DÂn gian có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" em có suy nghĩ gì về câu tục ngữ đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. ... Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.
Mở bài:
+ Lời nói là công cụ giúp con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn.
+ Dân gian đã đúc kết những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như " Lời nói goi vàng", " Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."
Thân bài:
1. Nghĩa đen
+ Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.
+ Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người.
+ Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, tài sản quý giá của con người.
2. Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?
+ Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người.
+ Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.
+ Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.
Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và thuyết phục.
+ Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa.
+ Người Việt Nam rất xem trọng lễ nghĩa, thế nên mỗi khi gặp nhau người ta thường chào hỏi nhau rất lịch sự: " Lời chào cao hơn mâm cỗ"
3. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói?
+ Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; " Lời nói chẳng mất tiền mua"
+ Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lai được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận trong việc phát ngôn : "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
+ Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Người xưa thường dạy " Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần" quả không sai.
Kết bài: Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.
Giải thích ý nghĩa câu nói: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Con người do tạo hóa tạo ra. Tạo hóa ban cho con người trái tim để cảm nhận tình yêu thương mà cuộc sống mang lại , đôi mắt để nhìn nhận mọi thứ trong cuộc sống còn lời nói lại là công cụ, phương tiện hữu hiệu nhất giúp con người gắn kết lại gần nhau hơn.Thời xưa, ông cha ta có câu “ lời nói gói vàng” như một lời nhắc nhở con cháu về giá trị của lời nói. Còn ngày nay trong một xã hội phát triển,giao tiếp là một điều không thể thiếu vì vậy giá trị của lời nói được khẳng định nâng lên mức độ cao hơn.Để hiểu rõ hơn ông cha ta đã gửi gắm những ý nghĩa gì vào câu tục “Lời nói gói vàng” chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa của câu tục ngữ, chúng ta cùng đi tìm hiểu về nội dung của câu tục ngữ này.Vậy lời nói là gì?Lời nói là một công cụ hữu dụng dùng để trao đổi tình cảm, tư tưởng đến người khác. Còn vàng là một thứ kim loại quý có thể làm đồ trang sức hoặc cất giữ làm của cải. Thời xưa người ta thường nói quý như vàng, đắt như vàng ý nói những vật có giá trị vật chất cao. Nếu như vàng đã quý thì gói vàng là một số lượng lớn vàng sẽ quý nhường nào.Câu tục ngữ này đã sử dùng biện pháp nghệ thuật so sánh cường điệu để so sánh lời nói (một thứ vô hình) với gói vàng( một thứ hữu hình) để giúp người đọc có thể cụ thể hóa câu tục ngữ và hiểu rõ hơn về câu tục ngữ này nhằm nhấn mạnh giá trị lời nói. Qua đó khuyên người ta phải biết sử dụng lời nói cho hiệu quả, trân trọng gía trị của nó.
Vậy tại sao lời nói lại có giá trị như thế? Ngày nay trong một xã hội phát triển, giao tiếp là một thứ không thể thiếu. Vì vậy giá trị của lời nói được đưa lên tầm cao mới, quan trọng hơn trong cuộc sống con người. Nó chình là con dao hai lưỡi, nếu chủ nhân biết sử dụng nó đúng cách, có hiệu quả nó sẽ mang lại lợi ích cho người đó còn nếu không biết cách sử dụng con dao này thì một ngày nào đó nó có thể quay lại đâm chết chúng ta bất cứ lúc nào.
Trong thực tế đã chứng minh được điều đó qua nhiều phương diện. Về chính trị, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến Barack Obama vị tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ.Để có ngồi vào ghế tổng thống, ông Obama đã phải trải qua một cuộc tranh cử trước người dân. Nếu ông không có một chiến lược hoàn hảo do nhà chiến lược David Axelrod soạn ra và quan trọng hơn là lời nói của ông thì làm sao ông có thể đủ sức thuyết phục, tạo dựng niềm tin của nhân dân về mình và chiến thắng những đối thủ còn lại.
Trong trường học, lời ăn tiếng nói là một điều vô cùng quan trọng.Chúng ta phải biết ăn nói lễ phép với người lớn hơn mình.Trong quan hệ bạn bè cần đoàn kết, không nói xấu, tránh xích mích với nhau để trở thành một học sinh gương mẫu trong mắt mọi người, không xảy ra những trận ẩu đả đáng tiếc.
Còn với kinh doanh, lời ăn tiếng nói là một điều không thể thiếu. Nếu bạn biết vận dụng lời ăn tiếng nói, bạn sẽ gây được thiện cảm cho đối tác của bạn điều đó sẽ làm cho bạn kiếm được những cơ hội kiếm tiền bạc tỷ. Tôi đã từng đọc những cuốn sách dành cho doanh nhân. Trong những cuốn sách đó luôn đề cấp đến cách ăn nói để gây được thiện cảm với đối tác nhất là đối tác phương Đông. Từ việc gọi tên, cách xưng hô đến dẫn dắt vấn đề của bạn đều có thể khiến bạn thành công hay thất bại.
Vậy lời nói không đúng, không phù hợp sẽ nguy hiểm thế nào?Ai cũng biết hoa hậu chính là đại diện sắc đẹp và trí tuệ cho cả một quốc gia. Giả sử trong một buổi làm từ thiện hay phát biểu với giới báo chí nước ngoài, chính người hoa hậu ấy lỡ miệng nói ra một tư không hay, mất thuần phong mỹ tục thì không chỉ nguoi hoa hậu bị nhận xét về văn hóa mà còn ảnh hưởng đến bộ mặt của cả một quốc gia.Người ta sẽ nhận xét cuộc gia đó có một nền giáo dục không tốt, văn hóa chưa hoàn thiện.
Còn trong trường học, chỉ cần một lời xích mích, khiêu khích nhau cũng có thể dẫn đến những vụ bạo lực học đường gây những hậu quả đáng tiếc cho tương lai.
Tôi đã từng đọc rất nhiều bài báo nói về những nhà chính trị chỉ do tức giận mà lỡ phát ngôn ra những lời nói thô tục mà bị cắt chức. Hãy thử nghĩ xem, cả con đường chính trị mà nhà chính trị đó đã đổ mồ hôi, công sức ra để có được, chỉ do một phút lỡ lời có thể làm cho cả sữ nghiệp chính trị đó tiêu tan. Nói về chính trị, theo tôi tất cả những nhà chính trị ngày nay nên học tập theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi học lớp 6, sách giáo dục công dân có một bài đọc về chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày tuyên ngôn độc lập.Trong văn bản đó có một câu ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của tôi về Bác: “ Bác đọc được một đoạn rồi ngẩng đầu lên hỏi: “ tôi nói, đồng bào nghe có rõ không?” Tuy chỉ là một câu nói rất đơn giản thôi nhưng nó đã để lại trong tôi một ảnh hưởng sâu sắc vê Bác. Làm sao lại có người chủ tịc nước giản dị đến thế, quan tâm đến dân được như thế? Câu nói đó thật ấm áp làm sao! Nó như có sức mạnh làm cho vị chủ tịch nước đáng kính và nhân dân xích lại ần nhau hơn. Chính nhờ cách nói chuyện giản dị, gần gũi, bác đã thuyết phục đước nhân dân tin vào Đảng, tin vào độc lập để nhân dạn co thể cùng nhau đứng dậy đưa nước Việt Nam ra khỏi những tháng ngày bị đặt ách cai trị.
Còn kinh doanh, chỉ cần bạn sơ suất trong lời nói, có thể bạn sẽ làm mất lòng đối tác và có thể đánh mất nhưng cơ hội làm ăn kiếm được hàng đống tiền chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ
Có một người bạn đã từng kể cho tôi nghe một câu chuyện rất hay về tác dụng tốt và xấu của lời nói. Có hai con ếch cùng rớt xuống một cái giếng có nước. Hai con ếch cùng cố gắng nhảy lên để mong được sống sót. Một lúc sau có một đàn ếch kéo đến, chúng nói vọng xuống giếng: “ Hai bạn đưng nhảy nữa, thành giếng cao và trơn lắm không lên được đâu, hãy từ bỏ đi.” Một trong hai con ếch nghe theo không nhảy nữa, dần dần nó bị chìm xuống nước và chết còn con ếch kia vẫn cố sức nhảy đến cùng. Cuối cùng nó cũng có thể nhảy lên được bờ và sống sót. Đan ếch kia liền chạy lại hỏi: “Tại sao chúng tôi đã bảo bạn đừng nhảy nữa nhưng bạn vẫn nhảy?” Con ếch kia trả lời: “ Mình cứ tướng các bạn đang cổ vũ cho mình chứ, hóa ra không phải à, mình bị lãng tai nên chắc nghe nhầm lời các bạn nói.” Câu chuyện chi là tưởng tượng nhưng ý nghĩa của câu chuyện thì hoàn toàn là sự thất. Chỉ cần một lời nói cũng có thể cứu bạn sống sót hay hại bạn mất mạng. Vì vậy hãy luôn sử dụng lời nói có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh, công việc.
Bên cạnh những con người ăn nói phù hợp, sử dụng lời nói hiệu quả nhưng vẫn đúng với lương tâm, sự thật trong cuộc sống, vẫn còn những con người vì lợi ích riêng mà không màng đến sự thật hay sự trong sạch của lương tâm mình.Trong cuộc sống để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, chúng ta có một bí quyết nhỏ là khen nhiều hơn chê và biết kiềm chế cơn giận của mình. Nếu như khi gặp một người quen của mình, chỉ cần một lời khuyên nhỏ vè kiểu tóa hay thời trang sẽ giúp cho bầu không khí câu chuyện trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Nhưng bất cứ thứ gì khi lạm dụng nhiếu quá cũng không tốt. Lời khen cũng vậy. Chúng ta chỉ nên khen thật lòng khen có mức độ. Nếu không lời nói sẽ trở thành những lời phỉnh nịnh, nịnh hót. Nhiều người đã đầu môi chóp lưỡi không tiếc lời nịnh hót cấp trên của mình mong có được tiền lương và quyền thế cao hơn. Tôi đã từng đọc một câu chuyện như sau: “ Có một ông vua mời các quan trong triều ăn hai thứ quả chua và ngọt để thử sự trung thực của các quan. Ông ăn thứ quả ngọt trước nhưng giả vờ nói chua. Nghe thế, các quan mặc dù thấy rất ngon nhưng cũng cùng nhau giả vờ tặc lưỡi chê chua. Riêng chỉ có một viên quan vẫn ăn ngon lành và tấm tắc khen ngon.Nhà vua ăn đến loại quả chua. Lần này cũng thế, dù loại quả đó rất chua nhưng nhà vua cũng khen là ngon. Các quan sau khi ăn đều nhăn mặt nhưng vì sợ vua nên cũng giả vờ khen ngon. Duy chỉ có viên quan lúc nãy lên tiếng: “Bẩm, khi ăn loại quả thứ nhất thần thấy rất ngon nhưng bệ hạ lại chê dở. Trong khi đó loại quả này khi ăn rất kinh khủng nhưng bệ hạ lại khen ngon. Tại sao lại có chuyện như thế? Nghe xong đức vua liền cười và ban thưởng cho viên quan vì sự trung thực của ông.” Như các bạn thấy đó, khi bạn trung thực ạ sẽ được mọi người yêu quý và tin tưởng hơn.Nếu thế giới này chỉ có những người nịnh hót thì ai sẽ là người nói ra sự thật để người khác hoàn thiện mình. Ai cũng mong mình luôn được khen ngợi nhưng trên thế giới này làm gì có ai hoàn hảo. Vì vậy khi nói bên cạnh những lời khen ngợi để cổ vũ, khích lệ tinh thần thì cũng nên có những lời chê, nhắc nhở để người đó biết nhận ra cái sai và sửa chữa để họ ngày một hoàn thiện hơn.
Trong thế kỷ XXI, lời nói đã trở thành một công cụ hữu ích giúp chúng ta có thể làm được nhiều việc hơn nhưng bên cạnh đó lời nói cũng chính là một con dao sắc nhọn có thể quay lại đâm chết chúng ta bất cứ lúc nào vì vậy hãy luôn cẩn thận khi sử dụng lời nói và phải làm sao sử dụng nó có hiệu quả để nó có thể phát huy hết được giá trị quý như vàng của nó.
Bạn tham khảo bài làm này nhé !
Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ con người biết sử dụng lời nói làm phương tiện giao tiếp với người khác, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đó là những ý nghĩa khái quát chung của câu nói Lời nói gói vàng” hay Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” muốn gửi gắm cho ta. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của hai câu nói trên trong cuộc sống. Để hiểu hai câu nói trên, ta phải hiểu được những từ ngữ mà nó chứa đựng.
Thế lời nói là gì? Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ của loài người giúp cho ta có thể giao tiếp, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin…Mỗi người chúng ta có thể nói ra điều mình muốn, không cần một yếu tố nào tác động, vì thế lời nói chẳng mất tiền mua”. Nếu lời nói đã chẳng mất tiền mua” thì ta nên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp với vai vế của từng người, từng hoàn cảnh, từng sắc thái hoàn cảnh khác nhau. Chẳng những thế, ở câu nói Lời nói gói vàng”, lời nói được ví như vàng, một vật có giá trị về vật chất, được nâng niu, gìn giữ, nghĩa là lời nói cũng quý giá như thế, cũng cần có sự cẩn thận trong khi sử dụng nó. Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng định nếu biết chỉnh chu lời nói thì ta sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp và đạt được tình cảm, mục đích giao tiếp khi nói, không làm tổn thương người khác, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau, viết nên những cảm xúc, ấn tượng đẹp trong giao tiếp. Sở dĩ ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì lời nói vừa có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và cũng có thể hủy hoại nó. Nhất là trong kinh doanh hay ngoại giao, lời nói còn quyết định sự thành bại của cuộc đời ta và có thể là của cả một quốc gia. Ngoài ra, về giá trị tinh thần, lời nói thể hiện tác phong đaọ đức lẫn như trình độ văn hóa của từng người. Nếu ta biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ thu được sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của đối tượng giao tiếp. Ngược lại, nếu ta ăn nói quá thô lỗ thì có thể gây mất lòng người khác hay gây ra những hiểu lầm khiến cho quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng hay xảy ra thù hận, căm ghét, hậu quả tai hại khó lường!
Tuy thế, trong cuộc sống, có những lời nói có thể làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong khi giao tiếp, xóa tan khoảng cách giữa hai con người xa lạ với nhau. Giống như ở Quảng trường Ba Đình ngày 02 tháng 09 năm 1945, Bác Hồ đã nói: Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?” đã làm mọi người xúc động về ngôn từ gần gũi của vị lãnh tụ. Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp, lâng lâng theo từng nốt nhạc. Và ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới chiến tranh, lòng thù ghét giữa con người với nhau hay những vụ ẩu đả giữa những đấng trí thức có học.
Mặt khác, ở đời có những lời nói khó nghe, làm mất lòng ta của những người thẳng tính nhưng họ chỉ có ý tốt là muốn ta sửa sai, thấy được lỗi lầm của mình, điều đó chân thành và đáng quý biết bao, đó là những lời thật mất lòng”. Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai, rất đựơc lòng ta, nhưng đó là những lời dối trá, xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt nào cả, đấy là những lời ngọt chết ruồi” của những kẻ xảo quyệt, gian ngoa. Thế nên, trong lời nói cần có sự chân thành, không vị kỷ, không vụ lợi thì mới đạt được thành công trong giao tiếp.
Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc thì đời sống tinh thần của con người sẽ rất nghèo nàn, thế giới sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng và khô khốc trong buồn tẻ. Vì thế, mỗi ngày được sống, ta hãy biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói, phù hợp với những đạo lý làm người, hướng tới ý nghĩa cao đẹp của lời nói để làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của nhân loại.
Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói, ta cần phải biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, giận dữ, quát mắng, nhất là với những người thân yêu đối với ta. Và một điều rất quan trọng nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nói ra điều mình nghĩ, xem điều đó có phù hợp với sắc thái hoàn cảnh lúc ấy hay không để tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Cần tránh lối nói thô kệch, cộc lốc, hớ hênh, vô phép bởi những điều đó tạo ra định kiến xấu về phẩm chất của ta. Cũng không nên dùng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ bởi mụch đích giao tiếp không phải là sự nể nang mà là sự đồng tình quan điểm, tình cảm của đối tượng giao tiếp . Như thế, ta cần phải luyện cho mình một kỹ năng nói đúng cách, giản dị, sáng suốt, bình tĩnh và phù hợp với những đạo đức xã hội. Điều này, ta nên học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong sống giản dị trong lời nói, bài viết, đời sống thường ngày và đời sống chính trị. Và trên hết, cần tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt, đây là lối sống không tốt đang được giới trẻ phổ biến. Vì thế, nếu biết lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được tình cảm của mọi người, khẳng định được giá trị của bản thân. Đồng thời, nói năng bằng tiếng Việt thuần túy cũng là cách giữ gìn những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc.
Nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam là ở dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trong câu nói: Lời nói gói vàng” hay Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, dân gian muốn khuyên ta rằng: lời nói có giá trị quyết định phẩm chất, đạo đức của con người ta và nhờ thế ta có được những mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp.
Bài trên mạng, bạn đọc để tham khảo ! Chúc bạn học tốt !!! ^ - ^
Lời nói quý hơn vàng , hơn bạc và lời nói chẳng mất tiền mua nên trước khi nói hãy suy nghĩ kĩ rồi hãy nói .Khi nói mà không suy nghĩ trước, không lựa lời nói có khi mất lòng nhau . Nên lời nói trong cuộc sống rất là quan trọng .Dựa và lời nói ta có thể biết tính cách của người khác
Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp ứng xử. Vì vậy, ta cần phải cẩn trọng trong từng lời ăn, tiéng nói. Để nhắc nhở con cháu về cách đối nhân xử thế ông cha ta đã dạy con cháu bằng câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Vậy câu ca dao trên có nghĩa là gì ? Câu ca dao trên là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc nhắc nhở con cháu khi giao tiếp cần dùng những lời lẽ lịch sự, tế nhị, ôn hòa để cho người nghe dễ tiếp nhân, dễ cảm thông.
Thế thì tại sao khi giao tiếp ta phải dùng lời lẽ ôn hòa lịch sự? Trong đời sống ta ko thể tồn tại một cách lẽ loi, đơn độc mà phải tập hợp thành cộng đồng, ở đó, chúng ta có những mối wan hệ khác nhau mà lời nói là công cụ giúp ta trao đổi, giao tiếp ứng xử với nhau. Hơn nưã lời nói là một trong những phương tiện để đánh giá phẩm chất của con người. Chẳng hạn như:Trong một lớp học àm lớp trưởng là người ôn hòa, lịch sự thì nói gì ai cũng nghe theo; một ông gám đốc dùng lời lẽ ôn hòa, lịch sự với nhân viên thì nhân viên sẽ phục tùng
Làm thế nào để thực hiên lời dạy trên? Trong giao tiép chúng ta cần phải ăn nói lịch sự, từ tốn, lời nói phải có đầu, có duôi. Trong nhìu trường hợp mà người ta dùng cách giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên ko phải "cho vừa lòng nhau" mà ta dùng cách ăn nói xu nịnh. Cách sử sự như vậy ko tốt, cần phải tránh
Câu ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, là một lời giáo huấn về cách đối nhân xử thế. Đây cũng là 1 pài hox cho kon người để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho kon người. Pản thân em láh cần học tập cách ăn nói lịch sự, lễ pháp để xúng đáng là "kon ngoan trò giỏi"
Ngôn ngữ hay nói cách khác là lời nói là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá con người và qua lời nói ta có thể thể hiện thái độ tình cảm với mọi người. Vì vậy cần có những lời nói đúng chừng mực và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Đó chính là nội dung của câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đúng như vậy, qua lời nói ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, hay trình độ văn hóa của người nói. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã nêu lên một bài học kinh nghiệm cho con người ta, cần nói ra những lời hay ý đẹp, và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Có như vậy thì người nghe mới cảm thấy hài lòng.
Lời nói ra của bản thân mình, do mình phát ra chứ ta không phải dùng tiền bạc để mua bất cứ của ai, vì vậy mới nói “lời nói chẳng mất tiền mua”, dẫu rằng như vậy nhưng mỗi khi lời nói được phát ra thì lại là vô giá, như câu ví “lời nói gói vàng” là như vậy. Ông cha ta đã có câu: “phải uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói” cũng là để làm rõ hơn về giá tri của lời nói. Cho dù một ai có mắc lỗi đi chăng nữa nhưng thay vì chửi bới, dùng những lời lẽ thô tục để nói họ thì hay giữ thái độ bình tĩnh và ôn tồn nhẹ nhàng nói với họ, như vậy vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Nhưng “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ở đây cũng không có nghĩa là phải nói dối, che giấu sự thật để người nghe được vừa lòng, đó không phải là “lựa lời” mà là “nói dối”, điều này không được mọi người ủng hộ. Thay vì nói dối thì hãy nói đúng sự thật nhưng với một thái độ chân thành nhất, đây cũng là một cách “lựa lời”.
Câu tục ngữ đưa ra một bài học, một cách sống nghe có vẻ dễ dàng, tuy vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người không thực hiện được. Những người này vẫn có những lời lẽ thiếu suy nghĩ, thậm chí xúc phạm đến người khác. Ta luôn nhớ mãi hai câu thơ của Tố Hữu: “Còn gì đẹp hơn đời như thế/ Người với người sống để yêu nhau”. Vậy thì có lý do gì mà chúng ta không dành những lời nói tốt đẹp cho nhau để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, và cuộc sống thêm ý nghĩa.
Câu tục ngữ nào cũng truyền đạt cho ta một bài học quý giá và câu tục ngữ này cũng vậy, bài học về cách sử dụng lời nói trong đời sống hàng ngày là một bài học rất thiết thực và ý nghĩa
ta hiểu :
Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ con người biết sử dụng lời nói làm phương tiện giao tiếp với người khác, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đó là những ý nghĩa khái quát chung của câu nói Lời nói gói vàng” hay Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” muốn gửi gắm cho ta. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của hai câu nói trên trong cuộc sống. Để hiểu hai câu nói trên, ta phải hiểu được những từ ngữ mà nó chứa đựng.
Thế lời nói là gì? Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ của loài người giúp cho ta có thể giao tiếp, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin…Mỗi người chúng ta có thể nói ra điều mình muốn, không cần một yếu tố nào tác động, vì thế lời nói chẳng mất tiền mua”. Nếu lời nói đã chẳng mất tiền mua” thì ta nên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp với vai vế của từng người, từng hoàn cảnh, từng sắc thái hoàn cảnh khác nhau. Chẳng những thế, ở câu nói Lời nói gói vàng”, lời nói được ví như vàng, một vật có giá trị về vật chất, được nâng niu, gìn giữ, nghĩa là lời nói cũng quý giá như thế, cũng cần có sự cẩn thận trong khi sử dụng nó. Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng định nếu biết chỉnh chu lời nói thì ta sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp và đạt được tình cảm, mục đích giao tiếp khi nói, không làm tổn thương người khác, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau, viết nên những cảm xúc, ấn tượng đẹp trong giao tiếp. Sở dĩ ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì lời nói vừa có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và cũng có thể hủy hoại nó. Nhất là trong kinh doanh hay ngoại giao, lời nói còn quyết định sự thành bại của cuộc đời ta và có thể là của cả một quốc gia. Ngoài ra, về giá trị tinh thần, lời nói thể hiện tác phong đaọ đức lẫn như trình độ văn hóa của từng người. Nếu ta biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ thu được sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của đối tượng giao tiếp. Ngược lại, nếu ta ăn nói quá thô lỗ thì có thể gây mất lòng người khác hay gây ra những hiểu lầm khiến cho quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng hay xảy ra thù hận, căm ghét, hậu quả tai hại khó lường! Tuy thế, trong cuộc sống, có những lời nói có thể làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong khi giao tiếp, xóa tan khoảng cách giữa hai con người xa lạ với nhau. Giống như ở Quảng trường Ba Đình ngày 02 tháng 09 năm 1945, Bác Hồ đã nói: Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?” đã làm mọi người xúc động về ngôn từ gần gũi của vị lãnh tụ. Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp, lâng lâng theo từng nốt nhạc. Và ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới chiến tranh, lòng thù ghét giữa con người với nhau hay những vụ ẩu đả giữa những đấng trí thức có học. Mặt khác, ở đời có những lời nói khó nghe, làm mất lòng ta của những người thẳng tính nhưng họ chỉ có ý tốt là muốn ta sửa sai, thấy được lỗi lầm của mình, điều đó chân thành và đáng quý biết bao, đó là những lời thật mất lòng”. Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai, rất đựơc lòng ta, nhưng đó là những lời dối trá, xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt nào cả, đấy là những lời ngọt chết ruồi” của những kẻ xảo quyệt, gian ngoa. Thế nên, trong lời nói cần có sự chân thành, không vị kỷ, không vụ lợi thì mới đạt được thành công trong giao tiếp. Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc thì đời sống tinh thần của con người sẽ rất nghèo nàn, thế giới sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng và khô khốc trong buồn tẻ. Vì thế, mỗi ngày được sống, ta hãy biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói, phù hợp với những đạo lý làm người, hướng tới ý nghĩa cao đẹp của lời nói để làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của nhân loại. Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói, ta cần phải biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, giận dữ, quát mắng, nhất là với những người thân yêu đối với ta. Và một điều rất quan trọng nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nói ra điều mình nghĩ, xem điều đó có phù hợp với sắc thái hoàn cảnh lúc ấy hay không để tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Cần tránh lối nói thô kệch, cộc lốc, hớ hênh, vô phép bởi những điều đó tạo ra định kiến xấu về phẩm chất của ta. Cũng không nên dùng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ bởi mụch đích giao tiếp không phải là sự nể nang mà là sự đồng tình quan điểm, tình cảm của đối tượng giao tiếp . Như thế, ta cần phải luyện cho mình một kỹ năng nói đúng cách, giản dị, sáng suốt, bình tĩnh và phù hợp với những đạo đức xã hội. Điều này, ta nên học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong sống giản dị trong lời nói, bài viết, đời sống thường ngày và đời sống chính trị. Và trên hết, cần tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt, đây là lối sống không tốt đang được giới trẻ phổ biến. Vì thế, nếu biết lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được tình cảm của mọi người, khẳng định được giá trị của bản thân. Đồng thời, nói năng bằng tiếng Việt thuần túy cũng là cách giữ gìn những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc.
Nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam là ở dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trong câu nói: Lời nói gói vàng” hay Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, dân gian muốn khuyên ta rằng: lời nói có giá trị quyết định phẩm chất, đạo đức của con người ta và nhờ thế ta có được những mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp.
Tham khảo
Lời nói là một trong những phương tiện giao tiếp của chúng ta nhằm trao đổi tâm tư tình cảm của bản thân Lời nói nó có giá trị vô cùng đặc biệt và quan trọng chính vì thế khi ta nói ra thì cần phải lựa lời tức là chọn lựa những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã đưa ra một lời khuyên rất chân thành đó là hãy suy nghĩ trước khi nói, nói những lời hay lẽ phải để không làm mất lòng người khác, không khiến họ bị tổn thương.
Tham khảo Giải thích câu nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Văn mẫu lớp 7 - Yêu văn
Từ xa xưa, ông cha ta dã khuyên:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có danh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực. Trong cuộc sống, đó là một công cụ tốt nhất để thể hiện mình và để đạt được mục đích mình mong muốn. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hoá, mỗi người đều phải "lựa lời", phải chọn lời hay, ý đẹp để giao tiếp và ứng xử. Khi ta sử dựng những lời hay, ý đẹp, lại lựa lời, chọn những lời nói khéo léo, tế nhị thì người nghe vừa lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của ta, ta thể hiện được mình là một con người văn minh, lịch sự làm cho người khác phải cảm phục và kính trọng. Nếu ai ai cũng "lựa lời” mà nói thì quan hệ giữa người với người trong xã hội sẽ trở nên thật tốt đẹp. Vì vậy, câu ca dao là một lời khuyên tốt, rất đúng đắn và có ý nghĩa hết sức tích cực. Thực hiện tốt lời khuyên này, ta sẽ luôn thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Tuy rằng "Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng thực ra nó là vô giá. Không có gì có thể rút lại được lời ta vừa nói, nên “trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, phải đắn đo chọn lựa lời mình định nói.
Một lời nói có thể làm hại người khác nhưng cũng có thể làm cho người khác sung sướng. Lời nói không phải bỏ tiền ra mua, vì ai ai cũng có thể có được, nhưng phải nói thế nào để lời nói trở nên đắt giá mới là việc khó, bắt buộc ta phải bỏ nhiều công sức suy nghĩ, trau chuốt.
Trong xã hội không phải ai cũng hiểu và làm theo được câu ca dao này. Có những người vì nghĩ rằng lời nói quá “rẻ”, dễ sử dụng mà đã coi thường việc “lựa lời” trước khi nói. Trong giao tiếp, họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí mà không biết rằng tác hại của nó sẽ rất lớn.
Họ tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức xã hội. Lời nói đối với họ là một cái gì đó rất tầm thường, rẻ mạt. Có người lại bộp chộp, không suy nghĩ trước khi nói, quên mất những câu căn dặn của ông cha:
Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay.Lại có những người ăn nói không đúng chỗ, nói năng với người trên như nói với bạn bè mình. Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt dược mục đích của mình, vì người nghe sẽ khó tiếp thu, để lại những ấn tượng không đẹp cho người nghe.
Lời nói không đắt nhưng chính thành quả của lời nói tạo ra mới là đắt giá. Mặc dù không tốn kém, không mất tiền mua nhưng nếu biết sử dụng lời nói hợp lí, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra như mong muốn.
Tuy nhiên, “lựa lời mà nói” không có nghĩa là ... xuề xòa, bỏ hết những lời phê phán, góp ý của mình khi thấy người khác sai trái. Ông cha ta đã dạy “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Cho đù có làm “mất lòng bạn” bằng những lời góp ý thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu và yêu quí ta bởi những lời góp ý đó chỉ để cho bạn tốt hơn lên.
Trong quan hệ bạn bè, ruột thịt, cũng không vì “lựa lời mà nói” mà tỏ thái độ nhún nhường, sợ sệt, “chín bỏ làm mười”, dẫn đến nói những lời không đúng sự thật.
Đọc và hiểu câu ca dao này, ta phải có được thái độ chân thành, thẳng thắn. Lời nói đẹp là sợi dây vô hình giúp cho con người xích lại gần nhau. Người nào càng biết “lựa lời mà nói” thì người ấy sẽ càng có nhiều bạn tốt.
Cũng khuyên người ta trong việc ăn nói, ứng xử, ca dao có câu:
Thổi quyển phải biết chuyển hơi
Khuyên người nói phải lựa lời khôn ngoan.
Đọc lại những bài ca dao về ứng xử trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta thấy dù ca dao thể hiện bằng nhiều hình thức nhưng đều có chung một nội dung là phải biết “lựa lời mà nói”. Lời nói “rẻ” mà không hề rẻ một chút nào.
Câu ca dao là một lời khuyên bổ ích, giúp con người hoàn thiện và giúp xã hội văn minh hơn nên mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời khuyên này. Làm như vậy là ta đã tự học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải rèn luyện đạo đức và văn hóa cho bản thân mình, nhưng trước tiên vấn đề đạo đức sẽ phải đặt lên hàng đầu, và đúng như câu tục ngữ này đã nói lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Lời nói ở đây được nhắc đến như một phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Nhưng tại sao lời nói lại gắn liền với đạo đức bởi lẽ đạo đức nó là phạm trù bao hàm lên lời nói của con người, những người có đạo đức luôn luôn biết suy nghĩ và cư xử đúng phép, những lời nói mà họ nói ra cũng đậm đà và dễ nghe. Từ xưa đến nay chúng ta luôn được những người đi trước dạy dỗ và cần phải thay đổi những thói quen không tốt để rèn luyện bản thân mỗi ngày. Lời nói là phương tiện giao tiếp của con người, thống qua nó con người có thể trao đổi tâm tư nguyện vọng và những điều cần thiết trong cuộc sống cho đối phương. Nhưng để diễn tả được điều đó con người cần phải lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp và nó đem lại những điều rất cần thiết cho cuộc sống của con người.
Đúng như câu ca dao này đã nói: “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe” quả rất đúng từ xưa đến nay lời ăn tiếng nói luôn luôn được đặt lên hàng đầu nó được coi trọng và được mỗi người rèn luyện mỗi ngày, trong hoàn cảnh của cuộc sống chúng ta đều sử dụng ngôn ngữ đó là lời nói để diễn tả được nguyện vọng mà chúng ta muốn dành cho đối phương, nhưng để thu được tình cảm cao quý mà đối phương đem lại chúng ta cần sử dụng những ngôn ngữ dịu dàng dễ nghe, dù dân tộc ta đã có câu lời nói gió bay nhưng nếu chúng ta biết sử dụng những câu để lại những ấn tượng rất sâu sắc cho mỗi người, thì những điều đó sẽ luôn luôn tạo nên những giá trị tốt đẹp nhất, và những tình cảm chân thành nhất mà đối phương dành tặng cho chúng ta.
Lời ăn tiếng nói hàng ngày mà chúng ta sử dụng nó vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và tâm tư nguyện vọng mà chúng ta dành cho mọi người, lời nói không mất tiền mua bởi lẽ đó là những ngôn ngữ mà chúng ta có, và chúng ta sử dụng để giao tiếp với người khác. Không có một giới hạn nào về ngôn ngữ, mọi người được tự do ngôn luận nhưng việc sử dụng ngôn ngữ nào cho hợp lý là những điều mang lại ý nghĩa to lớn cho cuộc sống của chúng ta, giá trị của những lời nói đó để lại cho người nghe cảm giác lâu dài, nếu những ngôn ngữ đó dễ dàng và hiểu thấu được tâm tư tư nguyện vọng của đối phương, lúc đó là chúng ta đang dành được những tình cảm chân thành nhất từ mọi người.
Học ăn học nói đó là đạo lý từ xưa đến nay, không phải ngôn ngữ nào cũng có thể đem ra sử dụng bởi nó sẽ tạo ra rất nhiều cảm giác cho người nghe, nếu sử dụng đúng mục đích, từ ngữ của chúng ta tế nhị dịu dàng thì sẽ tạo cho chúng ta những tình cảm đáng quý và trân trọng nhất, những tình cảm to lớn có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tâm tư nguyện vọng của mỗi người. Những ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng cần phải được sử dụng và chọn lựa kĩ lưỡng, giống như nhà văn Việt Nam đã sử dụng trong câu thơ sau: Bác Dương thôi đã thôi rồi. Ở đây đều là nói sự ra đi và cái chết của bác Dương, nhưng nhà văn đã biết sử dụng những từ ngữ tránh đem lại cảm giác đau đớn và xót xa đến con người, cũng cùng một hàm nghĩa nhưng cách sử dụng những từ đồng nghĩa để tránh những từ ngữ đau thương, xót xa là những điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Giống như chúng ta cùng một hoàn cảnh vậy tại sao chúng ta không sử dụng những từ ngữ đêm lại những giá trị to lớn, và có ý nghĩa nhất, trong cuộc sống của mỗi chúng ta tâm tư tình cảm đó sẽ để lại cho chúng ta những điều mang lại những ý nghĩa cần thiết và quan trọng nhất. Một lời nói được sử dụng cần phải suy nghĩ chín chắn và nó đúng với hoàn cảnh tranh làm cho người nghe có cảm giác bị thô tục và ghê rợn, những điều đó phụ thuộc vào việc sử dụng ngôn ngữ của chúng ta. Lời nói là những công cụ vô cùng hữu ích nhưng việc sử dụng nó một cách có ý nghĩa và hiệu quả nhất là điều quan trọng và góp phần mạnh mẽ làm nên giá trị đạo đức cho phẩm chất của con người.
Đôi khi chỉ vì những câu nói không suy nghĩ mà để lại cho người nghe những cái đau đớn và những tổn thương vô cùng sâu sắc, chính vì vậy chúng ta nên chọn lựa ngôn ngữ để diễn tả nó một cách có ý nghĩa quan trọng và ý nghĩa hơn, muốn làm được những điều đó chúng ta cần phải kiềm chế những cảm xúc của bản thân những lúc giao tiếp với người khác. Bởi một ngôn ngữ hay có thể để lại những hạnh phúc cho người nghe, nhưng một lời nói không ý thức được trạng thái của sự vật nó có thể gây ra đau đớn cho người nghe trong một thời gian dài nó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của họ.
Việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là một điều vô cùng cần thiết ngoài học tập những kiến thức về văn hóa thì vấn đề tu dưỡng về đạo đức cũng luôn luôn được đề cao và nó trở thành một phương tiện quan trọng trong giao tiếp của mỗi con người. Cùng một ngôn ngữ thể hiện nhưng chúng ta nên lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp tránh những ghê sợ đối với người nghe.
Lời nói không mất tiền mua chính vì vậy chúng ta nên sử dụng những ngôn ngữ dễ nghe để có thể vừa lòng được người khác, nên có những suy nghĩ chín chắn và đúng về việc sử dụng ngôn ngữ, có như vậy chúng ta mới làm chủ được chính cuộc sống và cuộc đời của mình.Hãy làm cho người nghe có cảm giác hạnh phúc và có thể làm vừa lòng được người nghe bằng những từ ngữ dễ nghe và để lại nhiều cảm xúc nhất cho người nghe.Khi chúng ta sử dụng những từ ngữ dịu dàng dễ nghe chúng ta sẽ có được tình cảm đáng quý mà họ dành cho mình, ra ngoài xã hội chúng ta sẽ được mọi người tôn trọng và có sự mến ngưỡng một cách rất sâu sắc.
Dân tộc ta cũng có rất nhiều những câu tục ngữ khuyên răn chúng ta về lời ăn tiếng nói hàng ngày, cần phải sử dụng nó một cách có hiệu quả và đem lại những giá trị to lớn nhất, thì cuộc đời của chúng ta sẽ luôn luôn ngập tràn những niềm vui và sự tôn trọng mà mọi người dành cho mình, tình cảm của con người dành cho nhau đó là những tình cảm đáng quý nhất, sống trong xã hội như ngày nay tình yêu thương mà con người dành cho nhau là những tình cảm đáng trân trọng và giữ gìn nhất. Mỗi người chúng ta nên biết lựa chọn những cách giao tiếp cho phù hợp, bởi học ăn học nói học gói học mở, để nói ra những lời nói hay, chúng ta phải học cách giao tiếp cho phù hợp và sử dụng những từ ngữ cho phù hợp với lòng người.
Trong cuộc sống bên cạnh những con người luôn biết sử dụng những từ ngữ hay và dễ nghe thì lại có những người hay sử dụng những từ ngữ thô tục, và biểu hiện đó là những con người không có đạo đức không có văn hóa.
Chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mỗi ngày, luôn luôn phải có tinh thần phê và tự phê đối với bản thân bởi đó là yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta có được phẩm chất tốt và vô cùng ca quý, giá trị của nó để lại cho nhân loại cũng vô cùng nhiều và để lại được cho nhân loại những điều có ích nhất.
chuc p hk tot