Viết đoạn văn chứng minh câu tục ngữ:
'' Tốt gỗ hơn tốt nước sơn''
Please help me!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn thi chưa , nếu chưa thi thì đề là ăn quả nhớ kẻ trồng cây nha (TP Hải Dương )
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào?
"Uống nước" ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa...Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về..."
Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.
Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể...và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn mẫu 2
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.
Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.
Câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho chúng ta hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước để chúng ta có được thành quả như hôm nay. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.
Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, truyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.
Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì "ăn cây nào rào cây ấy" nhưng họ lại "ăn cây táo rào cây sung", không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát" nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại "lấy oán báo ân", tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo.
Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn mẫu 3
Những câu ca dao nói về lòng biết ơn, nhớ ơn, cách làm người rất đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam ta. Nhớ về cội nguồn, nhớ về thế hệ đi trước và cả thế hệ mai sau. Bởi thế mới có câu "Uống nước nhớ nguồn".
Câu tục ngữ là bài học lớn dạy cho ta biết cách làm người. Chỉ có bốn chữ ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa. "Uống nước" là điều kiện, "nhớ nguồn" là hệ quả. Nguồn là nơi phát nguyên những nguồn nước. Nước đầu nguồn thì trong mát ngọt lành. Nguồn nước thì có bao giờ vơi cạn? Nhờ nguồn mà sông suối, ao hồ, biển cả có nước quanh năm, sự sống được duy trì, cây cối đơm hoa kết trái. Uống nước là được hưởng thụ; nhờ có nguồn mà ta được uống nước. Chữ "nhớ" trong câu tục ngữ thể hiện hiện tấm lòng biết ơn, nhớ ơn. Câu tục ngữ nêu lên mối quan hệ lịch sử xã hội. Đó là hưởng thụ và nghĩa vụ. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta bài học đạo đức. Đó là phải biết ơn, nhớ ơn những người có công với mình. Những con người mà đã cho ta hạnh phúc, yên vui. "Uống nước nhớ nguồn' đã nói lên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, một quan niệm nhân sinh đầy tình người, đúc kết một nét đẹp về đạo lý, nhắc nhở mỗi người sống có tình có nghĩa, trọn vẹn thủy chung.
Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước. Đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đó là những người anh hùng vĩ đại đã đem mồ hồi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta... đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo... Đất nước được độc lập thanh bình, lá quốc kì đỏ thắm tung bay trên bầu trời độc lập là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Những con người không tên đã giành lại được giang sơn gấm vóc cho dân tộc Việt Nam ta. Giang sơn gấm vóc hôm nay là do nguồn thiêng ông cha. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng ca ngợi:
"Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước"
Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng thành quả, công sức của tiền nhân, gần gũi với mọi người từ đó sẽ tạo ra một xã hội văn minh, đoàn kết. Bởi thế mà "uống nước nhớ nguồn" được coi là nền tảng của một xã hội văn minh lành mạnh. Một con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành luôn có những tấm lòng, những hành động mà phải nhớ ơn. Trước hết là cha mẹ. Cha mẹ là người không chỉ có công ơn sinh thành trời bể mà còn là những năm tháng nhọc nhằn nuôi nấng. Những đêm mưa lạnh mẹ ôm con ngủ, những ngày nắng gió cha đưa con tới trường. Biết bao sự nhọc nhằn mà cha mẹ đã phải trải qua để chúng ta lớn lên, thành người. Cha mẹ nuôi con bằng tình thương. Từng ngày từng ngày cha mẹ chẳng quản ngại khó khăn gian khổ mà nuôi nấng chúng ta. Đối với cha mẹ, con cái luôn là một niềm hi vọng và ước mơ. Bởi thế mà công ơn trời bể ấy, dù bạn có dành hết phần đời của mình cũng chưa chắc đã trả hết được. Rồi đến trường học, thầy cô chính là người có công ơn thứ hai. Thầy cô là người truyền tụng kiến thức, tri thức nhân loại cho chúng ta. Để chúng ta có thể phát triển toàn diện cả về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, thì thầy cô chính là một phần ấy. Không phủ nhận những tấm gương tự học, nhưng đó chỉ là con số rất ít. Thầy cô luôn là bến đò của tri thức, là người có công ơn dạy dỗ chúng ta thành công hơn trong cuộc sống. Rồi tiếp nữa là cấp trên của ta tại nơi làm việc. Họ sẽ là những người cho ta những bài học thực tế, kinh nghiệm trong công việc. Và còn nhiều rất nhiều những người khác nữa. Nhưng gần gũi với chúng ta nhất chính là họ. Bởi công lao của họ đối với ta là to lớn vì thế mà ta không được rũ bỏ nó. Nếu rũ bỏ nó, phủ nhận nó, thì bạn sẽ không phải là một con người đúng nghĩa con người. Con người có bộ não nhưng cũng có trái tim. Đã có người từng nói, "Nếu sống mà rũ bỏ quá khứ là không có trái tim". Bạn là con người, và bạn có trái tim. Vì vậy, bạn hãy tự nhủ lòng mình phải nhớ ơn những người đã có công lao to lớn không gì thay thế được. Bởi đó là cách sống, đạo lý làm người ngẫu nhiên và tất nhiên mà một con người cần phải có.
"Uống nước nhớ nguồn" là đạo lý sống biết bao đời nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó vẫn sẽ đúng và mãi đúng cho đến ngàn đời sau. Bởi giá trị của nó không đơn thuần là một tác phẩm văn học mà còn là đạo lý làm người.
Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn mẫu 4
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đôi với người khác - người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:
Uống nước nhớ nguồn
Câu tục ngữ chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn - nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.
Truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờ cúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Vì thế mà:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng, ở mỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.
Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời "mang gươm đi mở cõi" lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học... luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thể nhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "nhà tình nghĩa"... Xã hội cũng có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 - ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư", "không thầy đố mày làm nên" là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện bằng sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời.
Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thể thiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lẽ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy
Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn mẫu 5
Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bởi vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thể tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gửi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:
"Uống nước nhớ nguồn"
Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay, khối óc của mình cho nên ta phải nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.
Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.
Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị người đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.
Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...
Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đổi bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tỉnh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trải qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian... Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.
Nguồn:gg
tham khảo
Ông bà ta có câu: Có chí thì nên. “Chí” chính là chí hướng, là hoài bão, là nghị lực. Chỉ cần có đủ những thứ ấy, ắt sẽ làm nên chuyện. Thực vậy, trong cuộc sống này, để đạt được thành công, hoàn thành được ước mơ, thì ta buộc phải đối mặt với những cam go, thử thách, khó nhọc. Phải vượt qua những điều ấy, thì mới chạm tay được đến thành công. Và để làm được, thì ta cần phải có nghị lực, có ý chí kiên cường. Tựa như một học sinh, để đạt được thành tích tốt thì phải chăm chỉ học tập, vượt qua những cám dỗ của bao thú vui khác. Ngược lại, nếu như sống mà không có nghị lực, không có chí hướng, cứ gặp khó khăn là từ bỏ, thấy vất vả là chán nản, thì mãi sẽ không bao giờ hoàn thành được việc gì, chứ đừng nói đến thành công. Ý chí, nghị lực không tự nhiên sinh ra, và nó cũng không phải là mãi mãi. Chúng ta cần phải khơi dậy và nuôi dưỡng nó trong chính mình. Như tạo dựng ước mơ, để ra những mục tiêu ngắn… Cứ như thế, dần hình thành một quy luật trong mình. Như vậy, câu tục ngữ Có chí thì nên thực sự là một bài học ý nghĩa mà ông cha truyền lại cho chúng ta.
Tham khảo
Tấc đấc tấc vàng có nghĩa là quý như đất , quý như vàng .Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Phát triển nghề nông là để cho đất . Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia . Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất , bỏ hoang vàng bạc
In đậm : Câu bị động
In nghiêng : Câu chủ động
TK
Tấc đấc tấc vàng có nghĩa là quý như đất , quý như vàng .Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Phát triển nghề nông là để cho đất . Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia . Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất , bỏ hoang vàng bạc
In đậm : Câu bị động
In nghiêng : Câu chủ động
bạn tk
Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quí báu nói về tình cảm, về kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước. Một trong những kinh nghiệm được ca dao ghi lại nói về sức mạnh của sự đoàn kết:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Đọc câu ca dao trên, ta thấy ý nghĩa của nó thật là sâu sắc. Một cây sẽ yếu ớt mỏng manh trước cuồng phong bão táp. Nhiều cây chen chúc, sát cánh bên nhau sẽ tạo ra khóm cây, rừng cây vững chãi, gió lay chẳng đổ, bão rung chẳng vời. Từ hình ảnh thiên nhiên, ta liên tưởng đến cuộc sống của con người. Đó chính là sự tập hợp ý chí, sức lực, hành động của nhiều người tạo thành sức mạnh tổng hợp, làm nên những thành công lớn mà cá nhân hoặc tập thể nhỏ không thể làm được.
Lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay là nguồn gốc của bài học ấy và cũng là sự chứng minh hùng hồn cho bài học ấy.
Từ xa xưa, những người thổ dân đã biết đoàn kết sống thành bộ tộc để bảo vệ đất đai, chống lại thú rừng. Trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng khối đoàn kết vững chắc là cực kì quan trọng. Nếu biết đoàn kết, chúng ta sẽ tiêu diệt được nhiều kẻ thù. Như ở đời nhà Trần, quân dân ta đã đoàn kết tiêu diệt quân Nguyên – Mông. Thời đó quân Nguyên rất mạnh. Chúng đã từng tuyên bố “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được tới đó”. Trong khi đó, triều đình nhà Trần mở họi nghị Diên Hồng khơi dậy tinh thần đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. Miền xuôi cũng như miền ngược, già cũng như trẻ, gái cũng như trai, đều chung một ý chí chống giặc ngoại xâm. Nhỏ tuổi như Trần Quốc Toản cũng cầm quân ra trận và lập được nhiều chiến công. Cuối cùng, dù thế giặc mạnh như chẻ tre nhưng quân dân ta vẫn đánh đuổi được 50 vạn quân xâm lược Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi nước ta.
Đến đời nhà Lê, Lê Lợi đã kêu gọi những anh hùng có chí khí cùng đứng lên dựng cờ tụ nghĩa. Ông tập hợp dưới lá cờ của mình mọi người dân yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đoàn kết chặt chẽ “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Vì có tinh thần đoàn kết suốt mười năm kháng chiến, đoàn quân của ông đã thắng trận trở về giữa niềm hân hoan vui mừng của nhân dân. Và Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải mà em khâm phục, cũng đoàn kết tập hợp nghĩa quân. Những người nông dân, những người trí thức, những tướng sĩ… đều cùng một lòng với minh chủ đánh đuổi quân Thanh khỏi biên giới, đem lại cuộc sông thanh bình cho nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Khối đoàn kết toàn dân góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chín năm thần thánh.
Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp khẳng định tinh thần đoàn kết của nhân dân ta thì cuộc kháng chiến chống Mĩ là một bản anh hùng ca đáng tự hào về khối đoàn kết dân tộc. Đương đầu với nửa triệu giặc Mĩ xâm lược có pháo đài bay, có hàng rào điện tử, nhân dân hai miền Nam Bắc nước ta đã xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang, kết thúc hơn 20 năm kháng chiến chống Mĩ bằng chiến địch Hồ Chí Minh 1975 vang dội lịch sử, chấn động địa cầu.
Không những tinh thần đoàn kết đem lại những thắng lợi vĩ đại trong chiến đấu, mà còn đem lại những thành công to lớn trong lao động sản xuất. Ngắm nhìn những con đê hùng vĩ hai bên bờ sồng Hồng, ta thật ngạc nhiên trước sức mạnh của người xưa. Cứ đến mùa mưa, nước sông Hồng đỏ ngầu, gầm réo, hung hăng muốn tràn vào làng mạc, phố xá, nhưng làm sao vượt qua được con đê vừa dài, vừa rộng, vừa cao. Ai đã đắp nên những con đê ấy? Không riêng ai cả. Hàng chục triệu, trăm triệu con người đã dùng bàn tay bé nhỏ, với công cụ lao động thô sơ, đắp từ thuở xưa và tiếp tục đắp suốt ba, bốn ngàn năm nay. Đó chính là một công trình tuyệt vời của sức mạnh đoàn kết.
Ngàv nay, do không chỉ biết đoàn kết nhân dân trong nước mà còn hợp tác quốc tế, nhân dân ta đã xây dựng được ngành công nghiệp dầu khí Vũng Tàu, các nông trường cà phê, cao su… nhân dân ta cũng đã và đang hoàn thành những công trình xây dựng to lớn: nhà máy thủy điện sông Đà, đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, mang ánh sáng đến mọi miền quê hẻo lánh. Rồi cầu Thăng Long sừng sững, thủy điện Trị An đồ sộ… và còn biết bao nhiêu công trình to lớn khác đã, đang và sẽ mọc lên như muốn nói với các bạn năm châu rằng: đất nước chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng luôn đoàn kết với nhau và tranh thủ sự đoàn kết quốc tế để xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh sánh kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Tóm lại, trải qua hàng mấy chục thế kỉ, câu ca dao của cha ông ta vẫn là một chân lí không gì lay chuyển được. Đó là một trong những bài học sâu sắc nhất mà nhân dân Việt Nam đã rút ra qua cuộc sống hàng ngàn năm của mình. Em càng hiểu sâu sắc vì sao Bác Hồ lại căn dặn thê hệ sau:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
Là người Việt Nam, chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với câu tục ngữ:
" Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa gì chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu! Câu tục ngữ này có ý khuyên nhủ chúng ta rằng trong cuộc sống, nếu như bạn chỉ đơn thương độc mã, tự lập làm điều gì đó một mình thì khả năng thất bại sẽ khá cao, nhưng nếu cùng nhau đoàn kết làm việc đó thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn và cũng sẽ có hiệu quả hơn. Đầu tiên, " Một cây " ở đây là người đời muốn ám chỉ đến sự yếu ớt của nó, chỉ là một cái cây nhỏ bé, trơ trọi giữa cuộc sống khắc ngiệt liệu có thể tồn tại. Điều này được hiểu là muốn nhắc đến sự đơn độc của một vật thể sống, nếu chỉ tự lập, cố gắng sinh tồn một mình chắc chắn sẽ thấy rất đơn độc và sẽ sớm gục ngã. Nhưng khi có " ba cây " chụm lại, thì lại khác, cái cây đơn độc kia lúc trước chẳng làm được tích sự gì, giờ đây có thể " nên cả hòn núi cao ". Cũng giống như vậy thôi, các vật thể sống quanh ta, và cả chính chúng ta cần có sự đoàn kết, để vượt qua những gian nan thử thách của đường đời. Con người chúng ta cũng nên học hỏi theo điều trên, để cùng nhau băng qua bao khó khăn, cùng nhau vượt muôn ngàn bão giông, thiên tai, cùng nhau góp sức xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Em rất thích câu tục ngữ trên, vì nó thể hiện một tinh thần đoàn kết rất đáng học hỏi.
1.Mở bài:
Nêu luận điểm cần giải thích. - Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó.
+ Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về cách nhìn nhận, đánh giá sự vật, con người trong cuộc sống. Từ xưa ông cha ta đã coi trọng nội dung bên trong hơn là hình thức bên ngoài.
+ Dẫn câu tục ngữ.
2.Thân bài:
Trình bày các nội dung giải thích. a. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ:
- Nghĩa đen:
+ Gỗ: là phần rắn của cây dùng để làm vật liệu đóng bàn, ghế, tủ, giường…
+ Nước sơn: là chất liệu dùng để phủ lên lớp bên ngoài các đồ vật để cho chúng thêm đẹp và bền chắc hơn.
- Nhiều người chỉ chú ý đến lớp sơn bóng nhoáng bên ngoài đã mua phải đồ dùng bằng gỗ xấu hay gỗ mọt. Vì thế chúng ta cần chú ý đến chất gỗ của đồ vật đó. Chất gỗ là quan trọng nhất và chất gỗ bên trong sẽ quyết định giá trị của đồ vật hơn là nước sơn.
- Nghĩa bóng:
Câu tục ngữ đúc kết một kinh nghiệm về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một con người.
+ Gỗ là nội dung thực chất bên trong của con người.
+ Nước sơn là hình thức thể hiện qua cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc……
- Không nên đánh giá con người qua cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.
b. Giảng giải ý nghĩa của vấn đề:
- Giúp ta có cách nhìn nhận, đánh giá một con người, một sự việc. Giá trị con người là ở tư cách, tài năng, chứ không phải ở hình thức bên ngoài.
- Phải sống sao cho chân thật, đừng giả tạo, lụa là. Sự giả tạo không sớm thì muộn cũng bị người xung quanh phát hiện, bấy giờ thì mọi người sẽ cười chê, xa lánh.
c. Mở rộng ý nghĩa của vấn đề:
- Câu tục ngữ trên cho thấy để đánh giá chính xác một con người thì tiêu chuẩn chủ yếu vẫn là nội dung, là phẩm chất đạo đức của con người. Bên cạnh đó cũng không xem nhẹ hình thức vì hình thức cũng góp phần không nhỏ trong việc hoàn chỉnh và nâng cao giá trị nội dung.
- Liên hệ với các câu tục ngữ khác như: “Cái nết đánh chết cái đẹp” hay “Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.
3. Kết bài:
Nêu ý nghĩa điều được giải thích. - Khẳng định giá trị câu tục ngữ còn có ý nghĩa đến ngày nay.
- Rút ra bài học cho bản thân, từ đó đề ra hướng tu dưỡng, phấn đấu của bản thân.
Lưu ý :- Chỉ cho điểm tối đa từng phần và cả bài khi bài làm của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và kĩ năng làm bài.
- Bài làm diễn đạt kém, nặng về trình bày ý không cho tới điểm trung bình.
Bài văn minh họa
Trong cuộc sống hang ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người, khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ, khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nghĩ đến câu tục ngữ:
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quí báu là ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?
Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu để tạo nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế… còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chin chắn: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta.
Bất kì câu tục ngữ nào cũng là sự đúc kết những kinh nghiệm sống quí báu của biết bao thế hệ con người. Tổ tiên ta cũng đã trải qua bao thất vọng, vấp váp mới rút ra được chân lí “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Khi đánh giá một sự vật ta phải coi trọng chất lượng của nó. Có khi người ta chỉ trọng đến cái lớp sơn bong nhoáng bên ngoài của một cái tủ mà mua về rồi không dung được nữa vì chất gỗ bên trong là một thứ gỗ mục rữa, sâu mọt. Một sản phẩm có mẫu mã tốtm có trang trí đẹp đến bao nhiêu mà chất lượng không tốt, không bền thì cũng không hữu dụng. Chỉ có chất lượng tốt càng được nhiều người ưa thích, càng bán dắt giá. Đó là cách đánh giá, cách nhìn chung về giá trị của một đồ vật. Trong cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Có người bản chất xấu xa nhưng khéo lừa bịp bằng cái vỏ hào nhoáng, bảnh bao bên ngoài. Một kẻ bất tài thường đội lốt người hiểu biết. Một người độc ác thường nói lời đạo đức. Một khuôn mặt xinh đẹp nhưng chưa hẳn là đẹp hoàn toàn nếu có một tâm hồn không đẹp. Chúng ta phải thật sự tỉnh táo, thận trọng đối với những con người đó. Khi cần chọn lựa, ta hãy chọn lấy cái bản chất làm căn bản, hãy vứt bỏ cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ lành lặn mà bên trong mục rỗng, vô vị. Một con người có đạo đức, tài năng thì dẫu ăn mặc tầm thường nhưng vẫn được kính trọng, nể nang. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực của người đó. Chùng ta phải hiểu biết rằng cái chân giá trị của con người chính là đạo đức, tài nặng, trí tuệ.
Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hang tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bong loáng hẵn làm ta vừa long và sẵn sang mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.
Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới
mình lập dàn ý cho bn nữa đấy
Câu tục ngữ là lời khuyên thật giản dị, nêu lên hai chất liệu hết sức gần gũi và quen thuộc trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Đó là "gỗ" và "nước sơn". Gỗ là chát liệu dùng để tạo nên vật dụng như tủ, bàn ghế... Còn "nước son" là chất liệu dùng để quét bên ngoài nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp của đồ vật. Muốn có một đồ vật bền ta nên chú ỷ đến chất gỗ bên trong, đừng vì màu sắc hào nhoáng bên ngoài mà để bị nhầm lẫn. Qua kinh nghiệm trong cuộc sông ông bà ta đã kết luận "gỗ tốt" hơn hẳn "nước sơn" đẹp. Từ nghĩa thực ấy, câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên thận trọng hơm trong cách nhìn và thực tế hơn trong cách sống, không nên dựa vào hình thức bên ngoài mà phải chu ý quan tâm đến chất lượng, phẩm giá bên trong để phán xót vấn đề. Thật vậy, thực chất bên trong của sự vật, cũng như đạo đức năng lực cùa con ngươi phải có giá trị hơn hẳn cái hình thức dáng vẻ hào nhoáng bên ngoài. Và lới khuyên ấy là một bài học quý báu cho mỗi chúng ta.
Trong thực tế của cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con nguới thi giữa hình thức và nội dung, giữa ben ngoài và thực chất bên trong không phải lúc nào cũng thống nhất nhau.
Những vật có chất luợng kém lại được mang một hình thức thật hấp dẫn. Cái tủ, cái bàn làm bằng gồ xấu thì luôn luôn có một lớp sơn sặc sỡ bao phủ bên ngoài. Cũng như người độc ác, bất tài thường được che giấu bởi lớp vỏ bên ngoài thật lịch sự, sang trọng.. Đứng trước những trường hợp ấy ta phải tỉnh táo và sáng suốt để nhận định đánh giá không bị nhầm lẫn. Và nếu phải chọn lựa thì ta nên lấy nội dung, chất luợng bên trong là tiêu chuẩn làm thuớc đo để đánh giá. Là vật dụng ta chú ý đến chất gỗ; là con người ta nên quan tâm đến đạo đức, trình độ năng lực cua người ấy. Có như vậy ta mới không hối tiếc sau này. Bởi lẽ hình thức bên ngoài không thể bền lâu rối cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, còn cái trường tồn vững chắc vẫn là cái cốt lõi bên trong. Ngoài ra, câu tục ngữ còn giúp ta một phương châm ở đời, đó là lo tu dưỡng rèn luyện cho bản thân : Đừng mải mê chạy theo hình thức mà quen đi cái gia trị của con người là phẩm hạnh, là tài năng, trí tuệ. Đây là một lời giáo dục thật đúng đắn để giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống.
Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ vấn đề được như vậy. Vì hiện nay có biết bao kẻ ưa chuộng hình thức, lớp hào nhóang bên ngoài. Họ thấy đẹp, thấy lịch sự là vừa ý, hài long. Thậm chi còn tệ hại nữa là họ lại quân niệm vê cái đẹp không dùng là sai, nên họ chỉ lo chăm chút cái dáng vẻ bên ngoài cho thật nổi bật, cho thật sáng rực mà quên đi việc rèn luyện phẩm chất bên trong. Những hạng người đó chỉ làm cho xã hội rối rắm, không giúp ích gì cho đất nước cả. Nói như vậy, không có nghĩa là ta phú nhận hoàn toàn giá trị của hình thức. Bởi lẽ, mặc dù nội dung quyết định giá trị sản phẩm, giá trị con người nhưng hình thức cũng góp phần biểu hiện nội dung, như ông bà ta xưa kìa thường nói "cái răng, cái tóc là gốc con người" đó sao. Do vậy, hình thức đẹp càng làm tâng giả trị của nội dung. Trong trướng hợp này hình thức và nội dung thống nhất nhaụ. Vì thế, một đó vật vừa có chất liệu tốt mà có mẫu mã, nước sơn đẹp thì đồ vật ấy càng có giá trị hơn. Cũng như con người, nếu có phẩm chất đạo đức, có năng lực tốt mà lại có thêm dáng vẻ bên ngoài dễ nhìn, lịch sự thì quả là đáng quy vô cùng. Cho nên khi đánh giá sự vật hay con người, ta phải biết kết hợp giữa nội dung, chất lượng với hình thức dáng vẻ bên ngoài thì sự đánh giá nhận xét sẽ đực chính xác hơn.
Câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" đã giúp cho ta một bài học kinh nghiệm về cách nhận định đánh giá đồ vật hoặc con người. Hiểu đúng, vận dụng đúng lời khuyên dạy trên chúng ta sẽ ít vấp phải sai lầm. Cũng từ bài học này giúp ta biết cách rèn luyện, tu dưỡng bản thân để tự nâng cào phẩm chất của một người học sinh ; đồng thời ta cũng thấy rõ hơn mối quan hệ hỗ tương đồng giữa hai mặt nội dung và hình thức để ta phấn đấu vươn lên thành người toàn diện sau này giúp ích cho đất nước quê hương.