Những vấn đề dưới đây gợi cho em những suy nghĩ gì ? viết ra những suy nghĩ đó.
có ai giúp mk vs
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập và noi theo. Ở con người của Bác, ta học được rất nhiều điều, đặc biệt là đức tính giản dị. Đời sống của Bác giản dị như thế nào, tất cả chúng ta đều biết. Bác rất giản dị trong đời sống sinh hoạt. Bữa cơm của Bác chỉ có vài ba món giản đơn. Khi ăn, Bác không để rơi vãi hột cơm nào. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Cái nhà sàn của Bác tuy chỉ vẻn vẹn có vài ba phòng nhưng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Trong quan hệ với mọi người, Bác cũng rất giản dị. Tuy bận rộn, nhưng Người vẫn luôn dành thời gian để nói chuyện với các cháu thiếu nhi, viết thư cho một đồng chí hay đi thăm nhà tập thể của công nhân,… Trong lời nói và bài viết, Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình, bởi Bác muốn mọi người hiểu được, nhớ được, làm được. Bác đã để lại rất nhiều chân lý như: “Không có gì quý hôn độc lập, tự do”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, “Thành công, thành công, đại thành công”,… Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Bác là một tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Là học sinh, em sẽ cố gắng noi theo những phẩm chất quý báu của Người, để sau này trở thành người công dân có ích cho xã hội.
ức ảnh miêu tả vô cùng rõ nét hình ảnh ngời mẹ đang chật vật đẩy xe dưới mưa tầm tã, nước ngập ngang chân. Điều đáng nói chính là trên chiếc xe ấy có con trai, một thanh niên trẻ tuổi đang ngồi và được bọc kỹ càng dưới cái áo mưa thân không dính một hạt nước.
Một bức ảnh mẹ đón con đi học về tưởng chừng bình thường nhưng thực chất đang tố cáo sự tiêu cực trong nhân phẩm của bạn trẻ trong tấm ảnh nói riêng và giới trẻ nói chung: Sự dựa dẫm, thiếu tính tự lập.
Ỷ lại, một thói quen thường gặp hay cụ thể hơn là những bạn trẻ Việt. Ỷ lại, tức sống bám, sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần có của một người. Nếu bạn cảm thấy quen với việc có người luôn sẵn lòng giải quyết mọi vấn đề cho mình, thấy khó chịu khi thiếu sự chăm lo từng ly từng tí của người thân hay thích thú trước những cái được bày sẵn trước mắt, điều đó có nghĩa là bạn đã mắc bệnh sống dựa, sống bám. Hay nói một cách tổng quát, ỷ lại là sống nhờ vả vào người khác, cảm thấy khó khăn, luôn né tránh việc “tự lực cánh sinh”.
Có một sự khác biệt ở thế hệ trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ của các nước bạn, đó là khi ở tuổi 18, họ đã phải chuyển ra ngoài sống tự lập thì ở nước ta, thanh niên 23-24 tuổi vẫn ngồi ở nhà ngửa tay xin tiền bố mẹ là chuyện thường.
Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa con đi học, đến giờ về lại đón mặc cho con mình đã là học sinh cấp ba hay sinh viên đại học.
Ở nhà lại xuất hiện hình ảnh mẹ dọn dẹp phòng ốc cho con cái, giặt giũ, phơi phóng. Bố thì luôn miệng nhắc con học bài và đáp lại là đứa con “bảo bố” con đang bận chơi, hưởng thụ.
Lại nói đến ở trên trường, giáo viên đọc, học sinh chép, Toán thì làm theo bài mẫu, Văn thì không có dàn ý – mười bài giống như một, không có sáng tạo, không một chút tư duy…
Tất cả những điều trên chính là bức tranh toàn cảnh về những mầm non tương lai của đất nước mà bức tranh trên chỉ là một mảnh ghép nhỏ.
Vậy còn đâu một tương lai của một dân tộc khi con người không thể tự lập, tự lo cho chính bản thân mình? Sự ỷ lại tạo ra lớp thanh niên lười nhác, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống, luôn rụt rè, nhút nhát. Không những thế ỷ lại còn bào mòn cả trí thông minh, sáng tạo của những cá nhân vốn tràn đầy nhiệt huyết, sự mới mẻ của tuổi trẻ.
Vậy nguyên nhân của thói xấu ấy là ở đâu? Kỳ lạ thay nói lại xuất phát từ tình thương, niềm hy vọng. Cha mẹ quá yêu con, xót con nên “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, không dám cho con tiếp xúc với đời, sợ con vấp ngã mà bao bọc con thật kỹ dưới đôi cánh của mình.
Nhưng một sai lầm mà bậc phụ huynh không nhận ra đó là họ đã vô tình ngăn cản sự trưởng thành, phát triển của con mình khiến chúng trở nên nhút nhát, hướng nội, hình thành tâm lý trông đợi ở người khác.
Sau này khi ra đời chúng sẽ không tránh được sự bỡ ngỡ, hoảng sợ trước cuộc sống quá sức bấp bênh do chúng tựa như cây dương xỉ sống bám cây cổ thụ. Một khi cổ thụ già yếu như cha mẹ có lúc không trụ vững nữa thì dương xỉ cũng khó mà tồn tại.
Lại nói đến ở trường do chạy theo thành tích, điểm cao mà vô tình tạo ra phương pháp “học vẹt”, “học tủ”. Đây chính là sự giết chết tri thức, tạo ra vỏ ngoài hào nhoáng nhưng bên trong mục ruỗng. Đây cũng là một trong những lý do mà hiệu quả làm việc nhóm của người Việt luôn thấp.
Người này ỷ lại người kia, người kia dựa kẻ nọ tạo ra phản ứng dây chuyền để tất cả đều sụp đổ. Cũng không thể hoàn toàn do bố mẹ và thầy cô mà còn ở chính những con người trẻ tuổi lười nhác, luôn lợi dụng sự quan tâm của mọi người để trốn tránh trách nhiệm, thiếu tinh thần cầu tiến, thiếu đam mê và ước mơ.
Đó là tất cả những gì đang kìm hãm sự tiến bộ của thế hệ trẻ Việt hiện tại. Một minh chứng cụ thể là thay vì đứng xuống phụ mẹ để xe có thể đi nhanh hơn thì cậu thanh niên cao lớn lại để mẹ ốm yếu đẩy xe còn mình thì ung dung ngồi sau. Điều này vừa khiến bản thân mình bị người khác chê cười, xem thường vừa thể hiện một nhân cách dựa dẫm “bám váy mẹ”. Trong khi ở cái tuổi đó đáng lẽ phải chở mẹ đi chứ không phải ngồi co ro trú mưa như thế.
Để cải thiện liệu có còn kịp! Không có gì là không thể nhưng cần có quyết tâm. Trước hết là ở chính các bạn trẻ, phải có tính tự giác, tự phụ giúp cha mẹ, tự làm việc của chính mình. Thoát ra khỏi cuộc sống khuôn mẫu, sự áp đặt để thoát ra khỏi cuộc sống ăn bám, nhàm chán, tạo cho bản thân một hình tượng tự lập “Đầu đội trời, chân đạp đất”.
Về cha mẹ thì nên nới vòng tay để con mình có thể thỏa sức vươn đôi cánh ra ngoài, để chúng bước đi, tự đứng lên khi ngã, dạy cho chúng kỹ năng sống, đẩy chúng ra đời, tự sống, tự sinh tồn.
Nhà trường thì nên bỏ việc giải đáp mọi thắc mắc của học sinh, thay vào đó nên để học sinh tự tìm hiểu, khám phá, khơi dậy trong trong chúng sự tò mò, đam mê để tự thấy hứng thú và có động lực để làm tốt. Theo phương châm: Không có người giúp thì sẽ chẳng có kẻ nhờ, khi chúng thiếu cần, chúng ta có thể cho họ mượn cần để tự câu một con cá.
Thay đổi phương pháp giáo dục là biện pháp tốt nhất để thay đổi các thói quen ỷ lại trước khi chúng cắm rễ vào giới trẻ. Đây là công cuộc cần sự hỗ trợ của tất cả mọi người, của toàn xã hội vì một tương lai tươi đẹp của toàn đất nước.
Tóm lại, thói xấu ăn bám vào gia đình, thầy cô là vấn nạn cấp thiết được xử lý ở nước ta. Nên cha mẹ đừng vì tình cảm của mình mà lỡ tay làm hại con cái. Đừng vì thành tích ảo mà phá vỡ trí tưởng tượng của mầm non đất nước. Và quan trọng nhất, đừng vì biếng nhác mà làm hỏng tương lai.
Vì giúp Tổ quốc vươn lên, theo kịp các nước bạn, mỗi người dân cần có trách nhiệm đẩy lùi thói ỷ lại, phòng ngừa việc sống bám, đừng là cây dương xỉ mà hãy là một gốc cổ thụ.
- hình 17.1: Khí thải ở một khu liên hiệp hóa dầu làm mù mịt cả bầu trời, thải ra nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm không khí, gây ra mưa axit.
- hình 17.2: cây cối chết khô vì mưa axit
ích lợi của lối sống giản dị
với bản thân: được mọi người yêu mến tôn trọng tiết kiệm được thời gian của cải nhờ đó có thể đầu tư và nhiều công việc tốt hơn không phức tạp hóa vấn đề dễ hòa nhập hòa đồng với cộng đồng xã hội
Với gia đình góp phần làm nên xã hội văn minh
Với xã hội làm cho xã hội ngày một giàu đẹp hơn vì tiết kiệm được thời gian của phải đầu tư vào công việc cho nhà nước
Đó là ý kiến của mình mong bạn ủng hộ
Giản dị bao giờ cũng đẹp. Nhưng đừng làm quá trở thành xềng xoàng. Giản đị có nhiều tính cách, cách ăn mặc, ăn uống, nói năng, phong cách sống. Nhiều người ăn mặc nhìn rất đẹp rất giản dị nhưng thực ra từ đôi giày, bóp, đồng hổ, quần áo gần cả chục triệu bạc , đó cũng là 1 phong cách giản dị nhưng lịch lãm. Còn tùy theo nhận thức của từng người. Người giản dị ít gây được sự chú ý của người khác nhưng chính họ là người lại được nhiều thiện cảm nhất.
- Những bài thơ, bài hát viết về con sông quê hương:
Sông quê em và sông quê anh - Nghi Lâm; Ráng chiều - Lâm Bình; Bài thơ: Nhớ sông quê - Hoàng Minh Tuấn; Khúc hát dòng sông - Phan Thu Hà. Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh....
- Dòng sông quê hương - dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.
- Những bài thơ viết về đề tài mùa thu: Sang thu – Hữu Thỉnh, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Gió thu – Tản Đà, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Tức cảnh chiều thu – Bà Huyện Thanh Quan,...
- Cảm xúc về mùa thu: Bốn mùa trong năm, có lẽ mùa thu là khoảng thời gian mà gợi cho con người nhiều cảm xúc khó tả.Đấy là mùa của lá vàng rơi và những đám mây trắng trôi lững lờ trên nền trời trong xanh.Mùa của tuổi thơ với tiếng cười vui nhộn bên chiếc lồng đèn ông sao, cá chép đỏ hồng.Làm sao quên, buổi tựu trường bắt đầu năm học mới, chúng ta đi trong ánh nắng mùa thu.Mẹ dẫn con bước qua cánh cổng trường để bước vào “Thế giới diệu kì”. Không như mùa xuân tươi thắm, mùa hạ rộn ràng, tưng bừng, mùa thu mang vẻ đẹp dịu dàng, êm đềm thơ mộng. Ôi, cảm ơn mùa thu mát mẻ gợi trong lòng người cảm giác bình yên giữa nhịp sống ồn ào hối hả.
Phương pháp giải:
Liên hệ với những kiến thức bên ngoài đã tìm hiểu, học, hay đọc.
Lời giải chi tiết:
Những bài thơ viết về đất nước:
Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi
Quê hương – Đỗ Trung Quân
Về làng – Nguyễn Duy
Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Quê hương – Tế Hanh
Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh
Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa
Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên
Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp ngã, nơi có những kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp gợi nhớ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.
Những bài thơ viết về đất nước:
Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi
Quê hương – Đỗ Trung Quân
Về làng – Nguyễn Duy
Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Quê hương – Tế Hanh
Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh
Thơ tình người lính biển – Trần Đăn Khoa
Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên
Những bài thơ đó làm cho ta gợi nhớ nơi mình sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi có những thứ quen thuộc gắn bó khăng khít, nơi mà dang đôi tay đón ta, ôm ta, vỗ về ta mỗi khi ta vấp gã, nơi có những kỉ niệm, kí ức về tuổi thơ. Không chỉ giúp ta gợi nhờ mà còn giúp ta tự hào về một đất nước nghìn năm văn hiến, một đất nước phong phú, sống động, đẹp đẽ với muôn màu muôn vẻ, giàu tình yêu thương con người.
Hình tượng Thánh Gióng gợi cho em những suy nghĩ về trách nghiệm của thế hệ trẻ Việt Năm hiện nay chúng ta cần phải tích cực rèn luyện sức khỏe cả về thể chất và tinh thần để trở thành hậu phương vững chắc bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời bên cạnh sự bảo vệ chúng ta phải có trách nghiệm giúp đất nước phát triển mạnh mẽ và bền vững.
vấn đề nào vậy bạn?
bài đức tính của bác hồ ask bn