1) Viết đoạn văn ngắn 6 đến 8 câu trình bày suy nghĩ của em về lời "xin lỗi".
2) Viết đoạn văn ngắn 6 đến 8 câu trình bày suy nghĩ của em về lời "cảm ơn".
3) Miêu tả hoạt động của 1 người thân mà em ấn tượng.
Mấy bạn giúp mình với mai mình kiểm tra bài này òi!!!
Minh Vy Nguyễn Phúc
1) Trong cuộc đời, ai chẳng có lúc trót làm việc gì đó hoặc nói điều gì đó làm cho người khác thấy tổn thương. Giải pháp tốt nhất lúc này là xin lỗi. Tuy nhiên, nói lời xin lỗi cũng không hề đơn giản. Đúng không bạn?
Xin lỗi càng sớm càng tốt
Lời xin lỗi không phải là một thứ có thể “để dành”. Vì vậy, nếu thấy cần phải xin lỗi ai đó thì đừng chần chừ mà phải nói ngay, trước khi lời xin lỗi có thể gây ra sự gượng gạo cho bạn và ai đó. Bạn biết đấy, chẳng phải ai cũng đủ kiên nhẫn chờ đến lúc bạn nói ra lời xin lỗi đâu. Nếu họ không chờ nổi mà quyết định “giận luôn cho rồi” thì sao nhỉ?
Nên xin lỗi trực tiếp
Có rất nhiều cách để nói lời xin lỗi. Như gửi một bức thư, send đi một email, tặng người đó một bó hoa hay món quà độc đáo…Những cách xin lỗi gián tiếp này có thể làm bạn thấy đỡ khó xử khi đối diện cùng người bị tổn thương. Nhưng cách hay nhất vẫn là “mặt đối mặt” cùng người ấy. Khi đó, thái độ chân thành của bạn sẽ được đánh giá cao đấy.
Chân thành lắng nghe
Biết mình có lỗi thì bạn hãy nhận lỗi và tiếp thu những ý kiến của đối phương một cách thành khẩn. nên để họ nói những suy nghĩ, bực bội hay những gì khiến họ thấy khó chịu ở bạn. Tất nhiên, những lời này không phải khi nào cũng dễ nghe rồi. Nhưng bạn cần thật kiên nhẫn, đừng tỏ ra nôn nóng khi nghe ngưòi ra nói.
Không vội vàng
Chắc hẳn phải một thời gian dài sau khi bạn nói lời xin lỗi thì đối phương mới có thể ‘tha thứ” cho bạn đựơc. Cũng còn tuỳ vào hành vi bạn gây ra cho người ta tổn thương nhiều hay ít nữa. Dù gì thì bạn cũng không nên tạo áp lực cho "đối tác” phải tha lỗi ngay cho bạn. Đâu phải ai cũng sẵn sàng bỏ qua những lời nói, hành động đã khiến người ta thấy mình bị tổn thương đâu.
Đừng tái phạm
Nếu bạn xin lỗi hôm trứơc mà hôm sau đã lặp lại hành động khiến người ta đùng đùng tức giận thì quả là dại dột đấy bạn ạ. Nếu như vậy thì hẳn người kia sẽ nghĩ rằng lời xin lỗi của bạn là không thực lòng chút nào và bạn xin lỗi cũng chỉ vì một lí do nào đó thúc ép mà thôi. Hãy làm sao để lời nói của bạn đi đôi với việc làm nhé!
Nói lời xin lỗi có quá khó không?
Khi vô tình làm tổn thương ai đó, bạn rất mong được tha thứ. Mặc dù nhiều trường hợp là không, nhưng trong hầu hết các trường hợp bạn sẽ được tha thứ và tiếp tục mối quan hệ của mình. Tuy nhiên, trước khi được tha thứ, bạn sẽ cần phải chuộc lỗi với những gì bạn gây ra. Những người khác cần bạn hiểu mức độ nghiêm trọng với những gì bạn gây ra trước khi người ấy có thể tha thứ cho bạn.
Nhận ra tác hại của những hành động bạn đã làm. Nếu sự thiệt hại bạn gây ra giống như một đòn giáng mạnh vào cuộc sống người khác, thì gần như chắc chắn là bạn sẽ không được tha thứ. Người mà bạn đã gây tổn hại cần bạn nhận ra rằng những hành động của bạn gây hậu quả thế nào.
Cảm thấy ăn năn với những gì bạn đã làm. Để được tha thứ, đầu tiên bạn phải cảm thấy tệ hại về hậu quả của mình. Bạn phải cảm thấy thật sự ăn năn, hối cải với những gì bạn gây ra để người khác tin bạn.
Có trách nhiệm với những gì bạn gây ra. Hãy đưa ra những lý do chính đáng. Dù cho bạn có nhiều lý do tốt để chọn cách bạn đã làm thì hành động của bạn đã gây tổn hại cho người khác. Hãy có trách nhiệm với việc này. Hãy nói “Tôi đã sai”, có thể là một cách để bạn dễ được tha thứ hơn.
Quyết định là bạn không bao giờ lựa chọn những điều ngu ngốc như vậy nữa. Nếu bạn thấy bản thân mình rơi vào tình huống tương tự trong tương lai, hãy đưa ra quyết định khác nhé! Đừng đi lại vết xe đổ.
Đền bù với những gì bạn đã gây ra. Hãy đền bù với những thiệt hại tài chính bạn gây ra. Nếu bạn gây tổn thương tình cảm cho người khác, hãy đưa họ đi trị liệu và chịu mọi phí tổn. Hãy đến gặp các chuyên gia với người bạn gây ra lỗi với họ nếu họ yêu cầu bạn. Hãy làm bất cứ điều gì trong khả năng của bạn để sửa sai.
Xin được tha thứ. Nói với người mà bạn đã gây lỗi rằng bạn thật sự xin lỗi vì những gì bạn đã làm. Sau đó, xin người đó tha thứ cho những hành động của bạn.
Tha thứ cho bản thân. Một mối quan hệ sẽ chẳng đi đến đâu nếu bạn tiếp tục dằn vặt bản thân. Một khi bạn đã chịu trách nhiệm với những lựa chọn sai lầm của mình và đã làm mọi thứ để bồi thường, bạn cũng nên chấm dứt sự ăn năn này đi. Hãy thôi oán trách bản thân vì những lựa chọn không đúng trong quá khứ. Thay vào đó, bạn nên tập trung để có những lựa chọn tốt hơn trong tương lai.
2)
Trở về với thời Hùng Vương dựng nước, những câu chuyện truyền miệng trong dân gian vẫn nhắc rành rọt đến chàng Lang Liêu với “bài toán” hóc búa vua ra: “ơn tổ tiên ông bà là trọng. Nay đến gần ngày Tết, các con ai nấy phải tự tìm kiếm hoặc làm ra những món ăn đặc biệt nhất để dâng cúng tổ tiên. Món ai dâng lạ nhất, ngon nhất, ta sẽ truyền ngôi cho…”.
Trong khi các hoàng tử khác tìm kiếm đủ sơn hào hải vị từ khắp nơi mang về thì trong cung, lại có một chàng hoàng tử mồ côi mẹ – chính là Lang Liêu nghĩ đến việc chọn gạo nếp thật ngon, tự tay mình làm nên những chiếc bánh kì lạ; có một không hai để dâng cúng tổ tiên. Vua hỏi sao con làm bánh này, thì Lang Liêu thưa: “Bánh này tượng trưng cho công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái. Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Bởi công ơn cha mẹ lớn tựa trời đất, nên con tự tay làm bánh ấy như báo đáp ơn nghĩa sinh thành”.
Món bánh ấy trở thành món bánh không thể thiếu trong mỗi mùa năm hết Tết đến. Và câu chuyện của Lang Liêu chính là bài học đầu đời cho mỗi đứa trẻ ngay từ thuở nằm nôi về lòng biết ơn, về việc hết lòng tự mình báo đáp ơn mẹ cha, tổ tiên bằng những việc làm trong khả năng của mình và d sức mình.
Thực tế, lòng biết ơn được người Việt Nam trân trọng đến mức nó luôn được xếp hàng đầu, như nền tảng đầu tiên của lẽ công bằng và những gì tốt đẹp nhất ở đời, xem việc biết ơn, trả ơn như đạo làm người căn bản. Điều này được thể hiện đậm nét trong những nghi lễ, tập tục mang đậm tính lịch sử và văn hóa, được lưu truyền nhiều đời nay…
3)
Trong gia đình của em, ai cũng là người em yêu quý, nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ của em. Mẹ em năm nay đã 37 tuổi. Mẹ có dáng người cân đối, thon thả. Mái tóc của mẹ em là tóc xoăn, có màu nâu mượt. Khuôn mặt trái xoan với đôi mắt hai mí, chiếc mũi cao cao và đôi môi đỏ hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ là nững nét nổi bật. Mẹ em sở hữu làn da trắng hồng tự nhiên. Hằng ngày, mẹ em thường hay mặc những chiếc váy đẹp được cách điệu nhưng không quá diêm dúa.
Mẹ em không những xinh đẹp mà còn rất đảm đang nữa. Hôm nào trong nhà có ai sinh nhật, mẹ thường về sớm để chuẩn bị mọi thứ. Một lần, khi đi học về em đã thấy mùi thơm phức cảu các món ăn phát ra từ nhà mình rồi. Vào trong nhà, trên bàn ăn thấy bày bao nhiêu là món ăn ngon: Đỏ của cà chua, xanh cảu rau, nâu của thịt bò,… Tối hôm đó, nhà em ăn sinh nhật rất vui vẻ. Có lần, trời đổi gió, em bị ốm, sốt cao tới 39 độ, mẹ em rất lo lắng. Mẹ đưa em vào bệnh viện để khám, bác sĩ bảo em bị viêm phổi. Bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo mẹ cho em uống cho đến khi hết sốt. mẹ chăm sóc em rất ân cần, chu đáo. Sau ngày em bị ốm, mẹ em gầy hẳn đi vì những đêm thức trắng để chăm sóc em.
Em rất yêu mẹ của em. Dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về mẹ của mình. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ sự chăm sóc,yêu thương của mẹ.
Bài 2: Gia đình là nơi ai cũng muốn về, nơi đây thật ấm áp, chan chứa tình yêu thương. Người đã làm cho gia đình vui ve, gần gũi, yêu thương nhau hơn là mẹ em.
Em là con thứ hai trong gia đình, trước em có cả anh trai hơn em những mười lăm tuổi nên chắc ai cũng đoán được mẹ đã ngoài 50. Tuy được xếp vào tốp những người thấp bé, nhẹ cân nhưng ở cơ quan có việc gì khó là mẹ giúp liền. Mái tóc đen của mẹ ngày nào giờ đã ngả sang màu hạt dẻ, đã điểm những sợi tóc trắng, mái tóc ngắn đó ôm lấy khuôn mặt gầy tỏ rõ mẹ là một người nhã nhặn và không cầu kì. Khuôn mặt mẹ đã xuất hiện những nếp nhăn và nững đốm tàn nhang nhưng sao chúng lại gần gũi, thân thương đến vậy. Vầng trán cao, gương mặt sáng sủa, đôi mắt sáng long lanh như những vì sao đêm cho thấy mẹ là một giáo viên ưu tú. Đôi môi tím hồng của mẹ luôn nở một nụ cười rạng rỡ làm ai thấy mẹ cũng vui. Mẹ ăn mặc giản dị nhưng toát lên một vẻ thanh cao, thân thiện. Mẹ đã ngoài độ tuổi xuân mà đã sắp lên chức bà nội nên hay bị đau khớp, cả nhà ai cũng muốn đõ mẹ một tay. Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, ở nhà mẹ còn soạn giáo án, đọc thêm sách phục vụ bài giảng trên lớp ngày mai. Em rất kính trọng mẹ nói riêng và các thầy cô giáo nói chung vì họ đã đào tạo ra những người công dân có ích cho xã hội. Tuy bận việc công, việc nhà nhưng tối nào mẹ cũng vào bếp tự tay nấu những món ngon cho cả nhà.
Câu hát:” Từ ngày sinh ra mẹ nâng như trứng, mẹ hứng như hoa” quả là không sai. Mẹ là người đã nâng niu, dậy dỗ, nuôi nấng và cho em bao tình yêu thương. Em biết ơn mẹ nhiều!
CẢM ƠN Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả nhũng người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ.Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cám ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.