Câu 1: Cho biết các câu sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng.
a) "Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới"
b) "Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"
c) "Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
Câu 2: Chỉ rõ từng điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó.
a) "Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi hương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh là tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên." - (Thanh Trịnh)
b) "Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý." - (Nguyễn Phan Hách)
Câu 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong các câu sau:
a) "Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng." (Trần Đăng Khoa)
b) "Thuyền ơi thuyền nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền."
Câu 4: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu sau:
a) "Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân đầy đường." - (Trần Đăng Khoa)
b) "Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cây tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng khiếng nắng qua sông" - (Trần Đăng Khoa)
Gợi ý: thắp và lửa hồng giống với những gì của hoa râm bụt? Có phải cây râm bụt nở hoa màu đỏ giống như thắp lên những ngọn lửa hồng?
- Giữa lửa hồng và màu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức.
- Giữa thắp lên và nở hoa có sự tương đồng về cách thức.
b) Cụm từ nắng giòn tan trong câu sau đây có gì đặc biệt?
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
(Nguyễn Tuân)
Gợi ý: Chúng ta vẫn thấy nắng bằng cơ quan cảm giác nào? Thường thì nắng được thấy qua thị giác. Còn giòn tan là cái chúng ta không thể thấy qua thị giác (không thể nhìn thấy giòn tan) mà thường là qua xúc giác (sờ, cầm, nắm,...). Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác