K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2017

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, Thằng Bờm là bài ca dao rất phổ biến, có lẽ trẻ già, bé lớn đều thích, đều thuộc. Mỗi người có sự cảm thụ khác nhau về cái hay của bài ca dao độc đáo này. Dưới đây xin được góp thêm một cách cảm nhận về bài ca dao Thằng Bờm.

Bài ca dao ra đời trong xã hội phong kiến, phản ánh những mâu thuẫn giữa bọn địa chủ bóc lột và người nông dân nghèo khổ. Và Thằng Bờm không thể hiểu đơn giản là một đứa bé nhà quê mà là hình ảnh tượng trưng cho cách ứng xử của người nông dân xưa với bọn phú ông gian xảo. Thằng Bờm mang dáng dấp một truyên ngụ ngôn, chứa đựng triết lí sống của người nông dân trong xã hội phong kiến.

Ngày ấy,giai cấp thống trị, bóc lột luôn xem người nông dân khờ dại và ngu dốt, rất dễ bị bắt nạt, lừa gạt. Nhưng qua bài Thằng Bờm, cha ông ta đã minh chứng cho điều ngược lại. Họ có thể là thiếu tiền, thiếu học nhưng không hề thiếu vốn sống, thiếu sự khôn ngoan, thông minh trong ứng xử với bọn Phú ông.

Đọc Thằng Bờm ta như nghe một câu chuyện vui đầy kịch tính.

Nói đến Thằng Bờm, ta dễ liên tưởng đến một đứa bé con nhà nông dân , một đứa bé hồn nhiên chất phác. Thằng bé chỉ có một món tài sản thô sơ, quê mùa, chỉ là cái quạt mo, nhưng là thứ cần thiết và đắc dụng trong mùa hè. Trẻ em khi đọc bài này, nhiều em cứ ngỡ cái quạt ấy là cái quạt thần, quí báu lắm. Nhưng thật ra, đó chỉ là cái quạt mo cau bình thường - mà mo cau thì rụng đầy đường làng ngõ xóm. Rất dễ dàng làm cái quạt mo nếu chịu bỏ ra chút công sức. Nhưng Phú ông thì muốn có mà không muốn bỏ ra công sức. Bọn chúng có muốn chừa cho người nghèo cái thứ gì! Hành động xin đổi của phú ông chính là thực hiên âm mưu chiếm đoạt ấy.

Hãy thử tưởng tượng, trong một buổi trưa oi nồng, thằng Bờm ngồi phe phẩy quạt mo dưới bóng tre xanh, thật mát mẻ và khoan khoái! Tình cờ lão Phú ông đi ngang, và thấy, và thèm muốn cái quạt , thế là lão nảy ra ý định chiếm lấy cái quạt của thằng bé. Chắc lão nghĩ rằng , lừa một thằng bé mà có khó gì. Lão đã chẳng lừa được bao nhiêu người khôn ngoan khác trong đời lão rồi đấy thôi. Vậy là lão lên tiếng :

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Phú ông đã dùng vật chất để dụ dỗ lòng tham của Bờm. Hắn quá biết rằng “Dưới cái mồi thơm tất có con cá chết”. Nhưng rồi hắn ngỡ ngàng. Thằng Bờm đâu dễ bị lừa gạt. Cái mồi thơm “Ba bò chín trâu” ấy không làm Bờm mê đắm. Nó cũng học được lời răn dạy cuả cha ông, đừng nên “thả mồi bắt bóng”. Vì thế Bờm đã lắc đầu và trả lời bằng một câu nói nhỏ nhẹ mà dứt khoát:

Bờm rằng : Bờm chẳng lấy trâu.

Lão Phú ông chắc đã tưng hửng vì bất ngờ. Nhưng lão đâu có chịu thua, lão khôn róc đời, không dụ được cái này, thì ta dụ cái khác, thế nào mà chẳng có cái làm thằng bé mê tít:

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.

Nhưng rồi sau bốn lần thả câu, món mồi cứ thay đổi ngày càng ít hơn nhưng cụ thể hơn, thiết thực hơn mà thằng Bờm vẫn thản nhiên lắc đầu:
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi

Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mồi .
Hãy tưởng tượng cái vẻ ung dung, có dáng bề trên của Bờm và cái vẻ xun xoe, ngon ngọt của kẻ dưới là phú ông mà thấy hả hê vì sự chín chắn, khôn ngoan của nó. Phú ông lúc này vẫn kiên nhẫn ,vẫn nhún nhường, nài nỉ, xin đổi cho bằng được cái quạt mo.

Ở đây đã có sự đổi vai, Thằng Bờm nghèo khổ đang đứng trên mà chọn lựa mà quyết định cái mình muốn, nó có quyền lắc đầu từ chối, có quyền cho lão nhà giàu một bài học cay đắng : Không phải có tiền là mua được tất cả. Tưởng tượng đến cái mặt tiu nghỉu vì thất bại của hắn mà xem, thật đáng thương hại!

Rõ ràng Bờm đâu có ngu ngốc. Nó không đổi cái quạt mo nhỏ bé mà nó đang có, đang hiện hữu trên tay, lấy cái lớn hơn, quí giá hơn mà xa ngoài tầm tay bởi vì nó học được bài học của cha ông “ Tham thì thâm”.

Thế là sau bốn lần xin đổi, Phú ông cũng không thể gạt được thằng Bờm. Lần này lão khôn ngoan hơn, lão chuyển sang xin đổi một thứ thiết thực, cụ thể hơn đối với nó:

Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.

Nụ cười của Bờm mới đẹp làm sao. Xin đừng nghĩ rằng mọi việc đã ngã ngũ, Bờm đã đồng ý chịu đổi. Bờm chỉ cười thôi mà.

Bờm cười .Nụ cười ấy chứa đựng điều gì? Phải chăng Bờm thú vị vì đã dồn ép được lão Phú ông . Không cho hắn nói những điều dối trá thường ngày, phải trở về với cách nói chân thật của người nông dân. Phải trả sự vật trở về với giá trị thật của nó. Cái quạt mo chỉ đáng giá với cái nắm xôi. Đó là sự trả giá nghiêm túc và sòng phẳng, có thể chấp nhận được.

Xin hãy đọc lại bài ca dao:

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng : Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.

Xin hãy giữ lại nụ cười của thằng Bờm trong tâm hồn chúng ta để mà hả hê, mà thán phục, mà quí trọng một bài học ngụ ngôn của cha ông ta gửi cho con cháu đời sau qua bài Thằng Bờm: Hãy sống đơn giản và chân thật, đừng tham lam thả mồi bắt bóng mà bị bọn gian ác, xấu xa lừa gạt. Bài học ấy hẳn vẫn còn giá trị trong thời buổi kinh tế thị trường hôm nay!

Nguyễn Bá Phiếu

22 tháng 2 2017

hay lam! cam on nha

7 tháng 10 2017

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

7 tháng 10 2017

Với thể thơ lục bát truyền thống, bài ca dao là lời ru của người cha, người mẹ đối với con cái. Qua đó, khuyên nhủ chúng ta rằng phải biết ghi nhớ công ơn của cha mẹ.

Với hình ảnh so sánh quen thuộc công cha-núi ngất trời, nhĩa mẹ-nước mẹ-nước ngoài biển Đông, 2 câu ca dao đầu nhằm khẳng định công cha, nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao, cao rộng.''Núi ngất trời, ''nước ngoài biển Đông'' là những hình ảnh biểu tượng cho sự cao lớn vĩnh hằng, bất diệt của tự nhiên. Những hình ảnh ấy kg đong, đo , đếm được. Chỉ có nhứng hình ảnh này mới có thể sánh với công ơn sinh thành, nuôi dưỡng con cái của mẹ , của cha. Ćch so sánh ấy vừa chính xác, vừa có sức gợi cảm, phù hợp với cách nghĩ của người phương Đông.

Sang câu thứ 3, hình ảnh núi, biển được liệt lại 1 lần nhằm nhấn mạnh công lao to lớn của cha mẹ. Qua đó, tác giả dân gian muốn nhắc nhở chúng ta rằng cần biết ghi lòng tạc dạ công lao trời bể ấy. Câu ca dao cuối của bài ca dao là 1 lời khuyên hết sức bổ ích cho mỗi chúng ta. Cha mẹ vất vả nhiều bề sinh ra mỗi chúng ta, nuôi chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Vì vậy, mỗi chúng ta cần làm tròn bổn phận kẻ làm con với cha mẹ.

Ngôn ngươ bài ca dao có âmđiệu ngọt ngào của lời rukhiến bài ca dao dễ đi vào lòng người đọc

11 tháng 1 2018

giup minh nhe minh can ngap

5 tháng 10 2018

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào cùa mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,

Nglũa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !”

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nglũa me”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ đươc so sánh với “ nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe  sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao

“Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biểnĐông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ

“Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, ...

5 tháng 10 2018

Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh”

... vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy tliáng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương cùa mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ”, đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi !” thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc; nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

19 tháng 4 2017

Tổng 2 đáy là

235x2=470(m)

Chiều cao là

235x4/5=188(m)

Diện tích là

470x188:2=44180(m2)

Diện tích để đào ao là

44180x75%=33135(m2)

Diện tích để trồng trọt là

44180-33135=11045(m2)

Đáp số: 11045 m2

18 tháng 7 2017

Thiếu đề rồi bạn ơi

14 tháng 4 2016

mình sẽ giả dc

17 tháng 8 2017
Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta năm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

+ Hình ảnh nhân vật ta xuất hiện mỗi lần một tâm thế khác nhau : lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc. + Qua những hình ảnh đó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, nhà thơ như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng. - Nhận xét về sự so sánh. Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiếu êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ. Em có thể tham khảo đoạn văn sau của Vũ Dương Quỹ: “Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hóa thành những vât dụng của con người, gần gũi thân thương với con người. Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút, xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hóa thân cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiều dịu êm”.

18 tháng 8 2017

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Trong đoạn thơ có 5 từ ‘ta’ và trải đều trong mỗi cặp lục – bát ; cứ sau mỗi cảnh đẹp được giới thiệu ở câu 6 thì chữ ta lại có mặt ở vị trí câu 8 tiếp chủ thể thưởng thức cái đẹp.

- Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta :

+ Hình ảnh nhân vật ta xuất hiện mỗi lần một tâm thế khác nhau : lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

+ Qua những hình ảnh đó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, nhà thơ như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng.

- Nhận xét về sự so sánh. Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiếu êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.
- Hình ảnh “ta ngâm thơ nhàn”:

+ Qua câu thơ ta hình dung Nguyễn Trãi đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình = > con người và thiên nhiên gắn bó hòa hợp với nhau. Thiên nhiên là người bạn tâm giao, người bạn tri kỉ của nhà thơ.

+ Không chỉ ở bài thơ này, mà ở nhiều bài thơ khác của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng bắt gặp sự gắn bó và giao hòa như thế giữa thiên nhiên và nhà thơ: “Núi láng giềng, chim bầu bạn Mây khách khứa, nguyệt anh em”. “Có nằm hạc lặn nên bầu bạn Ấp ủ cùng ta làm cái con”.

- Con người nhà thơ : Qua đoạn thơ có thể hình dung Nguyễn Trãi là con người có tình yêu thiên nhiên say đắm, có phong thái ung dung, nhân cách cao nhã. Ông không màng danh lợi, xa lánh chốn bụi trần đua chen sống hòa mình với thiên nhiên.
Nhận xét: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt. Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.