêu nước, thương dân, Hưng Đạo Vương mãi là vị thánh sống trong lòng mọi người, cả xưa và nay.
Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là bảng tuyên ngôn độc lập mang ý nghĩa lịch sử của cả một đất nước, thể hiện ý thức chủ quyền dân tộc.Tư tưởng nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của của nho giáo trung hoa, được hiểu là lòng thương người, là việc cần làm.Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc, nhưng muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực tàn bạo, làm hại hết dân bỏi nhân nghĩa là gắn liền với việc chống giặc trong lẫn giặc ngoài, bảo vệ cuộc sống nhân dân.Có bảo vệ được dân thì mới thực hiện được mục đích cao cả là yên dân.Trong “Bình ngô Đại cáo”, Nguyễn Trãi đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của một đất nước, đồng thời khơi gợi cho chúng ta một niềm tự hào dân tộc cao cả.Điều đó có nghịa là kẻ xâm lược sẽ luôn chuốc lấy thất bại khi có mưu đồ chiếm hữu nước ta, bởi sự độc lập toàn quyền và tư tưởng nhân nghĩa là chân lý, không bao giờ đổi thay.Sức mạnh trong tâm hồn yêu nước, thương dân cao cả của Nguyễn Trãi chứng minh qua bài tuyên ngôn này đã làm cho chúng ta thêm phần nào yêu quý và cảm phục ông hơn.
Chúng ta nên học hỏi và thùa kế truyến thống yêu nước tốt đẹp của ông cha xưa, và không chỉ qua lời nói, chúng ta phải thực hiện = hành động, cho dù là những hành động nhỏ nhất.
Cả baì văn đều như 3 bản hùng ca thể hiện rõ những tấm lòng yêu nước, thương dân qua những cách khác nhau của những con người tài hoa.

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Bài tham khảo:

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.

26 tháng 2 2019

Chọn đáp án: C

1.    Vì sao có thể khẳng định đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ”(Nguyễn Trãi) có ý nghĩa như một bản tuyện ngôn độc lập? A.   Vì đoạn trích đã khẳng định nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử.B.   Vì đoạn trích đã khẳng định nước ta là đất nước có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có tập quán riêng, có chủ quyền và...
Đọc tiếp

1.    Vì sao có thể khẳng định đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ”(Nguyễn Trãi) có ý nghĩa như một bản tuyện ngôn độc lập?

A.   Vì đoạn trích đã khẳng định nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử.

B.   Vì đoạn trích đã khẳng định nước ta là đất nước có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có tập quán riêng, có chủ quyền và có truyền thống lịch sử lâu đời.

C.   Vì đoạn trích đã khẳng định nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán riêng, có chủ quyền và có truyền thống lịch sử.

D.   Vì đoạn trích đã khẳng định nước ta là đất nước có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm oai hùng, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền ngang hàng với Trung Hoa.

2
1 tháng 8 2021

1.    Vì sao có thể khẳng định đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ”(Nguyễn Trãi) có ý nghĩa như một bản tuyện ngôn độc lập?

A.   Vì đoạn trích đã khẳng định nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử.

B.   Vì đoạn trích đã khẳng định nước ta là đất nước có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có tập quán riêng, có chủ quyền và có truyền thống lịch sử lâu đời.

C.   Vì đoạn trích đã khẳng định nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán riêng, có chủ quyền và có truyền thống lịch sử.

D.   Vì đoạn trích đã khẳng định nước ta là đất nước có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm oai hùng, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền ngang hàng với Trung Hoa.

Thu gọn

1 tháng 8 2021

Đáp án : 

D.   Vì đoạn trích đã khẳng định nước ta là đất nước có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm oai hùng, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền ngang hàng với Trung Hoa.

21 tháng 3 2021

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X

23 tháng 3 2018

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.



 

24 tháng 3 2018

Trả lời

Bạn xem tại link này:

Câu hỏi của Quỳnh Luna - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

~ Mik ko biết có bại lạc đề không?~

17 tháng 10 2019

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:

   + Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu

   + Phong tục tập quán

   + Lịch sử hình thành và phát triển riêng

   + Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

   - Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.

   - Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

   + Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

6 tháng 8 2023

Chọn A