Hãy nêu nguồn gốc của than đá!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo hiểu biết của mình thì:
- Cách đây khoảng hàng trăm triệu năm trước, nơi có rừng của những loài quyết hình thành. Sau nhiều năm, không thích với thiên nhiên hiện tại, ~ khu rừng này bị nhấn chìm sâu trong lòng đất và chúng dần dần thành than đá.
Nếu có gì sai sót thì xin các bạn khác góp ý nhé! Để mình rút kinh nghiệm cho ~ lần sao! Cảm ơn nhiếu!!!
Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation). Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Than đá, là sản phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được. Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Than đá được khai thác từ các mỏ than lộ thiên hoặc dưới lòng đất (hầm lò).
Fossi( Nhiên liệu hóa thạc)
Lý thuyết cho rằng nhiên liệu hóa thạch hình thành từ tàn tích hóa thạch của thực vật đã chết do tiếp xúc với nhiệt độ và áp suất trong lớp vỏ Trái đất trong hàng triệu năm được Andreas Libavius đưa ra lần đầu tiên "trong tác phẩm Alchemia [Alchymia] năm 1597" của ông và sau đó là bởi Mikhail Lomonosov "sớm nhất 1757 và chắc chắn là 1763". Thuật ngữ "nhiên liệu hóa thạch" lần đầu tiên được sử dụng trong công trình của nhà hóa học người Đức Caspar Neumann , trong bản dịch tiếng Anh năm 1759.
Coal ( than )
Than là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn, và dần chuyển hóa thành than nâu hay còn gọi là than non (lignit), và thành than bán bitum, sau đó thành than bitum hoàn chỉnh (bituminous coal), và cuối cùng là biến đổi thành than đá (anthracit). Quá trình biến đổi này là quá trình phức tạp của cả sự biến đổi về sinh học và cả quá trình biến đổi của địa chất. Đặc biệt, quá trình biến đổi về địa chất là cả một quãng thời gian được tính bằng hàng triệu năm.
Đá vôi ở Việt Nam:
- Nguồn gốc hình thành:
+ Đá vôi chủ yếu hình thành trong môi trường biển nông và ấm, do kết tủa dần từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác nhiều loài sinh vật biển.
+ Ban đầu, đá vôi hầu như nằm dưới đáy biển. Sau đó, do những vận động địa chất mà các lớp đá vôi được nâng lên, ép nén, uốn lượn.
- Vùng phân bố: Tập trung hầu hết ở miền Bắc nước ta.
+ Những tỉnh có diện tích đá vôi chiếm tới 50% diện tích toàn tỉnh: Hòa Bình (53,4%), Cao Bằng (49,47%), Tuyên Quang (49,92%).
+ Nhiều thị xã, trị trấn nằm trọn vẹn trên đá vôi: Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu, Yên Châu Sơn La (Sơn La), Tùa Chùa, Tâm Đường (Lai Châu), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang),…
Sơ đồ phân bố các diện đá vôi chủ yếu ở Việt Nam
Nguồn gốc từ thực vật:rau,cỏ,rơm,rạ,củ,quả,thân và lá của cây ngô,đậu,... Nguồn gốc từ động vật:được chế biến từ nguồn nguyên liệu động vật để chăn nuôi như:bột cá,bột thịt,bột tôm
Than đá được hình thành do các vết tích bị nén chặt của thực vật sống trong đầm lầy 250-350 triệu năm trước. Đấy là vào kỷ Carbon, khi động vật nguyên thuỷ lần đầu tiên xuất hiện trên cạn. Than đá hình thành từ vết tích của dương xỉ và các động vật nguyên thuỷ khác, bị bùn cát bao phủ và chôn vùi như một dạng đá mới. Trải qua nhiều triệu năm, vật liệu này biến thành than đá.Than đá được hình thành như thế nào ?
Ngày nay, quá trình tương tự cũng diễn ra ở các đầm lầy than bùn, nơi mà vết tích của các bãi cây bụi thấp mục rữa tạo thành than bùn. Khi than bùn khô, nó cháy giống như than đá. Ở một số nơi trên thế giới, diệp thạch (than nâu) được khai thác. Dạng than đá cứng nhất và tinh khiết hơn gọi là anthracit chứa rất ít tạp chất.
Cách nay khoảng 300 triệu năm về trước, thời tiết oi ả, mưa nhiều, trên trái đất mọc vô số cây to. Thân cây đại thụ bị gió xô đổ, bị nước xói đổ, thân cây bị nước đùa tới những trũng đất thấp chất đống lại, dưới ao hồ, biển cạn và khu vực ven biển đều có số lượng rất lớn thân cây cổ thụ chồng chất. Khi những trũng đất thấp chất đống lại, dưới ao hồ, biển cạn và khu vực ven biển đều có số lượng rất lớn thân cây cổ thụ chồng chất. Khi những trũng đất thấp ấy bị sụp lún, lại có cát và đất phủ ấp lên trên, đè bẹp những thân cây cổ thụ ấy xuống dưới địa tầng, trải qua một thời gian dài, với quá trình biến đổi phức tạp, hình thành nên lớp nham thạch có thể đốt cháy này.