K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2017

Câu 1:

=>

I. Ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống sinh vật

Ánh sáng là nhân tố cơ bản của môi trường tự nhiên, do :

- Ánh sáng chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi nhân tố khác của môi trường.

- Cường độ ánh sáng giảm dần từ xích đạo đến cực Trái Đất, từ mặt nước đến đáy sâu và biến đổi tuần hoàn theo ngày đêm và theo mùa.

- Thành phần của phổ ánh sáng có tác dụng lên đời sống sinh vật ở nhiều mặt:

Thành phần phổ ánh sánh

Tác dụng lên đời sống sinh vật

Phổ tử ngoại

(

Tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật; song cường độ mạch, tia tử ngoại có thể huỷ hoại chất nguyên sinh và hoạt động của các hệ men, gây ung thư da.

Ánh sáng nhìn thấy

(từ 3600-7600 Å)

Trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, quyết định đến thành phần cấu trúc của hệ sắc tố và sự phân bố của các loài thực vật.

Phổ hồng ngoại

(>7600 Å )

Chủ yếu tạo nhiệt.

1. Sự thích nghi của động vật với ánh sáng :

Tác động của ánh sáng

Đặc điểm của thực vật

Ý nghĩa thích nghi của đặc điểm đó

Ánh sáng mạnh, nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc

Cây ưa sáng, thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. Lá và cành ở phía dưới sớm rụng. Lá cây nhỏ, màu nhạt, mặt trên của lá có lớp cutin dày, bóng, mô giậu phát triển. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất.

Có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.

Cây thích nghi theo hướng giảm mức độ ảnh hưởng của ánh sáng mạnh, lá cây không bị đốt nóng quá mức và mất nước.

Ánh sáng yếu ở dưới bóng cây khác

Cây ưa bóng ở dưới tán các cây khác. Thân nhỏ. Lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu kém phát triển. các lá xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất.

Có khả năng quang hợp dưới ánh snág yếu, khi đó cường độ hô hấp của cây yếu.

Nhờ có các đặc điểm hình thái thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu nên cây thu nhận đủ ánh sáng cho quang hợp.

Ánh sáng chiếu nhiều về một phía của cây

Cây có tính hướng sáng, thân cây cong về phía có nhiều ánh sáng.

Tán lá tiếp nhận được nhiều ánh sáng.

Cây mọc trong điều kiện ánh sáng dưới đáy hồ ao

Lá cây hông có mô giậu hoặc mô giậu kém phát triển, diệp lục phân bố cả trong biểu bì lá và có đều ở 2 mặt lá.

Tăng cường khả năng thu nhận ánh snág cho quang hợp.

2. Sự thích nghi của động vật với ánh sáng :

- Những loài ưa hoạt động ban ngày (ong, thằn lằn, nhiều loài chim, thú) với thị giác phát triển và thân có màu sắc nhiều khi rất sặc sỡ.

Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian. Nhiều loài động vật, nhất là chim định hướng đường bay theo ánh sáng Mặt Trời và các vì sao khi di cư từ miền Bắc về miền Nam bán cầu - nơi có khí hậu ấm áp. Ong sử dụng vị trí của Mặt Trời để đánh dấu và định hướng bay đến nguồn thức ăn

- Những loài ưa hoạt động ban đêm hoặc sống trong hang như bướm đêm, cú, cá hang... thân có màu xẫm. Mắt có thể rất tinh (cú, chim lợn) hoặc nhỏ lại (lươn) hoặc tiêu giản, thay vào đó là sự phát triển của xúc giác và cơ quan phát sáng (cá biển ở sâu).

- Nhiều loài ưa hoạt động vào xẩm tối (muỗi, dơi) hay sáng sớm (nhiều loài chim).

5 tháng 3 2017

Tớ giải giúp nè!

Câu 2:

=>

Có thể hình dung nhu cầu nước của cây một cách như sau:

- Khái niệm: Thoát hơi nước là sự mất nước từ bề mặt lá qua hệ thống khí khổng là chủ yếu và một phần từ thân, cành

- Vai trò của quá trình thoát hơi nước:

+ Nhờ có thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp tới từng tế bào của cây.
+ Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò: giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.

+ Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho các quá trình sinh lý xảy ra bình thường.

+ Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cung cấp cho quang hợp.

=> Mối liên quan giữa quá trình thoát hơi nước và quá trình quang hợp: Lá cây thoát hơi nước qua khí khổng tạo lực hút nước và tạo điều kiển để CO2 khuếch tán vào nước. Nước và CO2 được lấy vào lá là nguyên liệu để cây quang hợp

22 tháng 2 2023

Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là 30oC. Ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thậm chí có thể khiến sinh vật ngừng sinh trưởng phát triển và chết.

22 tháng 2 2023

Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau: Mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt khác nhau là khác nhau. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.

→ Từ ví dụ trên cho thấy:

 

+ Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

+ Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

+ Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.

13 tháng 5 2018

Các kết luận đúng: (1).

Môi trường bao gồm đất, khí quyển, nước và môi trường sinh vật; có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

Nhân tố sinh thái là những yếu tố môi trường tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.

Chọn A.

7 tháng 4 2017

Đáp án C

(1) Đúng. Đây là khái niệm nhân tố sinh thái.

(2) Đúng. Trong đó, môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái

(3) Sai. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa sinh vật/nhóm sinh vật này với sinh vật/nhóm sinh vật khác

      (4)Đúng. Khái niệm môi trường sống.

21 tháng 4 2018

Đáp án C

(1) Đúng. Đây là khái niệm nhân tố sinh thái.

(2) Đúng. Trong đó, môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái

(3) Sai. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa sinh vật/nhóm sinh vật này với sinh vật/nhóm sinh vật khác

     (4) Đúng. Khái niệm môi trường sống

4 tháng 6 2016

- Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ phản ứng hóa học, sinh hóa học trong tế bào.

- Đặc điểm:

+ Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở các vùng Nam Cực, Bắc cực, các đại dương, sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 150C. Các enzim, các protein vận chuyển chất dinh dưỡng và các riboxom hoạt động bình thường ở nhiệt độ thấp. Màng sinh chất của chúng chứa nhiều axit béo không no nên ở nhiệt độ thấp màng vẫn duy trì ở trạng thái bán lỏng, nếu nhiệt độ trên 200C màng sinh chất bị vở.

+ Vi sinh vật ưa ấm sống trong đất, nước, cơ thể người và gia súc, vsv gây hư hỏng đồ ăn, thức uống, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 20-400C.

+Vi sinh vật ưa nhiệt thường sống ở các đống phân ủ, đống cỏ khô tự đốt nóng và các suối nước nóng. Sinh trưởng tối ưu ở 55-650C, hoạt động của các enzim và riboxom của chúng thích ứng ở nhiệt độ cao. Đa số là vi khuẩn, nấm, tảo.

+ Vi sinh vật ưa siêu nhiệt thường ở vùng nóng bỏng của biển hoặc đáy biển, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 85 – 1100C.

24 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:

- Mỗi loại sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiêt độ và môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị chậm lại hoặc bị chết. Một số sinh vật có hiện tượng “nghỉ sinh trưởng” do tác động của nhiệt độ như động vật ngủ đông, cây rụng lá vào mùa đông.

- Ở thực vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, ra hoa,…

- Ở động vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kì sống, tỉ lệ của trứng, tỉ lệ giới tính,…

23 tháng 3 2022

tham khảo

a,Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°c. Tuy nhiên, cũng có một sô sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C).

b,Chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại, phát triển như kiếm mồi, chống lại kẻ thù, báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt… + Cạnh tranh xảy ra khi số lượng cá thể tăng lên quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, con đực tranh giành con cái... các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.

23 tháng 3 2022

giuppp

 

 

4 tháng 6 2016

- Độ pH ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…

-Vi sinh vật ưa trung tính: sinh trưởng tốt ở pH 6-8, ngừng sinh trưởng ở pH dưới 4 và trên 9 vì các ion H+ và OH- kìm hãm hoạt động của các enzim trong tế bào, đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh.

- Vi sinh vật ưa axit: pH 4-6, các ion H+ làm bền màng sinh chất của chúng nhưng không tích lũy bên trong tế bào, do đó pH nội bào vẫn duy trì gần trung tính. Số ít vi khuẩn và đa số nấm ưa axit, 1 số vi khuẩn ở đất mỏ (pH 2-3), suối nóng axit (pH 1-3).

- Vi sinh vật ưa kiềm sinh trưởng ở pH lớn hơn 9, đôi khi 11, có ở các hồ và đất kiềm, chúng duy trì pH nội bào gần trung tính nhờ khả năng tích lũy các ion H+ từ bên ngoài.