1. So sánh chiều dòng điện với chiều eelectron tự do trong kim loại.
2. Tác dụng của dòng điện là gì ? Kể tên các nguồn điện thường dùng(3 cái). Thế nào là mạch điện kín?
3. Lấy 3 ví dụ cho mỗi tác dụng của nguồn điện.
4. Trình bày tác dụng từ và tác dụng hóa học của dòng điện.
1.Dòng điện trong mạch có chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng điện tới cực âm của nguồn điện.
Chiều quy ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
1. Chiều dòng điện (quy ước) trái ngược với chiều các electron tự do trong kim loại :
-Chiều dòng điện (quy ước) là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
-Chiều electron tự do trong kim loại là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực dương của nguồn điện
2. *Tác dụng của dòng điện :
_Tác dụng nhiệt. VD : bàn là, bếp điện, cầu chì ...
_Tác dụng phát sáng. VD : đèn điôt phát quang (đèn LED), bóng đèn bút thử điện...
_Tác dụng từ. VD : chế tạo nam châm, chuông điện, cần cẩu điện ...
_Tác dụng hóa học. VD : trong mạ điện (mạ vàng, mạ bạc,..), nạp điện cho acquy...
_Tác dụng sinh lí. VD : trong y học (châm cứu điện, mát-xa điện, dùng xung điện kích thích tim đập trở lại...)
*Các nguồn điện thường dùng (3 cái) : pin tiểu, pin đại, acquy, ...
*Mạch điện kín : dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện bằng dây điện
3. ví dụ mik lấy ở phần câu 2 r nhé
4.
_Tác dụng từ : cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. Nam châm điện có tính chất từ và nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép. Ta nói dòng điện có tác dụng từ
_Tác dụng hóa học : chẳng hạn khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn. Ta nói dòng điện có tác dụng hóa học